Một số nghiên cứu điều trị VKDT bằng thuốc YHCT dùng ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính an toàn, tác dụng chống viêm, giảm đau của cao xoa bách xà trên thực nghiệm và lâm sàng bệnh viêm khớp dạng thấp giai đoạn i, II (Trang 42 - 47)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. TỔNG QUAN MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP

1.3.2. Một số nghiên cứu điều trị VKDT bằng thuốc YHCT dùng ngoài

VKDT là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính và hay tái phát, lâu ngày có thể dẫn tới tàn phế, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng sống cho BN. Bên cạnh việc dùng các thuốc uống trong để điều trị thì việc sử dụng các thuốc dùng ngồi với mục đích hỗ trợ điều trị cũng đang đƣợc các thầy thuốc lâm sàng quan tâm. Tuy nhiên những nghiên cứu về thuốc dùng ngoài trong điều trị bệnh lý khớp nói chung và VKDT nói riêng, hiện nay, còn rất khiêm tốn.

Năm 2008, nhóm nghiên cứu Lê Bách Quang, Hoàng Văn Lƣơng,

Nguyễn Hoàng Ngân của Học viện Quân y tiến hành nghiên cứu bào chế một loại kem bơi ngồi có thành phần từ dầu đà điểu có tên là Osapain cream. Chế

phẩm đƣợc nghiên cứu tác dụng giảm đau, chống viêm trên thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Osapain cream có tác dụng giảm đau trên mơ hình gây đụng dập cơ trên chuột nhắt trắng và có tác dụng chống viêm trên mơ hình gây phù tai chuột bằng Croton oil. Tác dụng chống viêm, giảm đau của

Osapain cream tƣơng đƣơng với Voltaren [91].

Dựa trên kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm, chế phẩm đƣợc tiếp tục đánh giá tác dụng trên lâm sàng. Hoàng Thị Tần (2008), đã nghiên

cứu trên 60 BN đƣợc chẩn đoán là VKDT giai đoạn I, II. Các BN đƣợc chia làm 2 nhóm, nhóm nghiên cứu dùng thuốc uống trong là bài Thấp khớp II và dùng Osapain cream bơi ngồi tại các khớp sƣng đau, nhóm đối chứng dùng

đơn thuần thuốc uống trong Thấp khớp II. Liệu trình điều trị 30 ngày. Kết quả

cho thấy, tỷ lệ BN đạt kết quả tốt và khá ở nhóm bơi Osapain cream chiểm tỷ

lệ cao hơn so với nhóm chứng với p < 0,05, đƣợc thể hiện qua việc cải thiện tất cả các chỉ số VAS, Ritchie, thời gian cứng khớp buổi sáng, chỉ số Lee trung bình ở nhóm nghiên cứu đều cao hơn nhóm chứng. Thuốc bơi ngồi

Osapain cream cũng khơng gây kích ứng da và tác dụng phụ khác trên lâm sàng [92].

Hữu Thị Chung (2009), nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng hỗ trợ

của nƣớc khoáng - bùn khoáng Mỹ Lâm trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp”. Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 150 BN đƣợc chia làm 2 nhóm, nhóm nghiên cứu dùng thuốc corticoid với cloroquin, methotrexat và kết hợp với tắm bùn - tắm khống. Nhóm chứng dùng thuốc đơn thuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhóm nghiên cứu có hiệu quả cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng thơng qua sự cải thiện các chỉ số nhƣ: thời gian cứng khớp buổi sáng, số khớp đau, sƣng, chỉ số Ritchie, VAS, DAS 28 [93].

Từ năm 1994, chế phẩm cồn đắp Boneal Cốt thống linh của Công ty Dƣợc Diên Hồng, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đƣợc nghiên cứu trên thực nghiệm và một số thử nghiệm lâm sàng tại các cơ sở y tế

Trung Quốc. Kết quả cho thấy thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, giảm ứ huyết, giảm đau, chống viêm, giảm phù nề, cải thiện vi tuần hoàn [94]. Thuốc đƣợc cấp phép đƣa vào thị trƣờng Việt Nam từ đầu 2007 với chỉ định điều trị giảm đau, chống viêm và sƣng trong các bệnh gai cột sống, bệnh khớp xƣơng nhƣ viêm khớp, thối hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên lâm sàng về tác dụng của chế phẩm tại Trung Quốc cũng nhƣ tại Việt Nam [95] chủ yếu tập trung đánh giá tác dụng của chế phẩm trên bệnh lý thối hóa khớp.

Năm 2002, Nguyễn Quang Vinh nghiên cứu tác dụng giảm đau của cao dán Hero trên BN đau khớp nói chung. Kết quả cho thấy, cao dán có tác dụng giảm đau có ý nghĩa thống kê từ ngày thứ nhất đến ngày thứ năm, nhƣng mức

độ giảm rõ nhất ở ngày đầu tiên. Tác giả kết luận, có thể dùng cao dán này để

1.3.3. Mt s nghiên cu trên thc nghiệm và lâm sàng đánh giá tác dụng chng viêm, giảm đau của nc rn và ca mt s chế phm cha nc rn.

Đỗ Tất Lợi, Trần Văn Kiên và cộng sự (1976), đã nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau của thuốc xoa bóp có chứa nọc rắn thấy có tác dụng chống viêm, giảm đau [12].

Đặng Hồng Vân, Đào Văn Phan, Nguyễn Văn Ngọc và cộng sự (1981),

đã nghiên cứu tác dụng dƣợc lý và độc tính của nọc rắn và chế phẩm dùng trong chống viêm, giảm đau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nọc rắn hổ mang với liều không gây độc (300 đơn vị chuột /100g), có tác dụng giảm đau và tác

dụng tƣơng đƣơng với aspirin. Chế phẩm có chứa nọc rắn hổ mang có tác dụng chống viêm, giảm đau trên thực nghiệm. Tuy nhiên khi dùng nọc rắn riêng với liều 300 đơn vị chuột /100g, hoặc chỉ dùng riêng phức chất (gồm methyl salicylat 6g, tinh dầu chổi 3gam, long não 3g, tá dƣợc vừa đủ 100g) cũng

khơng thấy có tác dụng chống viêm trên những mơ hình thực nghiệm, nhƣng

khi dùng chung với phức chất thì tác dụng chống viêm đã xuất hiện [10].

Dựa trên cơ sở nghiên cứu trên, năm 1984, nhóm nghiên cứu Đặng Hồng Vân, Hồng Ngọc Hùng, Đào Văn Phan và Trần Ngọc Ân đã đề xuất cơng thức bào chế thuốc mỡ có chứa nọc rắn hổ mang khô đặt tên là thuốc mỡ

Cobratox, thành phần thuốc gồm có: nọc rắn hổ mang khơ (400 đơn vị chuột), long não (3g), tinh dầu khuynh diệp (5g), methyl salicylat (6g) và tá dƣợc vừa đủ

100g. Chế phẩm này đƣợc tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại Khoa Khớp, Bệnh viện Bạch Mai. Đối tƣợng nghiên cứu là các BN đau cột sống có triệu chứng thực thể, các BN thấp khớp, viêm khớp. Phƣơng pháp thử mù kép với thuốc mỡ

dùng ở nhóm đối chứng có thành phần dƣợc chất giống thuốc mỡ Cobratox

nhƣng khơng có nọc rắn hổ mang. Tất cả BN đều không dùng bất cứ loại thuốc chống viêm, giảm đau nào, chỉ dùng 10 viên đa sinh tố một ngày. Hàng ngày

xoa thuốc mỡ vào chỗ đau, chỗ viêm 2 lần (tối đa 10g thuốc mỡ trong một ngày). Thuốc mỡ do một nghiên cứu viên đánh dấu mà cả bác sỹđiều trị và BN

đều không biết là thuốc mỡ Cobratox hay thuốc mỡ đối chứng. Tác dụng của thuốc trên BN đƣợc đánh giá trên 3 mức độ: tốt (BN khỏi ra viện mà khơng dùng thuốc nào khác), trung bình (triệu chứng viêm và đau giảm rõ, BN ra viện

nhƣng khả năng vận động cịn hạn chế) và khơng có tác dụng (phải dùng thuốc

khác điều trị). Kết quả cho thấy: Thuốc mỡ Cobratox có tác dụng tốt trên 33% BN, tác dụng trung bình trên 55% BN và 9% khơng có tác dụng. Trong khi thuốc mỡ đối chứng chỉ có tác dụng trung bình trên 33% BN còn 67% BN khơng có tác dụng. Thuốc mỡ Cobratox dùng khoảng 10g trong một ngày, trong 10 ngày liên tục không thấy tác dụng phụ và tai biến nào [97].

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu đƣợc, nhóm nghiên cứu Hoàng Ngọc Hùng, I.A. Amuraviov và V.A. Macarop, Trƣờng Đại học Dƣợc Flalchigorak Liên Xô cũ (1989), đã nghiên cứu tác dụng chống viêm của một số đơn thuốc mỡ chứa nọc rắn hổ mang, đó là thuốc mỡ N1.5 (gồm nọc rắn hổmang khô 10 đơn vị chuột, long não, tinh dầu thông, NaCL 0,9%, chất nhũ

hóa, vaselin, dimetyl sunfoxit, nƣớc cất). Mỡ B5.3 (gồm nọc rắn hổ mang khô

10 đơn vị chuột, long não, tinh dầu thông, NaCL 0,9%, ancol béo cao, dầu vaselin, paraphin cứng, nipagin, nipasol, dimetyl sunfoxit, nƣớc cất). Mỡ

B1.9 (gồm nọc rắn hổ mang khô 10 đơn vị chuột, long não, tinh dầu thông, Tween 80, ancol béo cao, nipagin, nipasol, axit stearic, NaCL 0,9%, glixerin). Mỡ L.5 (gồm nọc rắn hổ mang khô 300 đơn vị chuột, long não, tinh dầu thông, NaCL 0,9%, axit salixilic, lanolin, vaselin, paraphin, nƣớc cất). Các thuốc mỡ này đƣợc bào chế với hàm lƣợng nọc rắn hổ mang khơ khác nhau

tính theo đơn vị chuột, kết hợp với phức chất là long não và tinh dầu thông cùng với tá dƣợc khác nhau ở mỗi đơn thuốc mỡ. Kết quả nghiên cứu cho

thấy: các thuốc mỡ N1.5, B1.9, B5.3 chỉ chứa liều nhỏ nọc rắn (10 đơn vị

chuột trong 100g) nhƣng có tác dụng giảm viêm rất rõ trên chân chuột nhắt gây viêm bằng carrageenin. Nhƣ vậy, các thuốc mỡ chế tạo với các tá dƣợc và

dƣợc chất đƣợc nghiên cứu cho phép giảm hàm lƣợng nọc rắn trong thuốc mỡ

30 lần (so với thuốc mỡ chế tạo với tá dƣợc vaselin, lanolin). Điều đó khơng

chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giảm độc tính của thuốc nhƣng hiệu lực

điều trị vẫn đảm bảo [11].

Ngô Thị Kim, Nguyễn Tài Lƣơng, Trƣơng Thị Thu (1995) đã nghiên

cứu tác dụng giảm đau của Norotoxin (đƣợc điều chế từ nọc rắn hổ mang) thấy: Norotoxin ở liều 5.10-4 LD50 trên chuột nhắt trắng, có khả năng giảm cảm giác đau 3 lần so với nhóm chứng. Điều này rất có ý nghĩa vì trong ngoại khoa khi thuốc có tác dụng giảm đau hơn 2 lần, có thể xem xét để sử dụng trong phẫu thuật [98].

Hoàng Ngọc Anh, Đặng Trần Hoàng (2006) đã nghiên cứu các thành phần có hoạt tính sinh học trong nọc rắn hổ mang naja naja. Kết quả cho thấy, nọc rắn hổ mang chứa 7 thành phần có khối lƣợng phân tử khác nhau. Những thành phần này có hoạt tính enzym, độc tố, kháng khuẩn và kháng nấm khác nhau [99].

Trên cơ sở nghiên cứu tác dụng của nọc rắn hổ mang, một số chế phẩm dùng ngoài có chứa nọc rắn đã đƣợc một số công ty dƣợc ở Việt Nam sản xuất, ứng dụng trong điều trị bệnh lý cơ xƣơng khớp, thần kinh nhƣ: Najatox

của Cơng ty Cổ phần Hóa - Dƣợc phẩm Mekophar, Cobratoxan (Cobratox) của Đông Dƣợc Cửu Long, cao xoa Hồng Linh cốt do Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm Quảng Bình, cao xoa Bách xà do Công ty Nam Dƣợc sản xuất, chế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tính an toàn, tác dụng chống viêm, giảm đau của cao xoa bách xà trên thực nghiệm và lâm sàng bệnh viêm khớp dạng thấp giai đoạn i, II (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)