Mơ hình A+B

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 42)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3 Mơ hình A+B

Đứng sau hai cấu trúc A + X + tss + B và A + tss +B là kiểu cấu trúc so sánh

A + B. Cấu trúc so sánh này phân bố chủ yếu ở ca dao có nội dung nêu lên những

kinh nghiệm sống, cách nhìn nhận, bình phẩm về tính cách con người cũng như những quy tắc xử sự giữa người với người.

1/ Áo người mắc đọan cởi ra,

Chồng người ấp mượn, canh ba lại hoàn.

2/ Bầu già thì mướt cùng xơ, Nạ lịng trang điểm gái tơ mất chồng.

3/ Cá tươi thì xem lấy mang, Người khơn xem lấy hai hàng tóc mai

4/ Rồng vàng tắm nước ao tù

Người khôn ở với người ngu nặng mình.

Nổi bậc lên từ nội dung ca dao trong trường hợp này là những triết lý dân gian hay còn gọi là lẽ thường. Những lẽ thường được nghệ nhân dân gian vận dụng khéo léo vào từng lời ca dao. Cấu trúc so sánh A + B giữ vai trò quan trọng trong

cách diễn đạt những lẽ thường đó.

Qua khảo sát các câu (bài) ca dao có sử dụng cấu trúc so sánh trên, chúng tôi nhận thấy :

- Vế B (đối tượng so sánh) được đưa lên trước vế A ( đối tượng được so sánh).Vế B thường nêu lên những lẽ thường trong tự nhiên.

Chính lẽ thường được nêu ở vế B tạo sức thuyết phục mạnh mẻ cho lẽ thường nêu ở vế A. Nội dung nằm ở vế B bao giờ cũng làm tiền đề cho nội dung biểu đạt ở vế A.

Áo người mắc đọan cởi ra,

Chồng người ấp mượn, canh ba lại hồn.

Có thể thấy, câu ca dao truyền tải đến người cảm thụ một thông điệp rất rõ ràng : chồng người vẫn là chồng người, khơng có sự thay đổi được điều này.

Để thực hiện hiệu quả được thông điệp trên, nghệ nhân dân gian đã nêu lên lẽ thường trong đời sống hằng ngày ở vế B: chiếc áo của người dù có thích thì chỉ có thể sở hữu một thống chốc rồi hồn trả lại cố chủ. Bởi áo đó là áo mượn, nào phải chiếc áo của ta nên áo người mắc đoạn cởi ra là vậy. Đây là điều hiển nhiên, được thừa nhận như quy tắc sống hợp đạo lý của người Việt. Chính sự thừa nhận như một điều tất nhiên trong cuộc sống kéo theo sự chấp nhận điều tất nhiên, lẽ thường khác trong đời sống xã hội nêu ở vế A: chuyện chồng vợ. Chồng của người thì vẫn là chồng của người, khác chi chuyện cái áo mượn kia. Chồng người dù có ấp ơm thì vẫn là chồng “mượn”, đến một thời gian nào đó chồng “mượn” cũng phải được “trả về”. Nếu chuyện cái áo mượn phải được trả về cố chủ thì hẳn nhiên chồng người khơng thể là chồng ta.

Qua đây, có thể tái khẳng định rằng sức mạnh để tạo nên sự thuyết phục trong lập luận của dân gian có một phần vai trị của cấu trúc so sánh A +B. Đây có thể là lí do vì sao cấu trúc này xuất hiện nhiều ở ca dao có nội dung nêu lên những triết lí dân gian.

2.1.4 Mơ hình X + tss + B

Cấu trúc so sánh X + tss + B khuyết vế A (đối tượng được so sánh) thường phân bố chủ yếu ở ca dao có nội dung phản ánh “sự đời”.

1/ Dững dưng như cá vào lờ, Khi vào thì dễ bây giờ khơn ra

Tiếc thay hoa hỡi là hoa Mùa xuân chẳng nở, nở ra mùa hè.

2/ Học hành ba chữ lem nhem Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua

3/ Bấy lâu gắn bó thề nguyền Bây giờ lơ lửng như thuyền đứt dây.

4/ Khi xưa đằm thắm muôn phần

Bây giờ nhạt như canh cần nấu suông

Khi xưa đằm thắm như hoa

Bây giờ đã nhạt như rựơu pha nước hồ

Sự đời được phản ánh trong ca dao ở cấu trúc so sánh khuyết vế A nghiêng

về những mặt khơng tích cực. Đó là sự đánh giá, bày tỏ thái độ khơng đồng tình của dân gian trước sự thay đổi tính cách theo hướng tiêu cực, hay nhận xét trước các sự tình trái ngược của cuộc sống chung quanh.

Với nội dung này cấu trúc so sánh khuyết vế A mang đến hiệu quả nhất định. Dân gian có thể hướng sự đánh giá của họ đến mọi đối tượng trong xã hội đương thời, khơng bó hẹp ở cá nhân nhất định nào. Hơn nữa, đây là sự đánh giá chủ quan của dân gian đối với cuộc sống xung quanh. Đối tượng được đề cập vắng mặt thể hiện rõ hơn ý tứ tế nhị của dân gian. Mục đích của nhận xét không phải dừng lại ở việc khiển trách một cá nhân . Thơng qua đó, dân gian nêu lên bài học xử sự trong cuộc sống.

Ngoài ra, sự vắng mặt vế A (đối tượng được so sánh) có thể được nắm bắt

căn cứ vào cơ sơ so sánh, ngơn cảnh và tình huống cụ thể.

Những lí giải trên vừa là nguyên nhân vừa là tác dụng của cấu trúc so sánh khuyết vế A xuất hiện ở ca dao có nội dung phản ánh sự đời của dân gian.

Tung tăng như cá vào lờ

Trơng ra khơng được ngồi ngờ là vui.

Ở đây, đối tượng được so sánh không xuất hiện trực tiếp, chỉ có cơ sở so sánh: tung tăng, từ so sánh như và đối tượng so sánh: cá vào lờ.

Trong câu (bài) ca dao trên, cá vào lờ là hình ảnh có tính cảm tính, gợi lên biểu tượng về sự trái ngược giữa hình thức bên ngồi và bản chất bên trong. Cụ thể, vẻ ngoài thảnh thơi, tung tăng của con cá vào lờ dễ dàng đánh lừa đôi mắt con người. Việc bơi vào của con cá thật thông dong thoải mái. Nhưng sự thật không tốt đẹp

như sự việc đang diễn ra trước mắt. Bởi thật sự trong ra khơng được mà bên ngồi

cứ ngở là vui. Cá vào lờ là đánh mất sự tự tại của chính nó thì sao gọi là vui, là hạnh

phúc được.

Nhưng dân gian không phải dừng lại ở cái vốn có thơi mà họ muốn vươn đến cái nên hay khơng nên có qua sự mô tả cái vốn có đó. Trong trường hợp câu ca dao trên, cái vốn có là hành động bị mắt lừa của con cá vào lờ và cái hướng đến là cái khơng nên có: con người khơng nên chỉ đánh giá bên ngồi mà nên chú tâm đên nội tại bên trong, đừng nên bị đánh lừa dễ dàng bởi hình thức bên ngồi dù rằng có tận mắt thấy. Có đặt vào tình huống hồn cảnh cụ thể thì mới có thể hiểu rõ sự tình đang diễn ra. Bài ca dao trên như lời cảnh tỉnh cho con người trước những cám dỗ cuộc đời. Đồng thời ,nó như lời nhắn nhủ nhẹ nhằng đến người tiếp nhận về thái độ, cách sống của con người.

Các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh được sử dụng trong cấu trúc so sánh này chủ yếu là như.

2.1.5 Mơ hình B bấy nhiêu…A bao nhiêu

Cấu trúc so sánh xếp cùng vị trí thứ tư với cấu trúc X + tss+ B là cấu trúc B

bấy nhiêu A bấy nhiêu. Tổng số lượt mà cấu trúc này xuất hiện là 51 lượt trong ca

dao trữ tình. Các trường hợp xuất hiện cấu trúc này rơi nhiều vào đề tài tình cảm tình u lứa đơi và để nhấn mạnh nỗi nhớ thương trong tình u. Các hình ảnh giữ vai trị đối tượng so sánh ở cấu trúc này có tính chất định lượng, định tính.

Để lột tả những thang bậc của cảm xúc, nỗi nhớ trừu tượng dân gian đã vận dụng cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.

Cây đa rụng lá đầy đình

Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu

Thật hóm hỉnh dễ thương trong tình yêu ở ca dao. Nỗi nhớ của đơi lứa u nhau thì vơ cùng vơ hạn. Vì vậy, người nghệ nhân dân gian vận dụng cấu trúc so sánh có cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu .

Ở câu dao này, có thể thấy đối tượng được so sánh (A) là tình yêu của những người yêu nhau dành cho người yêu mình : (ta) thương mình, đối tượng so sánh(B): lá đa, cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu kết nối hai thực thể trên lại với nhau. Câu ca dao có thể diễn giải thành : (ta) thương mình nhiều như bao nhiêu lá đa rụng kia. Nỗi

nhớ nhung chất chồng lên nhiều như lớp lá trên cây đa. Vì sao lại chọn hình ảnh lá đa để biểu đạt nỗi nhớ? Con số bao nhiêu lá đa là một con số vô định lượng. Nỗi nhớ da diết, không thể đông thành một con số trịn chỉnh nào. Kết nối hai hình ảnh này lại chính là phương cách diễn tả hiệu quả: hình ảnh lá đa cụ thể thích hợp diễn tả nỗi nhớ trừu tượng . Khi dùng cấu trúc so sánh này cũng đồng nghĩa, dân gian thực hiện một phép tính: cân đo nỗi nhớ tình u.

Cặp đại từ chỉ số lượng không hạn định diễn tả rất thành công nỗi nhớ nhung vô hạn của đôi lứa yêu nhau. Vì thế, cấu trúc này đi xuyên suốt qua thế giới tình cảm trừu tượng để mang đến sự tiếp nhận cụ thể về nỗi nhớ.

1/ Sơn lâm mấy cội tương vàng Cành bao nhiêu lá thương chàng bấy nhiêu

2/ Dừa xanh trên bên Tam Quan Dừa bao nhiêu trái em trông chàng bấy nhiêu.

3/ Dừng chèo muốn tỏ tâm tình

Sơng bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu

Nhận xét : Những phân tích trên cho phép chúng tơi nêu lên những nhận định

ban đầu về phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình.

Về cấu trúc so sánh tu từ trong ca dao trữ tình, các kiểu cấu trúc thường được dùng nhiều nhất là:

- Cấu trúc A + tss +B, A + X + tss + B và ít dùng cấu trúc A + B hơn (so với hai cấu trúc vừa nêu)

- Cấu trúc X + tss + B và B bao nhiêu…A bấy nhiêu và rất ít sử dụng cấu trúc tss+ B.

Như vậy, có thể rút ra kết luận: Với tỉ lệ 13.7 %, phép so sánh tu từ cũng là một trong các biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong ca dao trữ tình. Điều này dẫn đến kết luận kéo theo: người Việt có khuynh hướng sử dụng phép so sánh tu từ nhiều trong cách diễn đạt của họ. Điều này phản ảnh tâm lý khác nhau của hai nền văn hóa khác nhau. Người phương Đơng thiên về tình cảm trong việc giải quyết các mối quan hệ, còn người phương Tây lại căn cứ vào lí trí, logic khi giao tiếp với nhau.

Về phương tiện ngôn ngữ biểu thị quan hệ so sánh, sự phân tích trên cho thấy, dân gian sử dụng khá nhiều từ so sánh, trong đó từ so sánh như được sử dụng nhiều nhất.Các từ so sánh cịn lại lần lượt có số lần sử dụng thấp hơn. Sự xuất hiện của các từ so sánh cũng cho thấy sự phong phú của ngôn ngữ dân tộc ta.

Từ như, đặt trong quan niệm của giới tu từ học, là từ so sánh ( hay yếu tố quan hệ hay quan hệ từ) nối vế A ( vế được so sánh) với vế B ( vế so sánh) dựa trên quan điểm tương đồng giữa hai đối tượng từ là và như có sắc thái ý nghĩa khác

nhau. “ Là mang sắc thái khẳng định sự đồng nhất hoàn tồn, sự đánh giá có cơ sở

khách quan; như : sắc thái không khẳng định sự đồng nhất hoàn toàn, chỉ tương

đồng ở một khía cạnh nào đó, cảm nhận thiên về chủ quan [22;4]”.

Từ như thiên về phát hiện ngoại hàm của đối tượng, gợi cảm hứng xúc cảm thẩm mỹ. Trong khi đó, từ là thiên về phát hiện nội hàm của đối tượng, gợi cảm xúc trí tuệ.

Như thế, phần lớn tác giả dân gian thường dùng các từ so sánh mang tính chủ quan , không khẳng định và thiên về phát hiện bề ngoài, ngoại hàm của các đối tượng để gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ. Hơn nữa, sự so sánh của dân gian nhằm để miêu tả , phản ảnh, phát biểu cảm nhận, cách nhìn của dân gian về đối tượng được giới thiệu đến mà không phải là một sự định nghĩa về đối tượng đó thơng qua một khía cạnh giống nhau của hai đối tượng: đối tượng được so sánh và đối tượng làm chuẩn so sánh. Sự so sánh này là do quá trình quan sát và tư duy liên tưởng của dân gian ta từ cuộc sống xung quanh .Từ đó, dân gian có được cách nhận định đầy hình ảnh và giàu cảm xúc thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, qua đối chiếu hai bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy nhiều trường hợp, từ so sánh là những từ song tiết. Các từ song tiết và ngữ thường xuất hiện nhiều trong ca dao với nhiều biến thể do yêu cầu niêm luật để biểu thị quan hệ đồng nhất.

Ví dụ : Từ khác: khác chi, khác nào, khác gì…

Từ như : như thể, như là, cũng như…

Tóm lại, phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình có sự đa dạng về từ so sánh , có nhiều biến thể về kiểu cấu trúc so sánh. Điều này khơng chỉ thể hiện tính phong phú của tiếng Việt mà cịn chứng tỏ “ lời nói của người Việt giàu sắc độ tu từ hơn”.

2.2. Hình ảnh của phép so sánh tu từ

Ở bài viết Nhận diện cấu trúc và biện pháp so sánh tu từ trong tác phẩm văn

chương, tác giả Đậu Thành Vinh nhận định “ Có thể nói cái hay, giá trị đặc biệt của

một SS (so sánh) chính là việc lựa chọn cái SS…Khi đã chọn được một hình ảnh SS hay thì việc có đưa ra hay giấu đi cơ sở SS vẫn làm cho người đọc cảm thấy thích

thú, tâm đắc, vẫn kích thích óc tưởng tượng.”[33;17] .

Phát biểu trên đã nói lên tầm quan trọng của hình ảnh so sánh bởi cái so sánh chính

là hình ảnh so sánh trong phép so sánh tu từ.Chính yếu tố được chọn làm chuẩn để so sánh sẽ thể hiện quan điểm, thẫm mỹ và tình cảm của tác giả đến đối tượng được đề cập.

Nhân bàn về cấu trúc so sánh trong tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thế Lịch đưa ra nhận xét: yếu tố so sánh mang trong mình nó sắc thái tâm lí, tư tưởng dân tộc, sắc thái mỗi phong cách ngôn ngữ. Yếu tố này cũng quyết định mọi giá trị của so sánh.

Đây cũng là lí do chúng tơi tiến hành khảo sát hình ảnh của phép so sánh tu từ trong ca dao trữ tình.

Qua khảo sát hình ảnh được chọn so sánh của 437 lượt so sánh tu từ trong ca dao, chúng tơi phân chia hình ảnh so sánh chủ yếu thành các trường hợp sau:

- Hình ảnh so sánh là thực vật - Hình ảnh so sánh là lồi vật. - Hình ảnh so sánh là đồ vật

- Hình ảnh so sánh là hiện tượng thiên nhiên

2.2.1 Hình ảnh so sánh là thực vật

Về hình ảnh so sánh là thực vật, các lồi thực vật được chọn làm hình ảnh so sánh trong ca dao trữ tình là: các loại hoa, bầu, bí, trái chanh, trái táo, mướp, cây

quế, bèo, rau má, cau trầu, dừa… Đặc biệt, hình ảnh so sánh hoa có tần số sử dụng

cao nhất. Hình ảnh so sánh này chủ yếu xuất hiện ở đề tài viết về phụ nữ, tình yêu. Riêng đề tài về người phụ nữ, hình ảnh so sánh hoa xuất hiện 37 lượt, và đề tài tình u có 3 lượt.

Ở đề tài viết về người phụ nữ, dân gian đưa vào ca dao trữ tình các lồi hoa

phụ nữ Việt Nam một cách sinh động nhất. Tuy vận dụng nhiều loại hoa để ngụ ý mô tả về người con gái nhưng mỗi loại lại thể hiện những sắc thái ý nghĩa khác biệt nhau, không trùng lắp, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu giải bày tâm tư, tình cảm của dân gian ở nhiều khía cạnh trong đời sống hằng ngày.

Dựa vào sự quan sát về thế giới hoa cỏ trong thiên nhiên của mình, dân gian thấy được những tính chất, đặc điểm khác nhau và các trạng thái khác nhau của lồi hoa. Kiến thức đó gợi cho dân gian những sự liên tưởng phong phú, đa dạng đến cuộc sống của người phụ nữ.

Trong số 37 lượt xuất hiện của hình ảnh so sánh hoa mà tác giả dân gian đã sử

dụng, có nhiều lồi hoa cũng như nhiều trạng thái khác nhau của “cuộc đời” loài hoa.

- Hoa nở trên cành, hoa trên cành : thường chỉ người con gái đẹp nói chung,

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)