Hình ảnh của phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình Việt Nam

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 48)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2 Hình ảnh của phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình Việt Nam

Ở bài viết Nhận diện cấu trúc và biện pháp so sánh tu từ trong tác phẩm văn

chương, tác giả Đậu Thành Vinh nhận định “ Có thể nói cái hay, giá trị đặc biệt của

một SS (so sánh) chính là việc lựa chọn cái SS…Khi đã chọn được một hình ảnh SS hay thì việc có đưa ra hay giấu đi cơ sở SS vẫn làm cho người đọc cảm thấy thích

thú, tâm đắc, vẫn kích thích óc tưởng tượng.”[33;17] .

Phát biểu trên đã nói lên tầm quan trọng của hình ảnh so sánh bởi cái so sánh chính

là hình ảnh so sánh trong phép so sánh tu từ.Chính yếu tố được chọn làm chuẩn để so sánh sẽ thể hiện quan điểm, thẫm mỹ và tình cảm của tác giả đến đối tượng được đề cập.

Nhân bàn về cấu trúc so sánh trong tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thế Lịch đưa ra nhận xét: yếu tố so sánh mang trong mình nó sắc thái tâm lí, tư tưởng dân tộc, sắc thái mỗi phong cách ngôn ngữ. Yếu tố này cũng quyết định mọi giá trị của so sánh.

Đây cũng là lí do chúng tơi tiến hành khảo sát hình ảnh của phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình.

Qua khảo sát hình ảnh được chọn so sánh của 437 lượt so sánh tu từ trong ca dao, chúng tơi phân chia hình ảnh so sánh chủ yếu thành các trường hợp sau:

- Hình ảnh so sánh là thực vật - Hình ảnh so sánh là lồi vật. - Hình ảnh so sánh là đồ vật

- Hình ảnh so sánh là hiện tượng thiên nhiên

2.2.1 Hình ảnh so sánh là thực vật

Về hình ảnh so sánh là thực vật, các lồi thực vật được chọn làm hình ảnh so sánh trong ca dao trữ tình là: các loại hoa, bầu, bí, trái chanh, trái táo, mướp, cây

quế, bèo, rau má, cau trầu, dừa… Đặc biệt, hình ảnh so sánh hoa có tần số sử dụng

cao nhất. Hình ảnh so sánh này chủ yếu xuất hiện ở đề tài viết về phụ nữ, tình yêu. Riêng đề tài về người phụ nữ, hình ảnh so sánh hoa xuất hiện 37 lượt, và đề tài tình u có 3 lượt.

Ở đề tài viết về người phụ nữ, dân gian đưa vào ca dao trữ tình các lồi hoa

phụ nữ Việt Nam một cách sinh động nhất. Tuy vận dụng nhiều loại hoa để ngụ ý mô tả về người con gái nhưng mỗi loại lại thể hiện những sắc thái ý nghĩa khác biệt nhau, không trùng lắp, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu giải bày tâm tư, tình cảm của dân gian ở nhiều khía cạnh trong đời sống hằng ngày.

Dựa vào sự quan sát về thế giới hoa cỏ trong thiên nhiên của mình, dân gian thấy được những tính chất, đặc điểm khác nhau và các trạng thái khác nhau của lồi hoa. Kiến thức đó gợi cho dân gian những sự liên tưởng phong phú, đa dạng đến cuộc sống của người phụ nữ.

Trong số 37 lượt xuất hiện của hình ảnh so sánh hoa mà tác giả dân gian đã sử

dụng, có nhiều loài hoa cũng như nhiều trạng thái khác nhau của “cuộc đời” loài hoa.

- Hoa nở trên cành, hoa trên cành : thường chỉ người con gái đẹp nói chung, và biểu thị giá trị đáng trân trọng đối với người con gái.

Trong đó có các lồi hoa như hoa sen, hoa nhài , hoa hồng, hoa quế…:

1/ Em là con út nhất nhà Lời ăn tiếng nói thật là khoan thai

Miệng cười như nhánh hoa nhài Như nụ hoa quế, như tai hoa hồng

2/ Má hồng như thể tô son Đơi mơi cắn chỉ trơng mịn con ngươi

Ra đường nghiêng nón cười cười Như hoa mới nở như người trong

3/ Em như một cụm hoa hường Thấy xinh mà sờ đến mắc đường chông gai

4/ Em như cái búp hoa hồng

Vẻ đẹp của người con gái là sự tổng hòa các nét duyên dáng mộc mạc: lời ăn tiếng nói khoan thai, vẻ đẹp trên đơi mơi mọng, gò má hồng và đặc biệt hơn hết là nụ cười.

Vẻ đẹp của người phụ nữ bao giờ cũng gắn liền nụ cười. Dường như mọi nét đẹp của họ đều được xuất phát từ nụ cười duyên dáng. Với hình ảnh so sánh hoa nhài nụ cười người con gái tốt lên nét đẹp kín đáo, dịu dàng, đầy sự cuốn hút. Đó

cịn là nét đẹp thoang thoảng hương thơm. Nụ cười của người phụ nữ in đậm vào tâm trí của bao nam nhân nên trong lời nhắn gởi trước lúc chia tay, người đi chẳng bảo :

Mình về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười

Lối ví von nụ cười với hình ảnh hoa trở thành khuôn mẫu họa nên vẻ đẹp của con người nói chung. Từ đây, có thể nhận ra vẻ đẹp của người Việt. Đó là vẻ đẹp hài hịa của hương và sắc.

Chàng là con thứ mấy trong nhà Mà chàng ăn nói mặn mà có duyên? Cái miệng chàng cười như cánh hoa nhài

Như chùm hoa nở như tai hoa hồng Ước gì được lấy làm chồng, Để em làm vợ em trơng cậy nhờ

Hình ảnh so sánh là các lồi hoa vừa gợi hình ảnh vừa thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với người con gái.

Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao, có sự khác nhau về ý nghĩa biểu tượng hoa, đặc biệt là hoa nhài, giữa dòng văn học dân gian và văn học viết xưa, thơ Nôm. Trong ca dao, dân gian quan niệm hoa lài là biểu trưng cho cái đẹp, cái duyên, sự chung thủy . Trái ngược với quan niệm đó, phần lớn các nhà thơ ở nền văn học viết xưa và cả một số nhà thơ hiện đại lại gán những suy nghĩ thấp kém, xem thường hoa nhài.

Như thế, qua suy nghĩ của mình về hoa, dân gian đã cho thấy quan niệm nhân sinh của họ : họ chuộng sự giản dị, chung thủy và cái đẹp duyên dáng kín đáo bên trong hơn. Vì thế thơng thường khi lựa chọn hoa làm hình ảnh so sánh với người con gái, dân gian đều chọn những hoa bình dị nhưng có cái đẹp bên trong,

khơng phải ở hình thức sặc sở bên ngoài của hoa. Người con gái Việt Nam cũng vậy. Cái làm nên vẻ đẹp tạo nên giá trị của họ chính là vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong, vẻ đẹp ở tâm hồn.(cái nết đánh chết cái đẹp)

- Hoa nở rồi hay hoa tàn : Người con gái đã có chồng, người con gái không được hạnh phúc, số phận phải phụ thuộc vào kẻ khác, không tự quyết định số phận mình.

1/ Thiếp như hoa đã nở rồi Xin chàng che lấy mặt trời cho tươi

2/ Em như hoa nở trên cành

Anh như con bướm lượn vành bên hoa Bây giờ anh lấy người ta

Như dao cắt một em ra làm mười

3/ Anh như cánh phượng song loan,

Em như nụ rữa hoa tàn đêm khuya

Hình ảnh so sánh hoa mang nhiều ý nghĩa biểu trưng cho vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp tâm hồn và số phận nhiều bất hạnh hơn hạnh phúc của người phụ nữ.

Song song đó, hình ảnh so sánh hoa cịn cho thấy thái độ trân trọng, yêu quý dành cho người phụ nữ. Bởi hình ảnh hoa đại diên cho cái đẹp và những giá trị đáng được nâng nêu. Các lồi hoa đều được bàn tay chăm sóc ân cần của con hay được con người ngấm nhìn với thái độ quý yêu. Do đó, khi hoa được chọn làm hình ảnh so sánh với người phụ nữ, dân gian đã đặt giá trị của hai thực thể này bằng nhau. Trong tư tưởng của dân gian, người phụ nữ là biểu hiện của cái đẹp, của những gì rất đáng nên yêu quý trân trọng. Đây có thể coi như dấu tích của ý thức mẫu hệ từ xưa. Người Việt vốn biết quý trọng người phụ nữ.

1/ Em như cái búp hoa hồng

Anh giơ tay muốn bẻ về bồng nâng niu.

2/ Khi xưa ở với mẹ cha Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành

Chính vì họ nhận ra giá trị đáng quý của người phụ nữ nên họ càng thấm thía nỗi đau khi giá trị đó bị chà đạp. Có thấm thía nên họ mới dùng những hình ảnh gợi nhiều chua xót. Đó là hình ảnh quả bí, bèo, miếng cau khơ, trái chanh, quả xồi,

quả ớt …Những hình ảnh này tựu trung lại ở một điểm: không khả năng tự làm chủ

mà phải phụ thuộc vào những tác động bên ngoài. Chúng ở thế bị động, bị tác động từ bên ngồi. Đó cũng là mẫu số chung cho thân phận người phụ nữ của xã hội đương thời

1/ Chàng ơi ! Thương thiếp mồ côi, Như bèo cạn nước biết trôi đằng nào?

2/ Thân em như quả xoài trên cây Gió đơng, gió nam, gió tây, gió bắc Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành Một mai rụng xuống biết vào tay ai

3/ Em như ngọn cỏ phất phơ

Anh như con nghé ngơ ngơ giữa đồng.

Số phận cay đắng ấy ập đến với người phụ nữ bởi gót giày xâm lăng phương Bắc mang theo những lệ giáo phong kiến hà khắc, đặt nền móng cai trị trên vùng đất phương Nam nhỏ bé này.

Xuất phát từ sự quan sát thiên nhiên hoa cỏ, dân gian còn dùng biểu tượng hoa ở chủ đề viết về tình u đơi lứa.

Hầu hết biểu tượng hoa trong đề tài này là biểu tượng hoa mới nở và hoa một chùm. Dân gian chọn lọc giai đoạn đẹp nhất trong vịng đời của lồi hoa để gởi gắm tấm lịng trân trọng tình cảm của họ. Tình yêu là một trong những điều thiêng liêng, đẹp nhất của con người.

1/ Mình với ta như con một nhà Như áo một mắc như hoa một chùm

2/ Đôi ta như nước trong chum Như hoa mới nở một chùm trên cây

3/ Đôi ta như nước trong chum

Như hoa một chùm mới nở trên cây

4/ Đôi ta như con một nhà Như áo một mắc, như hoa một chùm.

Biểu tượng hoa cịn được dùng làm hình ảnh so sánh với sự thanh lịch, giá trị của con người:

1/ Chẳng thanh cũng thể hoa mai

Chẳng lịch cũng thể con người Tràng An

2/ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Chẳng lịch cũng thể là người Tràng An

Tóm lại, những dẫn chứng trên đã cho thấy: dân gian thường dùng hình ảnh

hoa trong cách so sánh với người phụ nữ nói riêng, vẻ đẹp của con người nói chung

và tình u nam nữ , tình chồng vợ.

Cách chọn hoa như tiểu chuẩn của cái đẹp, biểu trưng cho cái đẹp của dân gian đã phản ánh ý thức xem thiên nhiên làm thước chuẩn cho cái đẹp.Từ đó văn hóa trọng thiên nhiên, muốn sống hòa thuận cùng thiên nhiên của dân gian ta, dân tộc của nền văn hóa thuần nơng được phản chiếu rõ rệt. Họ quan sát thiên nhiên không phải chỉ để chiếm lĩnh, làm chủ thiên nhiên mà qua đó họ biết tơn trọng thiên nhiên.

Ngược lại, trong nền văn học viết, xuất hiện nhiều sự ngoại lệ. Chuẩn mực so sánh của các nhà thơ, nhà văn đơi khi chính là vẻ đẹp của con người. Nhà thơ Nguyễn Du từng làm câu thơ : “Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da”

Hay những nhà thơ hiện đại sau này như Xuân Diệu, cũng lấy con người làm thước đo cho cái Đẹp của thiên nhiên :

“Lá liễu dài như một nét mi công”(Nhị hồ)

Như chúng ta đã biết , Việt Nam là một nước có nền văn hóa gắn liền thế giới thực vật nên hầu như con người Việt Nam thích chọn thực vật làm hình ảnh so sánh. Vì vậy, trong số hình ảnh so sánh trong phép so sánh tu từ ở ca dao trữ tình mà chúng tơi khảo sát thì hình ảnh so sánh thực vật chiếm ưu thế. Hình ảnh này

xuất hiện đặc biệt nhiều khi dân gian miêu tả các thang độ cảm xúc, cung bậc tình yêu.

Hình ảnh đó thường là hình ảnh gợi ra cảm giác cảm tính để biểu trưng về mức độ, sắc thái riêng.

1/ Những nơi mà chát như sung,

Mà cay như ớt em tung mình vào.

2/ Miếng trầu ăn ngọt như đường

Đã ăn lấy của phải thương lấy người

3/ Anh ra đi cay đắng như gừng,

Đường xa xôi ngàn dặm, khuyên em đừng nhớ thương.

Nhìn chung, bên cạnh hình ảnh so sánh là hoa , thế giới thực vật mà tác giả dân gian đem vào ca dao thông qua phép so sánh tu từ rất đa dạng. Đó là sung, ớt,

cà, muối, ngó sen, rau cần, dưa, đậu, cây lúa…

Có một đặc điểm dễ nhận ra là các hình ảnh so sánh là thực vật lại có liên quan đến văn hóa ẩm thực của dân gian. Nói cách khác, chúng là thực phẩm hằng ngày của họ.Cách so sánh đó trở thành cách nói truyền thống của dân tộc như cay

như gừng, cay như ớt, nhạt như canh cần nấu suông, nhạt như rượu pha nước hồ, chát như sung, ngọt như đường, mềm như dưa…Ngay cả việc đồng ý hay không

đồng ý của cha mẹ với chuyện nợ duyên con cái, dân gian cũng so sánh với hình ảnh đậu ngâm mà chưa chà…

Điều này có thể xuất phát từ văn hóa ẩm thực của người Việt. Họ vốn rất coi trọng cái ăn : có thực mới vực được đạo và cộng với tính hay quan sát nên ngay

trong việc ăn uống, họ cũng nghiệm ra đạo lý xử sự của con người. Có lẻ đối với dân tộc mà cái ăn có vị trí quan trọng như vậy thì cách so sánh mức độ cảm xúc tình cảm trừu tượng bằng vị giác cụ thể, thiết thực là hiệu quả nhất. Hơn nữa, người Việt lại vốn thích sự cụ thể, cái có thể nắm bắt được, xảy ra ngay trong đời sống thực. Nên dù họ bước vào thế giới tình cảm trừu tượng, khó nắm nắm bắt thì ngay lập tức họ nhìn, cảm nhận và diễn đạt chúng bằng thế giới thực, rất cụ thể của họ. Vậy mới thật thú vị trong tư duy so sánh của người Việt!

Với những gì đã được trình bày có thể đưa ra kết luận : qua sự chọn lọc những gì quan sát được trong thế giới thực vật xung quanh của mình dân gian đã mượn những hình ảnh thực vật gần gũi , có thực trong đời sống hằng ngày để diễn đạt tình cảm và vẻ đẹp của con người. Đặc biệt là vẻ đẹp lẫn thân phận của người phụ nữ được khắc họa sinh động và trọn vẹn bằng biểu tượng hoa.

Song song đó, chúng tơi nhận thấy hình ảnh so sánh là thực vật có vai trị ý nghĩa trong mối quan hệ ngữ nghĩa với đối tượng được so sánh.

Hình ảnh so sánh là các loài thực vật: gừng, sung, mía…thường xuất hiện

chủ yếu trong kiểu so sánh có mặt cơ sơ so sánh và các hình ảnh so sánh này bao giờ cũng gợi lên cảm giác cảm tính để biểu trưng về mức độ cao với những sắc thái riêng cho thang độ phẩm chất hay trạng thái được nêu ở cơ sở so sánh.

1/ Đêm qua mới gọi là đêm

Ruột xót như muối , dạ mềm như dưa

2/ Người ta trắng nõn trắng ngà Mình thì đen thủi như là củi thui

3/ Anh đã có vợ con rồi, Sao anh cịn ước hoa hồi cầm tay?

Hoa hồi nữa đắng nữa cay, Nữa ngọt như mía nữa cay như gừng.

Trong các bài ca dao trên, các hình ảnh so sánh như gừng, mía, củi thui, dưa lần lượt biểu thị thang độ tính chất: cay, ngọt, đen và mền. Hình ảnh so sánh gừng biệu thị cho mức độ của tính chất cay ở đối tượng được so sánh: hoa hồi. Tương tự, ta có các lối ví ngọt như đường, đen như củi thui, mềm như dưa.

Hình ảnh so sánh là các loài hoa và cây cỏ tập trung phân bố ở ca dao có nội dung về người phụ nữ hay tình u đơi lứa. Kiểu cấu trúc so sánh được vận dụng trong ca dao này thường khuyết cơ sở so sánh, hình ảnh so sánh hoa gợi lên biểu tượng về chính thuộc tính của cái được so sánh. Nói cách khác, chính nhờ hình ảnh so sánh hoa dân gian gửi gắm được trọn vẹn thông điệp cần truyền tải về người phụ

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)