Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn thành phố bến tre (Trang 42)

2.2.3 .Một số đặc điểm của tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.2. Mơ hình nghiên cứu

3.2.1. Khung phân tích

Mơ hình nghiên cứu để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Bến Tre:

Đề tài chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay ngân hàng khơng xét đến các doanh nghiệp có nhu cầu vốn nhưng có thể tìm nguồn vốn từ người thân bạn bè khơng có nhu cầu vay ngân hàng. Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng chia làm 2 loại : có nộp đơn xin vay và khơng nộp đơn xin vay do thấy không đủ điều kiện (về tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh), doanh nghiệp không nộp đơn xin vay xếp vào doanh nghiệp khơng có khả năng tiếp cận tín dụng, doanh nghiệp có nộp đơn xin vay vốn ngân hàng có 3 trường hợp có thể xảy ra: bị từ chối là những doanh nghiệp khơng có khả năng tiếp cận tín dụng, cho vay nhưng ít hơn

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn ngân hàng

Bị từ chối Được cho vay

như đề nghị

Khơng có khả năng tiếp cận tín dụng

Có khả năng tiếp cận tín dụng

nhu cầu và cho vay bằng nhu cầu đều được xếp vào doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tín dụng.

Như vậy có 2 trường hợp khơng có khả năng tiếp cận tín dụng là có nhu cầu vốn ngân hàng nhưng khơng nộp đơn xin vay do thấy không đủ điều kiện và bị ngân hàng từ chối cho vay, ở luận văn này chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp bị ngân hàng từ chối cho vay, có 2 trường hợp có khả năng tiếp cận tín dụng là được cho vay theo nhu cầu và cho vay ít hơn nhu cầu.

3.2.2. Các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng

Khi doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn ngân hàng sẽ lựa chọn ngân hàng và nộp hồ sơ vay vốn, ngân hàng tiến hành tìm hiểu nhu cầu và năng lực của khách hàng thông qua thẩm định năng lực kinh doanh, tài sản đảm bảo, các quan hệ tín dụng trước đó và các yếu tố khác. Qua thu thập dữ liệu sơ cấp và phỏng vấn các nhà quản lý doanh nghiệp, ngân hàng có 11 yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp:

Doanh nghiệp:

1. Kinh nghiệm nhà quản lý 2. Vốn chủ sở hữu

3. Tổng tài sản 4. Doanh thu 5. Lợi nhuận Ngân hàng:

1. Số tiền doanh nghiệp muốn vay 2. Tỷ lệ tài sản đảm bảo 3. Lãi suất 4. Thời hạn vay 5. Kinh nghiệm cán bộ thẩm định.

6. Số lượng ngân hàng tiếp thị doanh nghiệp

Khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp

Giả thuyết nghiên cứu (các biến nghiên cứu): Bảng 3.1 Các biến nghiên cứu4

Biến Ký hiệu Đơn vị Dấu Ghi chú

Kinh nghiệp của nhà quản lý doanh nghiệp

KN_CDN Năm +

Chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp cận tín dụng.

Vốn chủ sở hữu VONCSH Tỷ đồng +

Vốn chủ sở hữu lớn, quy mô doanh nghiệp lớn đồng biến với việc tiếp cận tín dụng.

Tổng tài sản của

doanh nghiệp TONGTS Tỷ đồng +

Tổng tài sản lớn quy mơ doanh nghiệp lớn có quan hệ đồng biến với việc tiếp cận tín dụng.

Doanh thu DOANHTHU Tỷ đồng +

Doanh nghiệp có doanh thu càng lớn có quan hệ đồng biến với việc tiếp cận tín dụng.

Lợi nhuận LOINHUAN Tỷ đồng +

Doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ đồng biến với việc tiếp cận tín dụng.

Số tiền muốn vay

SOTIENMUONVAY Tỷ đồng -

Số tiền muốn vay càng lớn thì điều kiện vay càng khó. Tỷ lệ tài sản đảm bảo TyleTSĐB TSĐB/SO TIENMUO NVAY + Tỷ lệ tài sản đảm bảo tỷ lệ thuận với việc tiếp cận tín dụng.

Thời hạn vay THOIHANVAY Tháng -

Thời hạn vay càng dài thì khó có khả năng tiếp cận tín dụng.

Lãi suất LAISUAT %/năm -

Lãi suất càng cao doanh nghiệp càng khó tiếp cận tín dụng do doanh nghiệp hoạt động khơng có lãi với lãi suất ngân hàng quá cao nên nghịch biến với việc tiếp cận tín dụng. Kinh nghiệm cán bộ thẩm định ngân hàng KNCBTĐ Năm - Số lượng NH tiếp thị vay SLNHTT + Có nhiều ngân hàng tiếp cận doanh nghiệp để tiếp thị sản phẩm vay thì doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận tín dụng nên biến này là đồng biến

Mô tả biến:

Biến phụ thuộc Y là khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Y có 2 giá trị là 0 và 1 trong đó:

+ Y có giá trị bằng 1: có khả năng tiếp cận tín dụng là doanh nghiệp nhỏ và vừa được cho vay vốn từ ngân hàng.

+ Y có giá trị bằng 0: khơng có khả năng tiếp cận tín dụng là doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ngân hàng từ chối cho vay vốn.

Biến độc lập kinh nghiệm nhà quản lý doanh nghiệp (KN_CDN) ghi nhận kinh nghiệm của nhà quản lý doanh nghiệp, khi chủ doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh thì khả năng tiếp cận tín dụng được nâng cao nên đây là một biến đồng biến với biến Y.

Biến độc lập vốn chủ sở hữu (VONCSH) ghi nhận vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, đồng biến với biến Y, khi vốn chủ sở hữu cao doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lớn có nhiều khả năng tiếp cận tín dụng hơn.

Biến độc lập tổng tài sản doanh nghiệp (TONGTAISAN) cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp, nếu tổng tài sản lớn thì quy mơ doanh nghiệp lớn vì vậy đồng biến với biến Y.

Biến độc lập doanh thu (DOANHTHU) cho biết doanh thu của doanh nghiệp, doanh thu của doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp kinh doanh tốt vì vậy đồng biến với biến Y.

Biến độc lập lợi nhuận (LOINHUAN)cho biết lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp đạt lợi nhuận càng cao là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả ảnh hưởng đồng biến đến khả năng tiếp cận tín dụng Y.

Biến độc lập số tiền muốn vay (SOTIENMUONVAY) cho biết số tiền doanh nghiệp có nhu cầu vay, biến này nghịch biến với biến Y do nếu số tiền muốn vay càng cao thì yêu cầu của ngân hàng càng khó do đó khả năng tiếp cận tín dụng thấp hơn.

Biến độc lập thời hạn vay (THOIHANVAY) cho biết thời hạn doanh nghiệp muốn vay vốn thường có các thời hạn vay ngắn hạn(12 tháng), trung hạn (12 tháng

đến 60 tháng) và dài hạn (trên 60 tháng), vì các ngân hàng muốn nhanh thu hồi vốn nên nếu thời hạn vay vốn càng dài thì điều kiện cho vay càng khó ví vậy biến này tỷ lệ nghịch với Y.

Biến độc lập lãi suất (LAISUAT) cho biết lãi suất cho vay, đối với các doanh nghiệp không được vay lãi suất thể hiện trên tờ trình vay vốn do các nhân viên tín dụng trình, đối với doanh nghiệp bị từ chối ngay khi nộp hồ sơ tác giả tham khảo ý kiến lãnh đạo ngân hàng để áp dụng lãi suất tại thời điểm nộp hồ sơ. Khi lãi suất cho vay tăng cao doanh nghiệp kinh doanh khó khăn và ngân hàng cũng thận trọng khi cho vay nên nghịch biến với Y.

Biến độc lập số lượng ngân hàng tiếp thị (SLNHTT) cho biết có bao nhiêu ngân hàng tiếp cận doanh nghiệp để tiếp thị các sản phẩm, biến này đồng biến với Y do có nhiều ngân hàng tiếp thị là doanh nghiệp hoạt động tốt và doanh nghiệp có nhiều lựa chọn một ngân hàng phù hợp cho mình.

Biến độc lập kinh nghiệm cán bộ thẩm định của ngân hàng (KNCBTĐ) cho biết thâm niên của cán bộ thẩm định của ngân hàng.

3.3 Mơ hình hồi quy logit

Mơ hình được sử dụng trong luận văn là mơ hình hồi quy logit với Y là biến phụ thuộc có giá trị nhị phân và X là biến độc lập :

Hay

Ta có : Logit(Y) = α + β1KN_CDN + β2VONCSH + β3TONGTS + β4DOANHTHU + β5LOINHUAN + β6TSĐB + β7SOTIENMUONVAY + β8TyleTSĐB + β9THOIHANVAY + β10LAISUAT + β11KNCBTĐ + β12SLNTTT

Biến phụ thuộc Y có 2 giá trị: Y = 1 nếu α +βX >0

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.Đặc điểm của các doanh nghiệp được khảo sát 4.1.1.Kinh nghiệm của nhà quản lý doanh nghiệp 4.1.1.Kinh nghiệm của nhà quản lý doanh nghiệp

Qua 131 doanh nghiệp được khảo sát, các nhà quản lý doanh nghiệp có số năm kinh nghiệm trung bình 6,8 năm, kinh nghiệm cao nhất là 27 năm và thấp nhất là 1 năm. Với số liệu thu thập từ 131 doanh nghiệp có 65 nhà quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm từ 1 đến 5 năm, 53 chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm từ 6 đến 10 năm và chỉ có 13 nhà quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm trên 10 năm, điều này cho thấy các nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có ít năm kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp do các doanh nghiệp này thường được thành lập ít năm, các nhà quản lý doanh nghiệp thường quản lý doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập.

Bảng 4.1: Tỷ trọng kinh nghiệm của nhà quản lý doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận tín dụng 5

Bảng 4.2 cho thấy trung bình kinh nghiệm của nhà quản lý các doanh nghiệp được vay vốn là 8,3 năm nhiều hơn kinh nghiệm trung bình của các nhà quản lý doanh nghiệp không được vay vốn là 4,6 năm, các doanh nghiệp có nhà quản lý có kinh nghiệm trên 10 năm đều được vay vốn, ta thấy các nhà quản lý càng có nhiều kinh nghiệm thì quản lý doanh nghiệp tốt hơn nên dễ tiếp cận tín dụng hơn.

KN_CDN Số doanh nghiệp Tỷ trọng

Từ 1 năm đến 5 năm 65 49,6%

Từ 6 năm đến 10 năm 53 40,4%

Trên 10 năm 13 10%

Bảng 4.2: Kinh nghiệm nhà quản lý doanh nghiệp với việc tiếp cận tín dụng6 Kết quả Số Kết quả Số DN Trung bình Kinh nghiệm Thấp nhất Cao nhất

Tiếp cận tín dụng 78 8,3 năm 1 năm 27 năm Khơng tiếp cận tín dụng 53 4,6 năm 1 năm 10 năm

4.1.2. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là vốn mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, với các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn chủ sở hữu thường thấp, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bến Tre là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ vốn chủ sở hữu phần lớn là dưới 10 tỷ đồng. Theo số liệu khảo sát thì nhóm các doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng có trung bình vốn chủ sở hữu cao hơn nhóm doanh nghiệp khơng được tiếp cận tín dụng, trung bình vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng là 4,31 tỷ đồng và nhóm khơng được tiếp cận tín dụng là 2,12 tỷ đồng.

Bảng 4.3: Vốn chủ sở hữu

4.1.3. Tổng tài sản của doanh nghiệp

Tổng tài sản là một trong những yếu tố quan trọng khi định giá doanh nghiệp, ta có Tổngtàisản=Nợphảitrả+vốnchủsởhữu, nó bao gồm tất cả giá trị tài sản hữu hình lẫn vơ hình, nợ phải trả và vốn của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp được khảo sát có tổng tài sản từ 0.3 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng, trong đó 53 doanh nghiệp khơng tiếp cận được tín dụng nằm trong nhóm 103 doanh nghiệp có tổng tài sản dưới 7 tỷ, có 28 doanh nghiệp có tổng tài sản trên 7 tỷ đều tiếp cận được tín dụng.

Kết quả Số doanh nghiệp Trung bình vốn chủ sở hữu

Tiếp cận tín dụng 78 4,31 tỷ đồng Khơng tiếp cận tín dụng 53 2,12 tỷ đồng

Tổng tài sản trung bình của nhóm doanh nghiệp tiếp cận tín dụng là 9,14 tỷ đồng cũng cao hơn nhóm doanh nghiệp khơng tiếp cận được tín dụng là 2,64 tỷ đồng.

Bảng 4.4: Tổng tài sản và khả năng tiếp cận tín dụng7 Đơn Đơn Tổng tài sản Số doanh nghiệp Doanh nghiệp không tiếp cận tín dụng Doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng Doanh nghiệp có Tổng tài sản từ 7 tỷ trở xuống 103 53 50 Doanh nghiệp có Tổng tài sản trên 7 tỷ 28 0 28 Tổng tài sản trung bình 131 2,64 tỷ đồng 9,14 tỷ đồng

4.1.4. Doanh thu của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp khảo sát có doanh thu từ 0.4 tỷ đến 48 tỷ, doanh thu trung bình là 7,01 tỷ trong khi doanh thu trung bình của nhóm doanh nghiệp khơng được tiếp cận tín dụng là 2,3 tỷ thấp hơn rất nhiều so với doanh thu trung bình của tổng số doanh nghiệp và doanh thu trung bình của nhóm được tiếp cận tín dụng là 10,19tỷ đồng. Kết quả cho thấy những doanh nghiệp có doanh thu cao có khả năng tiếp cận tín dụng tốt hơn những doanh nghiệp có doanh thu thấp.

Bảng 4.5: Doanh thu trung bình8

4.1.5. Lợi nhuận của doanh nghiệp

Trong nhóm các doanh nghiệp được khảo sát có 42 doanh nghiệp có lợi nhuận âm và 89 doanh nghiệp có lợi nhuận dương, tất cả các doanh nghiệp có lợi nhuận

Doanh thu trung bình nhóm được tiếp

cận tín dụng

Doanh thu trung bình các doanh nghiệp khảo sát

Doanh thu trung bình nhóm khơng được tiếp

cận tín dụng

âm đều khơng được vay vốn ngân hàng cho thấy lợi nhuận là một yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận tín dụng, các doanh nghiệp thua lỗ rất khó để tiếp cận tín dụng.

Bảng 4.6: Lợi nhuận và việc tiếp cận tín dụng9

Xét lợi nhuận trung bình của nhóm tiếp cận tín dụng và nhóm khơng được tiếp cận tín dụng ta thấy nhóm tiếp cận tín dụng có lợi nhuận trung bình cao hơn rất nhiều so với nhóm khơng tiếp cận được tín dụng, các doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng có giá trị lợi nhuận thấp nhất nhất là 0,2 tỷ và cao nhất là 4,7 tỷ trọng khi các doanh nghiệp khơng tiếp cận tín dụng dao động từ -0,9 tỷ đến 0,5 tỷ.

Bảng 4.7:Giá trị trung bình của lợi nhuận10

4.2. Tín dụng của các doanh nghiệp được khảo sát

Trên địa bàn thành phố Bến Tre đến năm 2015 có 16 ngân hàng: ngân hàng Nhà Nước quản lý chung, ngân hàng chính sách khơng cho vay doanh nghiệp, ngân hàng Phát Triển cho vay các doanh nghiệp lớn, 13 ngân hàng còn lại bao gồm: ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, ngân hàng Nam Á, DongABank, HDBank, Vietcombank, SacomBank, SCB, ACB, LienvietPostBank, BIDV, ViettinBank, KienLongBank, ngân hàng Xây Dựngđều cho vay doanh nghiệp với dư nợ doanh nghiệp trên 5.000 tỷ đồng. Số lượng ngân hàng trên địa bàn thành phố Bến Tre không nhiều tuy nhiên do số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

Lợi nhuận Tiếp cận

được tín dụng

Khơng tiếp cận được tín dụng

Lợi nhuận <0 0 42

Lợi nhuận >=0 78 11

Kết quả Giá trị trung bình Min max

Được tiếp cận tín dụng 1 tỷ 0,2 tỷ 4,7 tỷ Khơng được tiếp cận tín

cũng khơng nhiều cũng nên có sức cạnh tranh nhất định của các ngân hàng với các gói sản phẩm ưu đãi cho doanh nghiệp về lãi suất, tỷ lệ tài sản đảm bảo và các chính sách khác.

4.2.1. Lãi suất

Trong năm 2015 là năm giảm mạnh về lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay của các ngân hàng, do các ngân hàng đã dần phục hồi sau đợt khủng hoảng phải tái cơ cấu, sáp nhập từ 2010 -2014, ngân hàng Nhà Nước bắt đầu điều tiết giám sát các chính sách lãi suất đối với các ngân hàng, lãi suất cho vay doanh nghiệp dao động từ 7% đến 12% tuy nhiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó tiếp cận khung lãi suất thấp ở mức 7% và 8%. Qua 131 khảo sát chỉ có 13 doanh nghiệp được cho vay ở mức 8%, 47 doanh nghiệp vay ở mức 9%, 39 doanh nghiệp vay với lãi suất 10%, 24 doanh nghiệp vay ở lãi suất 11%, 8 doanh nghiệp vay ở mức lãi suất 12%; các doanh nghiệp vay ở mức lãi suất từ 12% do hợp đồng tín dụng của họ từ năm 2014 và đến nay chưa được điều chỉnh lãi suất, lãi suất trung bình vay doanh nghiệp là 9,7%/năm, đây cũng là lãi suất chấp nhận được đối với doanh nghiệp sau thời gian phải chịu mức lãi suất cho vay rất cao khoảng 14 đến 16%/năm. Trung bình lãi suất của nhóm được tiếp cận tín dụng và khơng được tiếp cận tín dụng là 9,8% và 9,6%, không chênh lệch bao nhiêu cho thấy lãi suất được các ngân hàng áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn.

Bảng 4.8: Lãi suất vay11

Lãi suất (%/năm) Tần số (doanh nghiệp) Tỷ trọng

8 13 9,9% 9 47 35,9% 10 39 29,8% 11 24 18,3% 12 8 6,1% Tổng cộng 131 100%

4.2.2. Tài sản đảm bảo và tỷ lệ tài sản đảm bảo

Trong số 131 doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận tín dụng thì có 9 doanh nghiệp khơng có tài sản đảm bảo và các doanh nghiệp này đều không tiếp cận được tín

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn thành phố bến tre (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)