Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải y tế

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam (Trang 75 - 77)

THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.1. Yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải y tế

Việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải y tế phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, khi xây dựng các nội dung trong pháp luật quản lý chất thải y tế cần đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, cụ thể các cán bộ, nhân viên, bác sỹ, bệnh nhân… làm việc và lưu trú trong các cơ sở y tế và cả những người dân sống xung quanh cơ sở đó đảm bảo cuộc sống được hài hòa với thiên nhiên. Trong giai đoạn hiện nay, quyền con người, dân chủ và công bằng là những vấn đề rất được Đảng và Nhà nước ta đề cao, do vậy, yêu cầu tôn trọng quyền về môi trường của con người đã được đặt ra ngay từ những bước đầu xây dựng pháp luật quản lý CTYT.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải y tế phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Lịch sử cho thấy, tăng trưởng kinh tế luôn kéo theo sự ơ nhiễm mơi trường, điều đó đã được chứng minh từ thực tiễn tất cả các nước trên thế giới. Khi nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu xã hội về khám chữa bệnh ngày càng nhiều, cũng đồng nghĩa với lượng CTYT thải ra mỗi ngày càng tăng. Yêu cầu pháp luật phải có những quy định nhằm định hướng giúp cho quá trình xử lý CTYT đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc phát triển kinh tế qua các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe đang dần được chú trọng, đây cũng chính là mục tiêu hướng tới nhằm hoàn thiện pháp luật, tạo cơ chế tốt nhất để đảm bảo được đồng thời phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất và phù hợp giữa pháp luật quản lý CTYT với các bộ phận pháp luật khác. Điều này làm hạn chế sự mâu thuẫn chồng chéo trong hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động quản lý được hiệu quả. Cụ thể, pháp luật quản lý CTYT cần phải được ban hành thống nhất với các quy định chung của Luật bảo vệ môi trường, các quy định

72

về quản lý chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường, nước thải… Đồng bộ thống nhất với các luật khác có liên quan như Luật phịng chống bệnh truyền nhiễm, Luật phịng chống HIV-AIDS, Luật xử lý vi phạm hành chính….

Thứ tư, việc hoàn thiện pháp luật phải gắn với những yêu cầu thực hiện các

cam kết quốc tế của Việt Nam trong quản lý CTYT. Các công ước quốc tế đã ký kết như: Cơng ước Basel về kiểm sốt vận chuyển và tiêu hủy chất thải nguy hại qua biên giới vào năm 1995 nhằm mục đích giảm sự di chuyển của chất thải nguy hại, giảm thiểu số lượng và độc tính của chất thải phát sinh. Trong lĩnh vực y tế, dược phẩm, sản phẩm thiết bị sử dụng trong chẩn đốn, chăm sóc sức khỏe…có thể trở thành chất thải nguy hại vì vậy chúng cần phải được quản lý một cách an tồn về mơi trường. ; Cơng ước Stockholm về các chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân hủy vào năm 2001, cơng ước có mục đích loại bỏ hoặc hạn chế sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ( POPs) – trong đó Dioxin và Furan là hai chất POPs có thể phát sinh khơng chủ đích trong q trình đốt CTYT; Cơng ước Rotterdam về những thủ tục thỏa thuận cung cấp thông tin ưu tiên đối với hóa chất độc hại và thuốc bảo vệ thực vật trong thương mại quốc tế vào năm 2007; Công ước Minamata về thủy ngân – là một hiệp ước quốc tế được ký kết nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi các tác động của thủy ngân và các hợp chất thủy ngân. Theo công ước chậm nhất đến năm 2020 các sản phẩm, thiết bị dùng trong y tế có chứa ngủy ngân như nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kế thủy ngân sẽ không được nhập khẩu. Trên cơ sở những cam kết khi tham gia điều ước quốc tế, pháp luật quản lý CTYT cần phải có hướng hồn thiện sao cho phù hợp, đúng theo yêu cầu khi tham gia.

Thứ năm, pháp luật quản lý chất thải y tế ở Việt Nam phải mang tính ổn định và phù hợp với xu thế phát triển bền vững. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển hiện nay, quan điểm về kiểm sốt ơ nhiễm và bảo vệ môi trường sẽ giao thoa với quan niệm và nhận thức về lĩnh vực này của các nước trên thế giới. Pháp luật quản lý chất thải y tế phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các cơ sở y tế trong từng giai đoạn cụ thể, cần đi vào thực tiễn.

73

Những yêu cầu của pháp luật về quản lý chất thải y tế đã đề cập trên đây cần phải được thực hiện và có tính khả thi. Có thể nói, đây là u cầu quan trọng, bởi vì pháp luật quản lý chất thải y tế khơng thể tự mình đi vào trong thực tiễn, vì thế, cần tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh tại các làng nghề. Việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện phải được tiến hành một cách đồng bộ, đồng thời xử lý nghiêm, kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)