- “Gia đình tôi trước đây thường tổ chức ăn bữa sáng ở nhà nên ít tốn kém Nay vào ở chung cư tái định cư, gần chợ và xung quanh có nhiều hàng quán, cũng như do
(Nam 56 tuổi hộ A403)
3.1 Định hướng chính sách:
- Trước hết cần phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ nâng cao hiệu quả phát triển đô thị và nâng tầm quản lý phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, sống tốt là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, đồng thời là trọng tâm trước mắt. Phát triển đơ thị và quản lý phát triển đơ thị có tầm quan trọng đặc biệt bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đảm bảo và giải quyết hài hòa các lợi ích trước mắt và lâu dài, bộ phận và tồn cục, cá thể và cộng đồng. Đó là nhiệm vụ của Đảng bộ, chính quyền, của nhiều cơ quan và của tồn dân. Trong đó chính quyền với hệ thống cơ quan chức năng đóng vai trị chính. Xây dựng chính sách phát triển đơ thị mang tính chiến lược với cơ sở lý thuyết phát triển phù hợp.
- Trên cơ sở phân tích động thái vận hành và hiệu quả của các quy hoạch tổng thể đã có, căn cứ vào nhu cầu của cư dân, dự báo xu hướng và tác động của các yếu tố liên quan đến phát triển đô thị và quản lý đô thị xây dựng Quy hoạch chiến lược mang tính chất chung cho vùng đô thị TP.HCM, làm khung cho sự phát triển lâu dài của cả vùng. Quy hoạch vùng đô
thị phải xuất phát từ lợi ích tồn vùng, nên cần bố trí hiệu quả kết cấu hạ tầng và phân khu cho sự tăng trưởng bền vững của cả vùng, góp phần phát triển của quốc gia và cho từng địa phương trong vùng. Trong vùng đô thị TP.HCM cần phát triển các đô thị đối trọng trong vùng theo các hướng phát triển đô thị của TP.HCM để giảm bớt áp lực cho Thành phố. Phát triển đô thị đa cực trên phạm vi vùng, không giới hạn trong từng đô thị, từng địa phương. Điều này liên quanđến vấn đề liên kết vùng, quản trị vùng vốn đang là yếu kém, hạn chế hiện nay. Do vậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia phải có qui chế, qui định rõ ràng về vấn đề này, tránh tình trạng “cơ cấu kinh tế Tỉnh” như hiện nay.
- Việc quản lý quy hoạch, lựa chọn đột phá, kết hợp chỉnh trang khu vực nội đô cần phải chặt chẽ, hợp lý. Căn cứ thực lực, xem nhu cầu phân bố dân cư, kế hoạch phát triển giao thơng, lợi ích có thể đưa lại để chọn mũi đột phá, thực thi rốt ráo, dứt điểm theo qui trình. Khơng nên dàn trải và kéo dài dễ gây nên sự vi phạm quy hoạch và ảnh hưởng đến đời sống, niềm tin của dân chúng, tác động xấu đến phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị. Cần hạn chế các dự án ở những vị trí đất vàng, đất trống ở trung tâm, hay phá bỏ các biệt thự, một số nhà phố liền kề để xây nhà cao tầng, vừa làm mất cảnh quan đô thị, nhà cửa “trồi sụt”, lố nhố, vừa tăng mật độ dân cư, quá tải về giao thông đi lại.
- Để quản lý đơ thị có hiệu quả phải căn cứ vào đặc điểm xã hội đô thị. Đô thị là khởi đầu của xã hội văn minh, thể hiện qua lối sống, nếp sống đến các quan hệ của hệ thống tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của nó. Trong xã hội đơ thị mà mỗi người ở bất cứ cương vị nào hành xử theo lối nghĩ của mình, khơng đếm xỉa gì đến những qui định chung thì thành phố đương nhiên hỗn loạn. Về phát triển đơ thị mà mỗi “nhiệm kỳ” có một quy hoạch, chính sách mới thì khó tránh khỏi sự hình thành một đơ thị “chắp vá”. Ở xã hội đô thị dân chủ và tự do theo cơ chế thị trường là điều kiện quan trọng của sự phát triển. Nhưng dân chủ và tự do trong xã hội đô thị cũng đồng thời là sự bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức phải thực thi đầy đủ pháp chế và tập tục của xã hội đô thị, có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội.
- Phát triển đô thị và quản lý đô thị phải dựa trên một hệ thống thể chế, đặc biệt là hệ thống pháp luật, chính sách cũng như bộ máy thực thi pháp luật về một số đời sống đô thị như quản lý, sử dụng đất đai, quản lý giao thông, cơ sở kỹ thuật và xã hội, phát triển dân số, phân bố dân cư, thậm chí phải có cả hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến sự ăn, ở của cư dân, sử dụng các cơng trình, khơng gian cơng cộng của đơ thị… Dường như đã có tất cả những thứ đó, song lại rất thiếu cái đồng bộ, cái “cẩm nang” hoàn chỉnh, cái phù hợp với đời sống của một đô thị đặc biệt như
TP.HCM. Vì vậy mà tình trạng vi phạm về các lĩnh vực đời sống đô thị như xây dựng, sử dụng đất đai, môi trường, trật tự xã hội… dường như là “chuyện thường ngày” ở mọi nơi, mọi lúc. Xử phạt để lập lại trật tự thì có lúc thiếu cơ sở pháp lý cụ thể, có khi qui định khơng phù hợp với cư dân đô thị nên khơng “đủ đơ”, khơng có sức răn đe, làm cho xã hội nhận thấy công tác quản lý đô thị khơng có hiệu quả, khơng có tác dụng giáo dục lối sống, nếp sống đô thị cho dân chúng.
- Muốn phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại thì phải có bộ máy chính quyền quản lý thích hợp. Chức năng cơ bản của chính quyền là quản lý xã hội, phục vụ xã hội và phục vụ dân chúng. Xã hội TP.HCM là xã hội đô thị, dân chúng sinh sống ở TP.HCM là thị dân, do vậy tổ chức chính quyền ở TP.HCM phải là chính quyền đơ thị. Nhưng đến nay, bộ máy chính quyền thành phố “thống nhất” với các tỉnh thành trong cả nước, “trên có gì, Thành phố có đó”. Thiết tưởng, việc nghiên cứu để xây dựng chính quyền đô thị ở TP.HCM (và các đô thị khác trong cả nước) nên được tiếp tục để phục vụ cho công việc phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị ngày càng tốt hơn, theo hướng văn minh, hiện đại, sống tốt.
- Mục đích ci cùng của phát triển đơ thị và quản lý phát triển đô thị là phục vụ nhân dân, làm cho người dân có cuộc sống ngày càng an toàn, mức sống được nâng cao. Khơng có sự đồng thuận, đồng hành của cộng đồng, của mỗi người dân thì mọi quy hoạch tối ưu, tiên tiến, mọi giải pháp hay đều không thành hiện thực. Do vậy cần tuyên truyền giáo dục, vận động hội viên, đồn viên cùng tồn thể nhân dân tham gia tích cực vào tất cả các khâu phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị. Người dân phải là chiến sĩ tự nguyện trong các bước của qui trình, từ tham gia, đóng góp trí tuệ vào các thiết kế quy hoạch phát triển, thực thi quy hoạch, các chương trình đầu tư, sử dụng đất đai, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, thực sự là thị dân… Người dân phải biết điều hịa các lợi ích, phải biết khép mình trong khn khổ nếp sống đơ thị, phải đồng hành với chính quyền, với tồn xã hội trong sự nghiệp phát triển và quản lý đơ thị.
Tóm lại, so với nhiều thành phố khác trong cả nước, Sài Gòn – TP.HCM ra đời muộn hơn. Song do điều kiện địa lý, lịch sử, các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, thành phố đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành đô thị đặc biệt của nước ta. Qua các chặng đường phát triển và hiện nay thành phố vẫn cịn khơng ít yếu kém, hạn chế, bất cập trong phát triển đô thị và quản lý đô thị. Song với truyền thống năng động, sáng tạo của mình, với sự chung sức chung lịng của cả nước, Thành phố sẽ vượt qua chính mình, nghiêm khắc với những sai lầm, yếu kém; tự hào với những nỗ lực, thành công; tập trung tâm huyết, sức lực, nguồn lực để đạt được đỉnh cao của sự phát triển. Chân dung của Thành phố sẽ là vùng đại đô thị
(MUR - Mega Urban Region) đa trung tâm, đa cực, một Thành phố xanh và sạch, một đô thị sông nước với qui mô dân số trên 10 triệu người. Đó là một trung tâm kinh tế phát triển cao dựa trên nền tảng dịch vụ và cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao, trung tâm khoa học – công nghệ lớn, trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao và y tế kỹ thuật cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Thành phố có sự hài hịa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, con người được tự do, xã hội dân chủ. Đời sống văn hóa của Thành phố có sự kết hợp hài hịa mang nét đặc trưng của nhân dân Thành phố với văn hóa hiện đại, tạo nên nền tảng tinh thần của sự phát triển xã hội. TP.HCM sau năm 2020 là một trung tâm đa chức năng, một đơ thị sống tốt, có sức hấp dẫn trong hệ thống các đơ thị trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu trên, cần lưu ý một số nhóm giải pháp chính sách người tái định cư (hậu tái định cư) cần được quan tâm, cụ thể: