Nội dung phân loại Số
doanh nghiệp Tỷ trọng
Loại hình kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân 284 50,3% Công ty trách nhiệm hữu hạn 253 44,7%
Công ty cổ phần 23 4% Khác (Cty nhà nước, hợp tác xã) 6 1% Lĩnh vực hoạt động Sản xuất 82 14,5% Thương mại, dịch vụ 311 55% Khác(Công nghiệp, giao
thông vận tải và xây dựng...)
173 30.5%
Số lượng lao động
Trên 200 lao động 11 2%
Trên 10 và dưới 200 lao động 213 37,6% Dưới 10 lao động 342 60,4% Quy mô vốn Trên 20 tỷ 11 2% Trên 5 và dưới 20 tỷ 127 22,4% Dưới 5 tỷ 428 75,6% Tổng 566 100%
Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bến Tre
Theo bảng 2.3 cho thấy doanh nghiệp ở thành phố Bến Tre chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp quy mô nhỏ với số vốn dưới 5 tỷ chiếm tỷ trọng cao lên đến 75,6% tổng số doanh nghiệp. Ngành thương mại dịch vụ chiếm đa số
với 55% tổng số doanh nghiệp, ngành sản suất chỉ chiếm 14,5%, các ngành còn lại chiếm 31,5%. Xét về loại hình doanh nghiệp thì chủ yếu là cơng ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân chiếm 537/566 doanh nghiệp của thành phố Bến Tre. Như vậy doanh nghiệp tại thành phố Bến Tre chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ quy mô lao động ít với số vốn khơng cao chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực thương mại dịch vụ chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn nên doanh nghiệp nhỏ và vừa là một phần quan trọng trong phát triển kinh tế của thành phố Bến Tre.
Với tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế của thành phố Bến Tre nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung, tỉnh cũng đã có những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thơng qua chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh giai đoạn 2011-2015 và chương trình hành động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2020 trong đó tỉnh đã ban hành các nhiều quyết định:
- Kế hoạch số 2774/KH-UBND ngày 14/7/2010 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết 22/NQ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV; Kế hoạch số 4091/KH-UBND ngày 19/9/2011 của UBND tỉnh về phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015 vào cuối năm 2012.
- Ngày 2/7/2012 UBND tỉnh Bến Tre đã có cơng văn số 2977/UBND-KTN về việc triển khai thực hiện các kiến nghị của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu triển khai thực hiện các công việc cụ thể cho các sở ban ngành hỗ trợ doanh nghiệp như giao cho quy ban cac huyện và thành phố Bến Tre thực hiện một cách đồng bộ các chính sách phối hợp với sở ban ngành để hỗ trợ doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có hướng dẫn thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để khuyến khích doanh nghiệp chủ động trong nghiên cứu khoa học và đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và sớm hoàn chỉnh hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia, rà soát thống nhất dữ liệu trong hệ thống từ Trung ương đến tỉnh; xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành liên quan để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh ban hành trong quý 3/2012; kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt đảm bảo hồn thành nhiệm vụ, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp doanh nghiệp tiếp cận đầy đủ các chính sách của Trung ương và địa phương để phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sở tài chính nghiên cứu sử dụng ngân sách tỉnh để tổ chức các chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp. Sở Cơng Thương có những chương trình hỗ trợ đưa mặt hàng thế mạnh của tỉnh là dừa và thủy sản vào chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm, hỗ trợ giúp các doanh nghiệp địa phương xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn và mới trên thế giới.
- Ngày 28/4/2016, Tỉnh ủy Bến Tre chính thức phát động chương trình “Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” trong cán bộ, nhân dân Bến Tre. Chương trình nhằm hỗ trợ người trẻ ham thích và muốn khởi nghiệp vì muốn thực hiện ước mơ để lại dấu ấn của bản thân hay tìm sự độc lập, thể hiện tính thách thức khó khăn, muốn làm ra nhiều tiền, muốn làm giàu; đặc biệt là muốn tự khẳng định mình, muốn góp sức trẻ tham gia phát triển kinh tế đất nước, giúp tạo việc làm cho xã hội.
Sau 5 năm thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tỉnh đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh như ban hành chính sách ưu đãi đầu tư; thực hiện cơ chế một cửa liên thơng; đẩy mạnh cải cách hành chính, với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhằm tạo mơi trường đầu tư thơng thống cũng như giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp để gắn kết các doanh nghiệp trong hoạt động; thực hiện chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp. Nhờ vậy, các doanh nghiệp trong tỉnh từng bước phát triển và hoạt động có hiệu quả trên các lĩnh vực, với số doanh nghiệp mới thành lập hàng năm tăng trên 25% so với năm trước liền kề. Doanh nghiệp cũng phục hồi và có bước phát triển khá tốt sau giai đoạn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, cụ thể là số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng qua từng năm. Riêng năm 2014 có 293 doanh nghiệp được thành lập mới, 6 tháng đầu
năm 2015 đăng ký thành lập mới được 108 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 412,1 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Theo dự báo, số lượng doanh nghiệp mới thành lập sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, do kinh tế có dấu hiệu phục hồi khá tốt, thị trường tiêu thụ hàng hóa dần ổn định và phát triển trở lại sau thời kỳ tiết kiệm và thắt chặt chi tiêu. Ngồi ra, loại hình kinh tế hợp tác cũng có tiến bộ, đã thành lập thêm một số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, nâng tổng số hợp tác xã toàn tỉnh lên 83, với tổng vốn điều lệ là 129,4 tỷ đồng, có 26.470 thành viên tham gia và thu hút trên 6.000 lao động. Ngoài sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp của Bến Tre còn xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng nhanh, đạt 624 triệu USD vào năm 2014, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 309,6 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ doanh nghiệp phát triển sản xuất, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nên các sản phẩm sản xuất tại tỉnh đã có mặt trên 77 quốc gia trên thế giới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giới thiệu, quảng bá sản phẩm cũng như con người, quê hương Bến Tre đến với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên doanh nghiệp ở Bến Tre da số vẫn là các doanh nghiệp nhỏ với sức cạnh tranh yếu chưa có nhiều doanh nghiệp lớn vững mạnh trên thị trường vì vậy tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn tiếp theo từ 2006 – 2020.
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Sơ đồ nghiên cứu
3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Sau khi xác định mục tiêu nghiên cứu là khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Bến Tre tác giả đã thực hiện việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 2 để xác định được 13 biến cần nghiên cứu và thu thập sơ bộ số liệu của 90 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn có nộp hồ sơ vay ở ngân hàng Đơng Á, Ngân hàng Á Châu và ngân hàng đầu tư và phát triển để tiến hành nghiên cứu sơ bộ.
Bằng việc phỏng vấn các nhà quản lý bằng phương pháp phỏng vấn riêng giám đốc của 90 doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu thập số liệu thứ cấp từ ngân hàng Nhà Nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn nhận thấy rằng có 2 biến khơng đủ độ tin cậy để khảo sát:
- Biến Số tiền được vay: biến này khơng có ý nghĩa vì tất cả các doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng đều có số tiền được vay bằng 0.
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Xác định các biến
Thu thập dữ liệu
Điều chỉnh
Nghiên cứu sơ bộ
Tổng hợp dữ liệu
Phân tích kết quả Xử lý dữ liệu (sử dụng phần
mềm stata12)
Viết báo cáo Nghiên cứu
- Biến Mục đích vay: biến này khơng có ý nghĩa vì tất cả các doanh nghiệp được phỏng vấn đều có mục đích vay phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc phát triển doanh nghiệp liên quan đến kinh doanh khơng có doanh nghiệp muốn vay để phục vụ mục đích khác.
Qua số liệu khảo sát, thu thập và đánh giá sơ bộ số liệu điều chỉnh lại thang đo của các biến và xác định 11 biến chính thức liên quan đến việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Bến Tre để tiến hành bước nghiên cứu chính thức.
3.1.1.2. Nghiên cứu chính thức
Sau khi nghiên cứu sơ bộ xác định được các biến chính thức, tác giả đã thực hiện khảo sát 131 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn bằng cách tiếp cận hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp ở 1 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và 2 ngân hàng thương mại cổ phần. Thông tin của các doanh nghiệp đươc lấy từ hồ sơ của 3 ngân hàng trên địa bàn thành phố Bến Tre: các hồ sơ xin vay vốn trong năm 2013, 2014 và sáu tháng đầu năm 2015 của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Bến Tre, ngân hàng Á Châu chi nhánh Bến Tre và ngân hàng Đông Á chi nhánh Bến Tre cùng với việc phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý một số doanh nghiệp.
Luận văn sử dụng phần mềm Stata 12 và chạy mơ hình hồi quy logit để phân tích các dữ liệu thu thập được từ đó rút ra kết quả và đưa ra các kiến nghị cho việc tiếp cận tín dụng trên địa bàn thành phố Bến Tre.
3.1.2. Phương pháp chọn mẫu
Đối tượng khảo sát trong đề tài này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn ngân hàng trên địa bàn thành phố Bến Tre nên mẫu được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên theo cụm từ các doanh nghiệp có nộp hồ sơ vay vốn tại 3 ngân hàng trên địa bàn thành phố được phân theo 2 nhóm: tiếp cận được tín dụng và khơng tiếp cận được tín dụng.
Ngồi việc lấy thơng tin sơ cấp từ các hồ sơ vay vốn tác giả đã tiến hành phỏng vấn riêng các nhà quản lý doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 90
giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn và 41 chủ doanh nghiệp để thu thập thêm các dữ liệu khác bằng phiếu khảo sát, phiếu khảo sát được thiết kế bao gồm những biến trong thang đo và các thông tin khác của doanh nghiệp cũng như về ý kiến cá nhân của các nhà quản lý doanh nghiệp về việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Về phía ngân hàng ý kiến của ban giám đốc ngân hàng được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 5 nhà lãnh đạo của 5 ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Á Châu, ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, ngân hàng phát triển thành phố Hồ Chí Minh, ngân hàng TMCP Sài Gịn và thơng qua ý kiến của các nhà lãnh đạo khác trong hội thảo đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp được ngân hàng Nhà Nước Bến Tre tổ chức vào tháng 08/2015, hội thảo giữa ngân hàng và doanh nghiệp có 80 doanh nghiệp và 15 ngân hàng trên địa bàn tham dự ký kết trực tiếp 6 hợp đồng vay vốn của trong đó có 4 hợp đồng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay với số tiền cho vay 9,6 tỷ đồng. Trong hội thảo này đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra của cả doanh nghiệp và ngân hàng, các lãnh đạo ngân hàng tỉnh giải đáp thắc mắc và tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp.
Kích cỡ mẫu: vì trên địa bàn thành phố Bến Tre chỉ có 556 doanh nghiệp nhỏ và vừa, với số lượng tổng thể nhỏ kích cỡ mẫu được tính theo cơng thức:
N : Số lượng tổng thể (N= 556) e : Sai số tiêu chuẩn (sai số là 10%)
n : cỡ mẫu
Áp dụng công thức trên cỡ mẫu tối thiểu là 85 mẫu nhưng tác giả đã thực hiện khảo sát 131 doanh nghiệp nhỏ và vừa với 78 doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng và 53 doanh nghiệp khơng tiếp cận được tín dụng để nâng cao độ tin cậy trong phân tích của luận văn này. Tấc cả các doanh nghiệp được chọn là toàn bộ doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn trong năm 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm
2015 ở 3 ngân hàng : ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, ngân hàng Đông Á, ngân hàng Á Châu.
3.2. Mơ hình nghiên cứu 3.2.1. Khung phân tích 3.2.1. Khung phân tích
Mơ hình nghiên cứu để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Bến Tre:
Đề tài chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay ngân hàng không xét đến các doanh nghiệp có nhu cầu vốn nhưng có thể tìm nguồn vốn từ người thân bạn bè khơng có nhu cầu vay ngân hàng. Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng chia làm 2 loại : có nộp đơn xin vay và khơng nộp đơn xin vay do thấy không đủ điều kiện (về tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh), doanh nghiệp không nộp đơn xin vay xếp vào doanh nghiệp khơng có khả năng tiếp cận tín dụng, doanh nghiệp có nộp đơn xin vay vốn ngân hàng có 3 trường hợp có thể xảy ra: bị từ chối là những doanh nghiệp khơng có khả năng tiếp cận tín dụng, cho vay nhưng ít hơn
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn ngân hàng
Bị từ chối Được cho vay
như đề nghị
Khơng có khả năng tiếp cận tín dụng
Có khả năng tiếp cận tín dụng
nhu cầu và cho vay bằng nhu cầu đều được xếp vào doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tín dụng.
Như vậy có 2 trường hợp khơng có khả năng tiếp cận tín dụng là có nhu cầu vốn ngân hàng nhưng khơng nộp đơn xin vay do thấy không đủ điều kiện và bị ngân hàng từ chối cho vay, ở luận văn này chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp bị ngân hàng từ chối cho vay, có 2 trường hợp có khả năng tiếp cận tín dụng là được cho vay theo nhu cầu và cho vay ít hơn nhu cầu.
3.2.2. Các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng
Khi doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vay vốn ngân hàng sẽ lựa chọn ngân hàng và nộp hồ sơ vay vốn, ngân hàng tiến hành tìm hiểu nhu cầu và năng lực của khách hàng thông qua thẩm định năng lực kinh doanh, tài sản đảm bảo, các quan hệ tín dụng trước đó và các yếu tố khác. Qua thu thập dữ liệu sơ cấp và phỏng vấn các nhà quản lý doanh nghiệp, ngân hàng có 11 yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp:
Doanh nghiệp:
1. Kinh nghiệm nhà quản lý 2. Vốn chủ sở hữu
3. Tổng tài sản 4. Doanh thu 5. Lợi nhuận Ngân hàng:
1. Số tiền doanh nghiệp muốn vay 2. Tỷ lệ tài sản đảm bảo 3. Lãi suất 4. Thời hạn vay 5. Kinh nghiệm cán bộ thẩm định.
6. Số lượng ngân hàng tiếp