2.2.3 .Một số đặc điểm của tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.3. Các lý thuyết liên quan
2.3.1. Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
Mục tiêu của nhà sản xuất nói chung hay của các doanh nghiệp nói riêng là tối đa hóa lợi nhuận. Họ sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ để có được càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Để tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp quan tâm đến doanh thu và chi phí đầu vào.
Ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa với chi phí đầu tư thấp, sản xuất nhỏ lẽ nên việc quản lý tiết kiệm chi phí đầu vào quyết định lợi nhuận, để sản xuất kinh doanh hiệu quả thì vốn là một phần quan trọng; các doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn vốn từ nhiều nguồn sao cho tối ưu hóa chi phí.
2.3.2. Lý thuyết về tín dụng ngân hàng: Lý thuyết về bảo đảm tiền vay
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay các ngân hàng để tồn tại và phát triển cần phải có phương án kinh doanh hợp lý trong đó an tồn tín dụng là một vấn đề được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Nguồn vốn của các ngân hàng thương mại cần được sử dụng hiệu quả và được đảm bảo, vì vậy các ngân hàng khi cho vay rất thận trọng, họ có những điều kiện ràng buộc sao cho có thể thu hồi và bảo toàn nguồn vốn.
Theo Huỳnh Kim Tri (2009), trong tình hình kinh tế hiện nay các chủ trương của chính phủ về tái cơ cấu ngân hàng, doanh nghiệp và các chính sách tiền tệ thận trọng tác động đến các ngân hàng thương mại, các biện pháp an tồn và nâng cao chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu, nên biện pháp tài sản đảm bảo được coi trọng để đề phòng các rủi ro tín dụng.
2.3.3. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng của thị trường tín dụng doanh nghiệp nghiệp
Theo Hoài, Kiều & Du (2005) hoạt động tín dụng ở Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu cao ngoài các nguyên nhân như khủng hoảng kinh tế, thiên tai… thì ngun nhân chính là do thơng tin bất cân xứng, các ngân hàng khơng có đầy đủ thơng tin về khách hàng mặc dù phía ngân hàng đã có các biện pháp thẩm định tài sản, phương
án kinh doanh nhưng cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu quả nên đã để khách khàng che đậy thông tin dẫn đến ngân hàng cho vay các dự án rủi ro cao.
Lamberte (1995) cũng đã nói về rủi ro đạo đức và sự lựa chọn bất lợi khi người đi vay biết rõ rủi ro của mình nhưng phía cho vay lại không thể biết hết rủi ro do thông tin bất cân xứng của thị trường tín dụng.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì thơng tin bất cân xứng càng cao do các doanh nghiệp này hoạt động với quy mô nhỏ, sổ sách kế tốn thường khơng minh bạch, mơi trường pháp lý và chế độ kế tốn của nước ta đang hồn thiện vì vậy tính minh bạch trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cung cấp nhiều khi chưa đủ tin cậy theo quy chế cho vay dẫn tới ngân hàng rất khó xác định khách hàng tốt. Thông tin bất cân xứng thường gây thiệt hại cho phía ngân hàng nên khi xét các khoản vay, để đảm bảo an toàn các ngân hàng địi hỏi tài sản đảm bảo cho món vay rất cao.
2.4. Các nghiên về tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm ở một số nước
Nghiên cứu củaLamberte (1995) về nguyên nhân các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận tín dụng ngân hàng trong đó có nêu do các ngân hàng lớn với chi phí quản lý lớn họ né tránh cho vay các khoản vay nhỏ vì khơng đủ bù chi phí và tốn nhiều thời gian, họ tìm kiếm các doanh nghiệp lớn với những khoản vay lớn. Ngồi ra thơng tin bất cân xứng của các doanh nghiệp nhỏ cũng là nguyên nhân quan trọng, do các doanh nghiệp nhỏ ít minh bạch trong sổ sách, chứng từ, có những doanh nghiệp họ thu chi ngồi sổ sách nên chỉ có họ mới nắm rõ năng lực thật sự của doanh nghiệp cịn phía ngân hàng rất khó kiểm sốt.
Nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp tư nhân ở đồng bằng sông Cửu Long (Võ Thành Danh, 2007) cho kết quả tín dụng ngân hàng hướng đến khu vực kinh tế tư nhân và các hộ cá thể ngày càng nhiều nhưng mức độ đáp ứng chỉ khoảng 82%. Nghiên cứu đã kết luận các nhân tố: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tổng vốn chủ sở hữu và mức độ tín nhiệm của ngân hàng ảnh hưởng đến số tiền
được vay của doanh nghiệp; các yếu tố tổng tài sản, lãi vay ngân hàng, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ngoài ngân hàng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tư nhân ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế (Hà Diệu Thương & Nguyễn Thị Thu Ngà, 2014) đã cho thấy kết quả khảo sát 145 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong đó chỉ có 35% doanh nghiệp nghiên cứu được vay vốn ngân hàng, 65% doanh nghiệp cịn lại khơng thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi theo cẩm nang tín dụng của VietcomBank, mơ hình 5C: năng lực-luồng tiền dự tính trả nợ, cấu trúc vốn, tài sản thếchấp, thái độ - sự thể hiện của khách hàng và các điều kiện kháccũng như kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn để chấm điểm các doanh nghiệp. Tác giả đã phát ra 200 bảng câu hỏi và thu về 145 phiếu hợp lệ, dùng mơ hình phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) và mơ hình hồi quy Binary Logistic để phân tích và chỉ ra 7 nhân tố thuộc nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu: Năng lực doanh nghiệp, phương án kinh doanh, bối cảnh kinh tế, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, hệ số thanh toán nhanh, nợ quá hạn và hiệu quả sử dụng tài sản. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp từ phía doanh nghiệp như minh bạch trong sách kế toán, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, phía ngân hàng cũng nên có những chính sách cho doanh nghiệp, hoàn thiện quy trình thẩm định, nới lỏng các nghiệp vụ vay và giám sát doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích đểgóp phần nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Suy thối tồn cầu tác động các chính sách tiền tệ của nhà nước ảnh hưởng đến doanh nghiệp và khả năng tiếp cận vốn, lãi suất và điều kiện vay cũng là thách thức của các doanh nghiệp. Trong tình hình kinh tế suy thối, hàng loạt doanh nghiệp rơi tình cảnh khó khăn trong khí đó chính sách tiền tệ của nhà nước không rõ ràng đẩy lãi suất lên cao làm cho doanh nghiệp càng khó khăn hơn, hàng loạt các
doanh nghiệp phá sản làm cho các ngân hàng cho vay những khoản nợ cũng rơi vào thế khó nên càng siết chặt tín dụng và điều kiện tài sản đảm bảo được quan tâm nhất (Nguyễn Ngọc Sơn& Lê Quốc Hội, 2009)
Phạm Ngọc Long (2015) nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cộng đồng kinh tế các nước Asian cho rằng khả năng tiếp cận vốn vay và vay được vốn của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ tiếp cận vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa cịn rất thấp ngun nhân do trình trạng nợ xấu tăng, tài sản đảm bảo khó khăn. Đến tháng 05/2014 tỷ trọng dư nợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ chiếm 25% tổng dư nợ, tỷ lệ doanh nghiệp được vay vốn từ bảo lãnh của ngân hàng Phát Triển còn rất thấp, tỷ lệ rủi ro bảo lãnh cao nên 3 năm gần đây khơng có doanh nghiệp nhỏ và vừa nào được bảo lãnh vay, lãi vay của các ngân hàng đã giảm nhưng vẫn còn chậm, các doanh nghiệp chưa được tái cơ cấu càng khó tiếp cận vốn vay. Nghiên cứu cũng nêunguyên nhân khó tiếp cận vốn vay từ phía doanh nghiệp: sự lúng túng, doanh nghiệp vừa và nhỏ thua kém về chất lượng và năng lực cạnh tranh với các khu vực doanh nghiệp khác, lợi nhuận trước thuế thấp, chậm trể trong việc tháo gỡ khó khăn về thị trường, đất đai, vốn hoạt động, công nghệ, đào tạo và quản lý. Các ngân hàng thương mại còn bảo thủ siết chặt trong việc cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách mới về bảo lãnh tín dụng cịn chậm, lãi suất có giảm nhưng vẫn cịn cao so với lợi nhuận của các doanh nghiệp, còn xem trọng các khách hàng quen thuộc, khách hàng VIP nên không chú trọng các doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Ngồi ra cịn có ngun nhân từ phía các bộ ngành liên quan khác khi triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đồng bộ, hoạt động giúp đỡ hỗ trợ của cơ quan quản lý và hiệp hội doanh nghiệp có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chậm trễ tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế và cải cách thể chế.
Nghiên cứu của t rk và Mrkaic (2014) tập trung phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực đồng Euro trong thời gian qua, thông qua việc trả lời các câu hỏi: Liệu rằng rủi ro
của các ngân hàng và/hoặc tình hình tài chính của người đi vay sẽ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp? Bên cạnh đó, việc đưa ra các khoản trợ cấp có thể góp phần cải thiện tiếp cận tín dụng, giúp nới lỏng hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp đi vay hay không?Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng rủi ro của các ngân hàng và tình hình tài chính của người đi vay đóng vai trị quan trọng đến tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các khoản trợ cấp có thể giúp nới lỏng hạn mức tín dụng của các doanh nghiệp đi vay, giúp cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Tăng chi phí lãi vay có tác động tiêu cực đến việc tiếp cận tín dụng của các nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ khủng hoảng tài chính và nợ cơng. Đối với phần còn lại của các quốc gia thuộc khu vực đồng Euro, sự thay đổi chi phí lãi vay khơng ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính của các doanh nhiệp nhỏ và vừa. Một sự gia tăng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản làm hạn chế tiếp cận tài chính đối với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, vừa và lớn. Quy mô doanh nghiệp và thời gian hoạt động của doanh nhiệp có mối quan hệ đồng biến với khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp.
Để phát triển tín dụng doanh nghiệp quy mô lớn cần phải cải tổ hệ thống ngân hàng tạo nên sự vững mạnh của các ngân hàng. Kinh nghiệm ở Singapore khi sáp nhập, hợp nhất, mua bán các ngân hàng, thành lập các công ty mua bán tài sản để tạo thế mạnh cho các ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam trong những năm gần đây chúng ta cũng đã từng bước thực hiện việc tai cơ cấu và sáp nhập các ngân hàng yếu kém, chính phủ cũng đã ra quyết định phê duyệt “Đề án tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” và đã từng bước thực hiện với một số kết quả nhất định.
Kinh nghiệm ở Đức với việc thành lập các tổ chức đảm bảotín dụng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi vay vốn ngân hàng và đồng thời giúp ngân hàng tránh rủi ro khi cho vay. Việt Nam cũng đã áp dụng khi chính phủ ban hành nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừaphát triển qua đó khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.