Quy trình và phương pháp tổ chức kiểm tra, giám sát:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 49 - 50)

2.2. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các

2.2.1.4. Quy trình và phương pháp tổ chức kiểm tra, giám sát:

a. Về quy trình tổ chức kiểm tra giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp FDI định kỳ, phân định rõ những nội dung nào cần kiểm tra, những nội dung nào cần giám sát, không nhầm lẫn giữa yêu cầu công tác kiểm tra và công tác giám sát. Do tính chất khác khác nhau giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát được thực hiện căn cứ vào nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát mà xác định trình tự giám sát cho phù hợp. Quy trình cơng tác kiểm tra được thực hiện theo từng nội dung đã xác định, có trọng tâm, trọng điểm, đi sâu vào một hoặc một vài nội dung cụ thể mà doanh nghiệp có khả năng vướng mắc hoặc dễ phát sinh những vấn đề bất cập, có hiện tượng vi phạm pháp luật về đầu tư, quản lý doanh nghiệp hay tồn tại vấn đề tiêu cực khác.

b. Phƣơng thức tổ chức kiểm tra, giám sát

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ động tổ chức công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng pháp luật, đảm bảo bí mật thơng tin trong q trình tiến hành.

Căn cứ vào tính chất, nhiệm vụ của từng cuộc kiểm tra, giám sát mà xác định đối tượng kiểm tra, giám sát trực tiếp hay gián tiếp. Vì mục đích cơng tác kiểm tra, giám sát là vừa hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nên cơ quan chủ trì kiểm tra, giám sát phải tơn trọng quyền dân chủ, tính chủ động của doanh nghiệp, không can thiệp quá sâu vào những vấn đề thuộc thẩm quyền chính sách riêng tư của doanh nghiệp nếu chính sách đó khơng đi ngược lại lợi ích của người lao động, lợi ích của cộng đồng, lợi ích của quốc gia, dân tộc hay trái pháp luật. Việc tổ chức kiểm tra, giám sát qua nhiều hình thức: nắm thơng tin qua các kênh thơng tin từ các phía như cơ quan quản lý trực tiếp và gián tiếp của doanh nghiệp, hội đồng quản trị và các nhà điều hành doanh nghiệp; từ các tổ chức đảng, đoàn thể của doanh nghiệp; từ tập thể lao động đang làm việc tại doanh nghiệp; qua nghiên

cứu các văn bản lưu trữ của doanh nghiệp, hiệu quả đầu tư, chính sách đầu tư, tiến độ thực hiện các dự án ... Sau khi kết thúc kiểm tra, giám sát, cần phải có kết luận cụ thể rõ ràng, kết luận dựa trên những chứng cứ xác thực, không quy chụp, suy diễn. Kết luận kiểm tra, giám sát là cơ sở để các cơ quan chức năng quản lý nhà nước đưa ra chủ trương, chính sách đối với doanh nghiệp nên đoàn kiểm tra, giám sát cần hết sức thận trọng để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp một cách tốt nhất dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, nhà nước và doanh nghiệp cùng thỏa mãn vì kết quả kiểm tra đảm bảo cơng bằng, bình đẳng đối với các doanh nghiệp FDI cũng như các loại hình doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 49 - 50)