Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam (Trang 66 - 68)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ VÀ THỰC TIẾN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.2.1. Những mặt đạt được

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về quản lý chất thải y tế luôn luôn gắn liền với các chính sách, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà Nước trong từng thời kỳ đã thể hiện rõ nét nguyên tắc “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về lãnh đạo cơng tác quản lý chất thải y tế đều được Nhà nước thể chế hóa bằng pháp luật và được tổ chức thực thi trong cuộc sống. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định rõ “ Bảo vệ mơi trường là vấn đề sống cịn của nhân

63

phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Nhận thức rõ điều này,

trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến vấn đề bảo vệ mơi trường trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững.

Thứ hai, hoạt động quy hoạch kiểm sốt ơ nhiễm môi trường y tế ngày càng được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định. Ủy ban nhân dân thành

phố Hà nội cũng ra kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; số 1216-TTg ngày 05/9/2012 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược Bảo vệ mơi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó cũng chú trọng tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng mơi trường sống, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng những điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải và phát triển bền vững Thủ đơ. Về quản lý CTYT thì tập trung: Đầu tư nâng cấp, cải tạo các lò đốt chất thải y tế nguy hại, hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở các bệnh viện và cơ sở y tế các cấp trên địa bàn Thành phố.

Thứ ba, nhìn một cách tổng thể, ở nước ta từ năm 1993 đến nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm môi trường không những tăng nhanh cả về số lượng mà còn phát triển cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Hoạt động quản lý CTYT cũng được chú trọng ban hành các quy chế phù hợp với từng thời điểm phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các điều ước quốc tế, công ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường và y tế. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường, chúng ta đã thiết lập được một cơ chế cơng khai hóa, dân chủ hóa trong hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường ở Việt Nam nói chung và hoạt động quản lý CTYT nói riêng,

64

Thứ tư, hệ thống pháp luật quản lý CTYT đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như tính ổn định, phù hợp và bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý cho các hoạt động quản lý CTYT. Việc quy định cơ chế phối hợp với nhau giữa các cơ quan quản lý trong lĩnh vực môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật quản lý CTYT đã được thực hiện thường xuyên, phát hiện và xử lý rất nhiều vụ vi phạm. Bên cạnh đó, cùng với việc quy định cụ thể các loại tội phạm trong lĩnh vực môi trường cùng với việc tăng mức xử phạt tù và phạt tiền đã có tính phịng ngừa, răn đe đối với những đối tượng đã, đang có ý định cố tình vi phạm pháp luật về quản lý CTYT.

Thứ năm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường là một trong những

cơng cụ quan trọng trong kiểm sốt ô nhiễm mơi trường y tế, đó là những quy định, chuẩn mực, giới hạn mà các nhà quản lý có thể dùng làm căn cứ đánh giá tình trạng mơi trường của từng khu vực. Ngày 18/7/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường làm cơ sở pháp lý cho việc đáp ứng mục tiêu bảo vệ mơi trường, phịng ngừa ơ nhiễm, suy thối và sự cố môi trường. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn làm thước đo trong việc đánh giá công tác xử lý CTYT đã đạt đúng tiêu chuẩn hay chưa.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)