5. Phương pháp nghiên cứu
1.3 Chức năng của phép so sánh
Tác giả Đào Thản từng nhận xét rằng so sánh là một phương tiện quen dùng có thể đáp ứng yêu cầu diễn tả, làm cho lời nói có xương, có thịt
Nhận xét này cũng đã phản ánh ý nghĩa của lối so sánh đối với nhu cầu diễn tả tình cảm, những vấn đề liên quan đến cuộc sống của con người, qua lối so sánh lời nói hay cách diễn đạt của họ trở nên được đầy đặn, có “xương”, có “ thịt” hơn.
Vai trị chủ yếu của lối so sánh, theo các nhà tu từ học tiếng Việt, thể hiện ở hai chức năng : nhận thức và biểu cảm.
1.3.1 Chức năng nhận thức
Chức năng nhận thức là chức năng làm sáng tỏ sự vật hiện tượng được nói tới, lấy cái đã biết làm ví dụ cái chưa biết để khiến người ta biết
So sánh vốn là một thao tác tư duy, cho nên về bản chất nó vốn có chức năng này. Thơng qua so sánh và bằng so sánh, cái cần tìm hiểu, biểu đạt sẽ hiện lên cụ thể hơn và vì thế mà dễ hiểu hơn. Bởi vì thơng thường cái đem ra so sánh thì thường là cái trừu tượng, qua lối so sánh, đối chiếu cái trừu tượng này với cái cụ thể thì làm cho cái trừu tượng này mất tính trừu tượng, nhờ thế mà dễ hiểu hơn
Thấy bạn mà chẳng thấy chàng
Nỗi lịng của người con gái khi khơng thấy người yêu thật là điều khó diễn thành lời. Đó là những cung bậc cảm xúc của tình yêu nên ắt hẳn khơng thể nào có được sự định hình, định tính trong cách diễn đạt. Nó thuộc về cái gì đó trừu tượng. Song, chính vì thế, nghệ nhân dân gian đã mượn đến lối so sánh như công cụ đắc dụng. Bằng lối so sánh nỗi lịng khó nắm bắt kia lại trở nên gần gũi và nhận thức được : khơng gặp mặt chàng lịng dạ em buâng khuâng như vừa bị đánh mất lạng vàng. Vàng là vật rất có giá trị đối với con người, xét về mặt vật chất. Chính vì thế trong lối so sánh này “chàng” bằng vàng, chàng là điều quý quá đối với “ em”, không thấy được chàng chẳng khác nào người ta vừa bị đánh mất của cải có giá trị.
1.3.2 Chức năng biểu cảm
So sánh tu từ là công cụ giúp con người nhận thức sâu sắc hơn những phương diện nào đó của sự vật. Tuy nhiên, nói thế khơng có nghĩa rằng so sánh tu từ chỉ có chức năng nhận thức bới như vậy thì so sánh tu từ khơng khác gì là so sánh luận lý. Chúng khác nhau ở chỗ, so sánh tu từ còn là phương tiện biểu cảm. Nói cách khác, so sánh tu từ cịn có chức nắng biểu cảm.
Chức năng biểu cảm là chức năng biểu hiện các tình cảm, thái độ về đối tựợng được nói đến. Nói theo tác giả Cù Đình Tú : Qua bất cứ một phép so sánh tu từ nào người ta cũng có thể nhận ra long yêu ghét, ý khen chê, thái độ khẳng định hay phủ định của người nói đối với đối tượng được miêu tả.
Trông anh như thể sao mai Biết rằng trong có như ngồi hay khơng
(Ca dao)
Hình ảnh “sao mai” gợi cho người đọc hình ảnh về đối tượng “anh”: một người con trai có vẻ bề ngồi đẹp và thu hút thiện cảm của người giao tiếp. Nhưng câu cuối là lời phát biểu ý nghĩ, nhận xét của người phát ngơn. Có thể là người con gái nói người con trai , là lời của nhân dân trong ca dao này: anh đẹp đấy nhưng biết đâu “ trong có như ngồi hay khơng”. Anh có được vẻ đẹp bề ngồi nhưng có thể chỉ là ở hình thức trau chuốt bóng bẩy mà bản chất bên trong là dấu chấm hỏi. Lời và ý rất tế nhị, rất lịch sự nhưng cũng đủ làm những ai nếu chỉ có vỏ “nước sơn” phải méo mặt mà khơng thể trách người nói được. Bên cạnh đó, thái độ và quan điểm chọn bạn của người phát ngơn trong bài ca dao trên cịn được thể hiện rõ: em khơng chỉ chú
trọng vào hình thức bên ngoài mà điều quan trọng là phẩm chất bên trong. Cái Đẹp là sự kết hợp của cả hai : hình thức và nội dung.
Lời ít nhưng dụng ý nhiều nên câu phát ngôn tạo dấu ấn trong lịng người tiếp nhận. Đã là dấu ấn thì rất khó phai trong lịng người cảm thụ.