Công tác giám sát đối với doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 28 - 30)

1.2. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của doanh nghiệp

1.2.4.2. Công tác giám sát đối với doanh nghiệp FDI

a. Hình thức giám sát:

- Giám sát thường xuyên là hoạt động không lập tổ giám sát.

- Giám sát theo chuyên đề là hoạt động có lập tổ giám sát.

b. Cách thức giám sát:

- Giám sát thường xuyên bằng cách phân công trách nhiệm cho các đơn vị, cán bộ, chuyên viên trực thuộc về việc giám sát, theo dõi theo lĩnh vực, địa bàn (gọi chung là người giám sát), gồm giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp.

- Giám sát trực tiếp: được thực hiện thông qua 02 cách:

Giám sát thông qua hoạt động trực tiếp, thường xuyên theo dõi địa bàn, lĩnh vực:

Người giám sát trực tiếp, thường xuyên bám sát địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi để tiếp cận thực tế cơng việc, nắm tình hình về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi được phân cơng giám sát bằng cách: lập và lưu trữ hồ sơ quản lý dự án; thu thập các văn bản, tài liệu, thông tin để nghiên cứu, xem xét, phát hiện vấn đề liên quan đến dự án được phân công giám sát; đề nghị doanh nghiệp/chủ đầu tư dự án cung cấp văn bản, tài liệu phục vụ việc giám sát trong trường hợp cần thiết; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan chịu trách nhiệm giám sát bằng văn bản về tình hình triển khai, hoạt động của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi. Nếu phát hiện doanh nghiệp/dự án có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo cơ quan chịu trách nhiệm giám sát xem xét, quyết định.

Giám sát thông qua tham gia các đồn cơng tác của các cơ quan nhà nước:

Người giám sát khi được cơ quan chịu trách nhiệm giám sát cử tham gia đồn cơng tác của cơ quan mình, cơ quan cấp trên hoặc các cơ quan quản lý chuyên

ngành kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc phạm vi trách nhiệm phân công phải thực hiện các công việc sau: chủ động nắm tình hình liên quan đến nội dung, đối tượng nơi đồn cơng tác đến làm việc từ các kênh thông tin về doanh nghiệp nơi đồn cơng tác đến làm việc (qua báo chí, tổ chức và cá nhân, các đơn thư khiếu nại, tố cáo, cơng tác thẩm tra, xác minh, thanh tra, kiểm tốn, quản lý thuế...); nghiên cứu các báo cáo, tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng đến làm việc để phát hiện vấn đề phục vụ cơng việc của đồn cơng tác; báo cáo kết quả tham gia đồn cơng tác.

- Giám sát gián tiếp là hoạt động giám sát của cơ quan chịu trách nhiệm giám sát (mà trực tiếp là người giám sát) đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngồi, bao gồm: nghiên cứu, nắm tình hình thơng qua báo cáo, thông báo kết quả các cuộc kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nghiên cứu báo cáo kết quả tình hình thực hiện dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát hiện vấn đề; trao đổi, nắm tình hình từ các cơ quan quản lý nhà nước (đăng ký kinh doanh, quản lý thuế, công an, hải quan, các cơ quan quản lý chuyên ngành,...), các đồn thể chính trị - xã hội, phản ánh của quần chúng, các phương tiện thông tin đại chúng và đơn thư tố cáo, khiếu nại để nắm tình hình về doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý, giám sát.

- Giám sát theo chuyên đề: Tùy thuộc vào nhu cầu quản lý nhà nước và thơng qua cơng tác nắm tình hình, nghiên cứu báo cáo, tài liệu có liên quan, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đối với một số doanh nghiệp FDI thuộc phạm vi trách nhiệm giám sát của mình.

c. Nội dung giám sát:

Nội dung giám sát gồm giám sát tình hình thực hiện chế độ báo cáo của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi; giám sát tình hình thực hiện dự án, tình hình thực hiện các nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư và doanh nghiêp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi; giám sát tình hình thực hiện các u cầu về lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ

mơi trường, phịng chống cháy nổ, sử dụng đất đai, sử dụng tài ngun khống sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; phản hồi và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; theo dõi việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của các nhà đầu tư và doanh nghiệp; kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TPHCM thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 28 - 30)