KẾT LUẬN CHƯƠN G

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam (Trang 37 - 38)

1. Chất thải y tế là hệ quả tất yếu khi đời sống kinh tế được cải thiện, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của người dân được nâng cao. CTYT có những tác động khơng nhỏ đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được quản lý một cách chặt chẽ và hiệu quả.

2. Quản lý chất thải y tế là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường theo quan điểm phát triển bền vững. Hoạt động này là tổng hợp những hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền, các chủ thể xả thải cũng như toàn xã hội nhằm phòng ngừa, giảm thiểu những tác động nguy hại mà CTYT có thể gây ra cho mơi trường và sức khỏe cộng đồng. Hoạt động này có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó quản lý CTYT bằng pháp luật được xem như là một biện pháp mang lại hiệu quả cao, được các quốc gia đặc biệt chú trọng.

3. Pháp luật quản lý chất thải y tế là một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quá trình con người làm phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nhằm hạn chế phát thải, phòng ngừa, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của chúng, bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người. Pháp luật quản lý chất thải y tế giữ một vai trị hết sức quan trọng trong q trình phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu để phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường; góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức của cộng đồng theo hướng có lợi cho bảo vệ mơi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường cũng như thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để bảo vệ môi trường trong các hoạt động y tế.

34

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)