Mô tả các biến:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và quyết định tài trợ của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 32 - 37)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Mô tả các biến:

Để đảm bảo kết quả nghiên cứu phù hợp và có thể so sánh đƣợc, tác giả lựa chọn và đo lƣờng các biến sử dụng trong mơ hình xuất phát từ các nghiên cứu thực nghiệm của Bokpin và Arko (2009), Li.K et al. (2009).

3.3.1 Biến phụ thuộc:

Biến phụ thuộc là quyết định tài trợ của công ty đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số nợ (DR), tỷ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu (SD), tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu (LD) (Bokpin và Arko, 2009)

Tỷ số nợ: đƣợc tính bằng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. Tỷ số nợ đƣợc sử dụng để xác định nghĩa vụ nợ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Theo Bokpin và Arko (2009), tỷ số nợ đƣợc tính nhƣ sau:

Tỷ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu: là chỉ số phản ánh quy mơ tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số này giúp các nhà đầu tƣ có cái nhìn khái qt về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, đo lƣờng khả năng sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Theo Bokpin và Arko (2009), tỷ số nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu đƣợc tính nhƣ sau:

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu: là chỉ số phản ánh quy mơ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu so sánh tƣơng quan giữa nợ

DRit = Tổng Tài Sảnit Tổng nợit SDit = VCSHit Nợ ngắn hạnit

dài hạn và vốn chủ sở hữu. Theo Bokpin và Arko (2009), cơng thức tính tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu nhƣ sau:

3.3.2 Biến độc lập

Biến độc lập đƣợc chia làm 3 nhóm là nhóm các biến về cấu trúc sở hữu (sở hữu nội bộ, sở hữu nhà nƣớc, sở hữu nƣớc ngồi), nhóm các biến về quản trị cơng ty (quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tính kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT) và nhóm các biến kiểm sốt (lợi nhuận, quy mơ công ty, TSCĐ hữu hình, rủi ro kinh doanh, cơ hội tăng trƣởng và tỷ suất cổ tức).

3.3.2.1 Các biến về cấu trúc sở hữu:

Sở hữu nội bộ (IO): đƣợc tính bằng cách chia số cổ phần nắm giữ bởi hội

đồng quản trị với tổng số cổ phần thƣờng đang lƣu hành (Desender et al., 2008; Özerhan, 2012; Uwuigbe et al., 2014).

Sở hữu nhà nƣớc (SO): đƣợc tính tốn bằng cách chia số cổ phần đƣợc nắm

giữ bởi bởi nhà nƣớc cho tổng số cổ phần thƣờng đang lƣu hành (Nguyễn và Ramachandran, 2006; Bokpin và Arko, 2009; Li.K et al.. 2009; Dzung Nguyen, 2011).

Sở hữu nƣớc ngoài (FO): đƣợc tính tốn bằng cách chia số cổ phần đƣợc

nắm giữ bởi bởi cổ đơng nƣớc ngồi cho tổng số cổ phần thƣờng đang lƣu hành (Bokpin và Arko, 2009; Ezeoha và Okafor, 2010, Gurunlu và Gursoy, 2010).

3.3.2.2 Các biến về quản trị công ty:

LDit =

VCSHit

Quy mô HĐQT (BSIZE): tính bằng tổng số thành viên HĐQT vào thời điểm cuối năm tài chính (Abor, 2007; Bokpin và Arko, 2009; Sheikh và Wang, 2012, Uwuigbe et al., 2014)

Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập (NED): đƣợc tính bằng cách

chia số lƣợng thành viên hội đồng quản trị độc lập cho tổng số lƣợng thành viên hội đồng quản trị (Anderson et al., 2004; Bokpin và Arko, 2009; Wel et al., 2012; Wellalage & Locke, 2012; Sheikh và Wang, 2012; Uwuigbe et al., 2014)

Tính kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và giám đốc (COED): đo lƣờng thông

qua biến giả. Biến này có giá trị là 1 nếu CEO đồng thời là chủ tịch HĐQT và ngƣợc lại thì có giá trị là 0 (Abor, 2007; Bokpin và Arko, 2009; Wellalage và Locke, 2012; Sheikh và Wang, 2012; Uwuigbe et al., 2014)

3.3.2.3 Các biến kiểm soát:

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):

Lý thuyết đánh đổi cho rằng một cơng ty có lợi nhuận nên duy trì địn bẩy tài chính cao để đƣợc hƣởng lợi ích từ tấm chắn thuế. Ngƣợc lại, lý thuyết trật tự phân hạng lập luận rằng khi một cơng ty có nhu cầu về vốn thì họ thƣờng ƣu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ hơn là từ bên ngồi nghĩa là một cơng ty có lợi nhuận càng cao thì nhu cầu vay vốn càng thấp.

Các nghiên cứu của Kerter (1986), Titman và Wessels (1988), Hasbrouck (1989), Sheikh và Wang (2010), Fatma (2011) cho thấy tỷ lệ nợ có tƣơng quan âm với thu nhập.

Biến này là một trong những biến kiểm soát của nghiên cứu này. Theo Abor (2007), Bokpin và Arko (2009) lợi nhuận đƣợc tính tốn dựa trên cơng thức sau:

ROAit =

Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuếit

Quy mô công ty (SIZE):

Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả quy mơ cơng ty có ảnh hƣờng đến quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Raijan và Zingales (1995) chỉ ra rằng có mối tƣơng quan âm giữa quy mơ cơng ty và địn bẩy tài chính ở các nƣớc phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Huang và Song (2006), Sheikh và Wang (2010) cho thấy có mối tƣơng quan dƣơng giữa quy mơ cơng ty và địn bẩy tài chính ở các nƣớc đang phát triển.

Trong bài nghiên cứu này, biến kiểm sốt quy mơ công ty đƣợc tác giả đo lƣờng bằng log tổng tài sản (Abor, 2007; Bokpin và Arko, 2009; Sheikh và Wang, 2012)

SIZEit = LOG(Tổng tài sản)it

Tài sản cố định hữu hình (TANG):

Tỷ trọng tài sản cố định đƣợc mong đợi có tƣơng quan thuận với tỷ lệ nợ vì ngƣời cho vay ln mong muốn các khoản vay của họ đƣợc đảm bảo bằng các tài sản thế chấp của công ty đi vay. Tài sản cố định hữu hình càng nhiều thì khả năng đảm bảo thanh tốn nợ càng cao. Vì vậy, một cơng ty có tỷ trọng tài sản cố định hữu hình càng cao thì địn bẩy tài chính càng cao. Biến này là một trong những biến kiểm soát của nghiên cứu này. Theo Abor (2007), Bokpin và Arko (2009), Sheikh và Wang (2012), Biến tài sản cố định tính tốn dựa trên công thức sau:

Rủi ro kinh doanh (RISK):

TANGit

= Tổng tài sản

it

Rủi ro kinh doanh đo lƣờng bằng biến động của thu nhập. Những cơng ty có thu nhập biến động cao sẽ có chi phí kiệt quệ tài chính cao. Do đó, cơng ty có rủi ro kinh doanh cao thì thƣờng sử dụng địn bầy tài chính thấp hơn. Lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng đều ủng hộ cho giả thuyết có mối tƣơng quan âm giữa địn bầy tài chính và rủi ro kinh doanh.

Theo Abor (2007) và Bokpin và Arko (2009), biến rủi ro kinh doanh đƣợc tính bằng độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của 3 năm. Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng hàm STDEVP trong excel để tính biến rủi ro kinh doanh.

RISKit = STDEVP (ROAi(t-2), ROAi(t-1), ROAit)

Thuế (TAX)

Modilligani và Miller (1963) cho rằng khi có thuế thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Theo lý thuyết đánh đổi, các cơng ty có tỷ lệ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao nên sử dụng nhiều nợ để đƣợc hƣởng lợi từ tấm chắn thế của lãi vay.

Frank và Goyal (2003), Dwenger và Steiner (2009) tìm thấy mối tƣơng quan dƣơng giữa thuế TNDN và địn bẩy tài chính.

Theo Bokpin và Arko (2009), biến cơ hội tăng trƣởng đƣợc tính theo cơng thức sau:

Tỷ suất cổ tức tiền mặt (DY)

Theo Bokpin và Arko (2009), tỷ suất cổ tức tiền mặt đƣợc tính theo cơng thức sau:

TAXit =

EBITit

Cổ tức tiền mặt mỗi cồ phần đƣợc lấy số liệu theo năm từ 2008-2013 từ Nghị quyết đại hội cổ đông hằng năm trên các website s.cafef.vn, www.hnx.vn

Giá trị thị trƣờng đƣợc lấy từ giá đóng cửa của ngày cuối cùng trong năm trên mục lịch sử giá của website s.cafef.vn

Tuổi doanh nghiệp (AGE)

Tuổi doanh nghiệp là thời gian tính từ năm hiện tại so với năm thành lập của doanh nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm của Ellili (2011), Sharif et al. (2012) cho thấy có mối tƣơng quan âm giữa địn bẩy tài chính và tuổi của doanh nghiệp.

AGEit = (Năm hiện tạiit – Năm thành lậpit) +1

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và quyết định tài trợ của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 32 - 37)