49.3% trung bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 26 - 27)

Bảng trên cho thấy, sau TĐC mức thu nhập từ nhóm nghèo đến nhóm giàu đều ít nhiều có sự giảm sút. Trong đó, nhóm trung bình có sự giảm sút nhiều nhất, sau TĐC, thu nhập của nhóm này chỉ bằng 81,8% so với trước TĐC; tương ứng như vậy nhóm khá giả chỉ bằng 82,1%; nhóm tạm đủ chỉ bằng 85,4%; riêng nhóm nghèo, có mức thu nhập sau TĐC giảm sút thấp nhất, bằng 96,9% so với trước TĐC.

Rõ ràng, việc di dân, TĐC đã làm thay đổi các điều kiện làm việc cũng như các mối quan hệ kinh tế của người lao động và điều kiện này đã làm giảm sút thu nhập của các hộ gia đình.Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng cịn tùy thuộc vào đặc trưng cụ thể của từng nhóm hộ. Thu nhập sau TĐC của nhóm khá giả ít giảm sút hơn các nhóm hộ cịn lại, bởi các hộ khá có những ưu thế về vốn, nghề nghiệp... nên sau TĐC dù có sự thay đổi về mơi trường và địa bàn sinh sống nhưng họ vẫn duy trì được thu nhập. Cịn đối với nhóm hộ nghèo, thu nhập sau TĐC của họ có giảm nhưng khơng đáng kể vì mức sống theo thu nhập của nhóm này vốn trước TĐC đã ở mức thấp nhất nên sau TĐC không thể thấp hơn được nữa.

So sánh tổng thu nhập bình quân hộ gia đình và thu nhập bình quân đầu người/tháng vào hai thời điểm trước và sau TĐC càng thấy rõ hơn sự biến đổi. Mức thu nhập bình qn/tháng sau TĐC có sự giảm sút đáng kể, từ 1.970.144 đồng, giảm xuống còn

1.746.280 đ/tháng, tức chỉ bằng 88,6% so với trước TĐC.

Bảng 2.4: Tổng thu nhập của hộ gia đình và đầu người/ tháng

Đơn vị tính: đồng

Thời gian Bình quân tổng thu nhập hộ gia đình/tháng Bình quân tổng thu nhập đầu người/tháng

Trước TĐC 1.970.144 456.543

Sau TĐC 1.746.280 391.778

Thu nhập theo nhân khẩu chúng ta cũng nhận thấy có sự giảm sút tương tự. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của người dân sau TĐC đã giảm từ 465.543đ xuống còn 391.778 đồng, nghĩa là chỉ bằng 85,8% so với thời điểm trước TĐC.

Để thấy rõ hơn sự biến đổi về thu nhập của các nhóm hộ được khảo sát ở hai thời điểm trước và sau TĐC, tác giả đã xây dựng tháp phân tầng mức sống theo thu nhập dựa trên tỷ lệ hộ gia đình phân theo 4 mức nghèo, tạm đủ, trung bình, khá giả như sau:

Biểu đồ 2.1: Tháp phân tầng mức sống theo thu nhập

Kết quả cho thấy đa phần dân cư có thu nhập ở mức trung bình, với tỷ lệ 49,3% thuộc nhóm này. Nhóm tạm đủ ăn có quy mơ gần bằng nhóm trung bình, với tỷ lệ 33,2%. Cịn lại nhóm đỉnh - khá và đáy - nghèo đều chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (nhóm khá chỉ chiếm 13,2% và nhóm nghèo chỉ có 4,3%).

Khi đem so sánh mức sống theo thu nhập giữa hai tháp phân tầng ta thấy có một sự biến đổi rất lớn trong cơ cấu giữa các nhóm hộ.

Trước hết là có sự tăng lên của nhóm hộ khá từ 13,2% trước TĐC lên 14% sau TĐC (tăng 0,8%). Nhóm hộ tạm đủ tăng từ 33,2% lên 35,3% (tăng 2,1%) và nhóm hộ nghèo cũng tăng từ 4,3% lên 6,7% (tăng 2,4%).

Bên cạnh sự tăng lên của 3 nhóm hộ kể trên là sự giảm sút của nhóm hộ trung bình. Nhóm trung bình giảm từ 49,3% trước TĐC xuống còn 46,4% sau TĐC.

Cơ cấu tháp phân tầng sau TĐC có sự biến đổi theo chiều hướng thiên về cực dưới, tức có sự tăng nhanh tỷ lệ ở 2 nhóm có mức thu nhập tạm đủ và nghèo. Trước TĐC 2 nhóm này chỉ chiếm 26,1% nhưng sau TĐC lại tăng lên 39,6% (tăng 1,48 lần). Mặt khác, sau TĐC mặc dù nhóm hộ giàu có tăng lên 1,7 lần song vì do nhóm hộ khá giảm sút 2 lần nên đã làm cho 2 nhóm hộ có mức sống trên trung bình (nhóm hộ giàu và khá giả) giảm mạnh từ tỷ lệ 24,6% trước TĐC xuống cịn 14% sau TĐC (giảm 1,75 lần) chính đều này đã làm cho tháp phân tầng sau TĐC có xu hướng phình to ra ở các tầng dưới, thu hẹp mạnh ở tầng trên và điều đó thể hiện sự phân hố xã hội rõ nét hơn trong cộng đồng dân cư sau TĐC.

Kết quả phân tích trên, phần nào cho thấy diễn biến đời sống của nhóm dân sau TĐC khá phức tạp. Khi người dân phải rời bỏ nơi ở cũ với những điều kiện sống, làm việc và những mối quan hệ làm ăn ổn định để chuyển vào sinh sống trong các khu TĐC, không phải ai cũng dễ dàng trong việc duy trì hay tạo lập được việc làm mới cũng như các mối quan hệ làm ăn mới. Đối với những hộ gia đình, những cá nhân vốn có nghề nghiệp ổn định, có bằng cấp chun mơn kỹ thuật, lợi thế về vị trí địa lý và có cơ may thì dễ thích ứng với môi trường sống để tạo ra lợi thế mới về thu nhập để cải thiện, nâng cao mức sống. Cịn những hộ gia đình, những cá nhân vốn trước đây lao động phổ thông, buôn bán - dịch vụ ở quy mô nhỏ với trình độ học vấn thấp thì nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm để ổn định và nâng cao mức sống.

Tác giả phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước tại phường Tân Phú, là cán bộ quản lý trực tiếp liên quan đến đời sống, thu nhập, việc làm của người dân sau tái định cư trên địa bàn quận và người dân sống tại chung cư tái định cư, ý kiến cụ thể như sau:

Hộp 2.1: Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước và người dân tại chung cư Tái định cư phường Tân Phú về ảnh hưởng của chính sách tái định cư đến việc làm của người dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w