Khơng ngừng hồn chỉnh hệ thống chính sách táiđịnh cư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 46 - 48)

- “Gia đình tôi trước đây thường tổ chức ăn bữa sáng ở nhà nên ít tốn kém Nay vào ở chung cư tái định cư, gần chợ và xung quanh có nhiều hàng quán, cũng như do

(Nam 56 tuổi hộ A403)

3.3.5 Khơng ngừng hồn chỉnh hệ thống chính sách táiđịnh cư

Hệ thống chính sách TĐC là cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân - gia đình và các tổ chức trong quá trình thực hiện TĐC. Trong đó, để mục tiêu đảm bảo mức sống dân cư sau TĐC ổn định và phát triển thì hệ thống chính sách phải khơng ngừng được hoàn thiện.

Nghị định 197/2004NĐ-CP của Chính phủ là văn bản pháp quy mới nhất được ban hành sau khi được bổ sung các quy định về đền bù, TĐC. Trên cơ sở Nghị định này mà Uỷ ban nhân dân thành phố Thành phố Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá bằng Quyết định 28/2018/QĐ-UB để áp dụng vào thực tế công tác đền bù, TĐC ở địa phương. Mặc dù đây là những quy định mới nhất về TĐC song khơng phải khơng cịn những bất hợp lý cần được điều chỉnh.

Qua nghiên cứu phân tích, đánh giá khn khổ pháp lý và thực tiễn TĐC ở Thành phố Hồ Chí Minh và kinh nghiệm ở các địa phương trong toàn quốc, cần đề xuất một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, nâng mức bồi thường thiệt hại về tài sản và đất.

Các nghị định của Chính phủ thường đặt ra nguyên tắc chung và giao cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố quy định mức đền bù, hỗ trợ phù hợp với thực tế địa phương. Mức bồi thường những thiệt hại về tài sản và đất cho các hộ bị giải toả mà lâu nay chính quyền thành phố Thành phố Hồ Chí Minh quy định được người dân đánh giá là chưa thật phù hợp. Kết quả trưng cầu ý kiến về chính sách đền bù cho thấy chỉ có 40,2% chủ hộ đánh giá là phù hợp, có đến 52,3% chủ hộ cho là chưa phù hợp và 7,5% ý kiến cho rằng khó đánh giá. Căn cứ để người dân đánh giá chính sách đền bù chưa phù hợp là vì có nhiều trường hợp tiền mua đất làm nhà trong khu TĐC nhiều hơn tiền được đền bù. Nhiều hộ gia đình vốn có nhà cửa, đất đai vườn tược, nhưng sau khi giải toả, số tiền đền bù chỉ đủ trả tiền mua đất, họ phảivay mượn thêm

tiền để làm nhà mới. Nhiều trường hợp sau TĐC lâm vào cảnh nợ nần chồng chất bởi lý do này. Vì vậy, để người dân sớm ổn định cuộc sống sau TĐC một trong những giải pháp quan trọng là phải tăng mức đền bù những thiệt hại về tài sản và đất đai một cách thoả đáng. Mức này phải căn cứ vào mặt bằng giá đất ở thời điểm giải tỏa, di dời, TĐC có tính đến yếu tố khu vực địa lý, sự thuận lợi cho sản xuất, đời sống và các yếu tố khác.

- Thứ hai, cần có cơ chế chính sách giúp đỡ người dân sau TĐC chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm một cách

cụ thể và hiệu quả.

Các nghị định, thông tư và các quyết định, quy định về chính sách TĐC hiện hành chỉ mới đưa ra nguyên tắc chung, chưa thể hiện sự linh hoạt trong các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới; chưa hướng dẫn cụ thể nội dung, cách thức thực hiện q trình khơi phục cuộc sống tại nơi TĐC.

Vẫn biết rằng giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến mức sống của người dân sau TĐC, đây cũng là vấn đề được Chính phủ, cũng như chính quyền thành phố Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt trong các dự án TĐC, song đến nay vẫn thiếu những biện pháp cụ thể và hiệu quả. Khi được hỏi về hiệu quả của chính sách việc làm mà thành phố Thành phố Hồ Chí Minh triển khai trong mấy năm qua thì chỉ có 11,0% các chủ hộ cho là phù hợp, trong khi đó có đến 42,8% ý kiến cho rằng chưa phù hợp, tức là các chính sách cho họ trong việc tìm kiếm việc làm. Cịn 45,6% ý kiến cho là khó đánh giá. Sở dĩ nhiều người cho là khó đánh giá bởi vì họ chưa biết gì nhiều về các chính sách tạo việc làm mà thành phố đã và đang thực hiện.

Để giải quyết vấn đề việc làm một cách có hiệu quả nhằm duy trì và từng bước cải thiện mức sống cho người dân sau TĐC, cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp giúp người lao động có điều kiện tổ chức việc làm hoặc tìm được việc làm như:

+ Cho vay vốn ưu đãi với mức vay, thời hạn và lãi suất hợp lý.

+ Cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường lao động, tư vấn về việc làm và pháp luật về lao động.

+ Phát triển hệ thống đào tạo nghề ở nhiều lĩnh vực, loại hình và cấp độ vớichương trình, nội dung và phương pháp đào tạo thích hợp.

+ Có chế độ ưu tiên đặc biệt để giải quyết việc làm cho người lao động trong diện di dời - TĐC khi có những chỉ tiêu tuyển lao động cho xuất khẩu lao động hay cho các cơ sở sản xuất có nhu cầu.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 của luận văn, tác giả tập trung trình bày những vấn đề của giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do quy hoạch, chỉnh trang đô thị gây ra, cơ sở đề xuất giải pháp cũng được tác giả trình bày cụ thể trong nội dung của chương như chủ trương, chính sách của nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh…

Các giải pháp chính được tác giả đề xuất được chia thành hai nhóm: Nhóm giải pháp trực tiếp và nhóm giải pháp bổ trợ, các giải pháp trực tiếp được đề xuất nhằm tác động trực tiếp tăng cường những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách đến sinh kế người dân, và các giải pháp bổ trợ được đề xuất nhằm mục đích tăng cường hoạt động chính sách, từ đó đẩy mạnh tác động tích cực của chính sách đến sinh kế người dân, một số giải pháp cụ thể được tác giả đề xuất như sau:

Cần hỗ trợ và định hướng sử dụng vốn cho hộ gia đình nhằm giúp các hộ gia đình có thể thích nghi và có chiến lược sinh kế mới trước những thay đổi do quy hoạch đơ thị tạo ra.

Bên cạnh đó, địa phương cần có sự chuẩn bị cho người dân về kỹ năng, về chun mơn, về tay nghề để có thể đáp ứng u cầu cơng việc, thêm vào đó cũng cần tạo điều kiện cũng như cơ chế ưu tiên về việc làm ổn định cho người dân bị thu hồi đất do quy hoạch đơ thị.

Tìm kiếm và tạo việc làm ổn định cho các hộ dân cả hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, định hướng chiến lược sinh kế mới cho các hộ dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 46 - 48)