Công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 26 - 28)

1.2. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của doanh nghiệp

1.2.4.1. Công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp FDI

a. Hình thức kiểm tra:

- Kiểm tra định kỳ: tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hàng năm được cơ

quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư phê duyệt.

- Kiểm tra đột xuất: kiểm tra theo từng vụ việc, được tiến hành trên cơ sở yêu

cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở đề nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động đầu tư hoặc tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Kiểm tra chuyên ngành: được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan tới lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.

b. Cách thức kiểm tra:

- Kiểm tra thông qua báo cáo được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu

cầu của người có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra. Nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo cáo phải bảo đảm đúng yêu cầu của người có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra xem xét báo cáo, xử lý thông tin, yêu cầu thẩm định thơng tin và có báo cáo kết quả kiểm tra.

- Kiểm tra thông qua làm việc với các cơ quan, đơn vị được kiểm tra đối với

trường hợp cần làm việc trực tiếp để giải quyết hiệu quả các vấn đề. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra mời đại diện cơ quan, đơn vị được kiểm tra làm việc tại trụ sở cơ quan mình hoặc cử đại diện của cơ quan mình đến làm việc tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra. Người có thẩm quyền kiểm tra và cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra.

- Tổ chức đoàn kiểm tra được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu

của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền có thể phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra liên ngành hoặc để kiểm tra theo chuyên ngành đối với hoạt động đầu tư. Đồn kiểm tra có trách nhiệm thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thơng tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin, tài liệu (nếu cần); kiểm tra kết quả thực hiện để làm cơ sở cho báo cáo kết quả kiểm tra.

Hiện nay, cách thức kiểm tra thường được áp dụng là tổ chức đoàn kiểm tra, trực tiếp làm việc tại cơ quan, đơn vị được kiểm tra. Tùy trường hợp mà có thể có

một hoặc kết hợp nhiều cách thức kiểm tra.

c. Nội dung kiểm tra:

Nội dung gồm kiểm tra tiến độ thực hiện dự án; kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản;

kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư; kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng cho dự án; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 26 - 28)