Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập và quyết định tài trợ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và quyết định tài trợ của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 30 - 32)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Giả thuyết nghiên cứu:

3.2.5 Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập và quyết định tài trợ:

Thành viên HĐQT độc lập là những thành viên không trực tiếp điều hành nhƣng họ cũng có trách nhiệm tƣơng tự thành viên nội bộ trong việc quyết định chiến lƣợc, phƣơng hƣớng hoạt động và chính sách của cơng ty. Thành viên HĐQT độc lập đóng vai trị tích cực trong phân xử bất đồng giữa các thành viên nội bộ và giúp giảm thiểu các vấn đề đại diện. (Turki và Sedrine, 2012). Các nhà quản lý cấp cao nhìn chung phải đối mặt với sự kiểm sốt khắc nghiệt hơn khi hội đồng quản trị đƣợc kiểm soát bởi các thành viên độc lập và các thành viên bên ngoài. Các thành viên bên ngoài giám sát các nhà quản trị một cách hăng hái hơn làm cho các nhà quản trị này theo đuổi đòn bẩy nợ thấp hơn để tránh các áp lực về hiệu quả hoạt động (Jensen, 1986).

Các nghiên cứu thực nghiệm của Wen et al. (2002), Anderson et al. (2004), Abor (2007), Wellalage & Locke (2012), Uwuigbe et al. (2014) đều cho thấy rằng có mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa tỷ lệ thành viên không điều hành và tỷ lệ nợ nghĩa là tỷ lệ thành viên khơng điều hành càng cao thì cơng ty vay nợ càng ít.

Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đó, tác giả đƣa ra giả thuyết:

Giả thuyết 5: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ thành viên HĐQT

3.2.6 Tính kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT và quyết định tài trợ

Fama và Jensen (1983) cho rằng tính kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT gây cản trở khả năng để giám sát quản lý của hội đồng quản trị và do đó làm tăng vấn đề chi phí đại diện do tính kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT tăng quyền quản lý và làm giảm tính độc lập hội đồng quản trị (Finkelstein và D'Alene, 1994; Rhoades et al., 2001). Ngƣợc lại, lý thuyết quản lý lập luận rằng các nhà quản lý vốn đã quản lý tốt các nguồn tài nguyên công ty (Donaldson và Davis, 1991). Họ giải thích rằng tính kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT tạo ra vai trò lãnh đạo và ý thức rõ ràng về quyết định chiến lƣợc. Vai trò tách bạch vai trò của HĐQT và CEO sẽ làm tăng chi phí truyền thơng và q trình ra quyết định có thể ít hiệu quả và kém hiệu quả hơn khi CEO kiêm HĐQT.

Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy khơng có cơ cấu lãnh đạo hội đồng quản trị tối ƣu, và các mơ hình cơng ty phụ thuộc vào đặc điểm riêng của công ty và môi trƣờng kinh doanh (Finkelstein và D'Alene, 1994; Rhoades et al., 2001). Tính kiêm nhiêm CEO và chủ tịch HĐQT tạo ra lợi thế hơn khi một công ty hoạt động trong một môi trƣờng phức tạp và năng động với sự khan hiếm tài nguyên (Boyd, 1995).

Tƣơng tự, các kết quả nghiên cứu của Abor (2007), Wellalage và Locke (2012), Uwuigbe el al. (2014) cũng cho thấy có một mối tƣơng quan dƣơng giữa tính kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT và cấu trúc vốn.

Hầu hết các bằng chứng thực nghiệm trình bày ở phần trên đều cho thấy rằng có mối tƣơng quan dƣơng giữa tính kiêm nhiệm và cấu trúc vốn. Vì vậy, tác giả đƣa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa tính kiêm nhiệm và quyết định tài trợ:

Giả thuyết 6: Có mối tương quan cùng chiều giữa tính kiêm nhiệm và các tỷ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và quyết định tài trợ của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 30 - 32)