Khả năng và hiện thực

Một phần của tài liệu Tài liệu Triết học Mac Lenin (Trang 61 - 70)

- Bản chất trong quá trình phát triển của sự vật có sự thay đổi nên các phương pháp áp dụng trước đây cũng cần thay đổi phù hợp với bản

Khả năng và hiện thực

Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực

- Khả năng và hiện thực thống nhất biện chứng với nhau.

- Khả năng được sinh ra trong lòng hiện thực và đại diện cho tương lai ở thời hiện tại, khả năng bộc lộ hết tính tương đối của

hiện thực.

- Hiện thực bao chứa trong mình số lớn các khả năng nhưng không phải tất cả đều được hiện thực hóa.

- Sự hiện thực hóa một khả năng nào đó phải gắn với hoạt động thực tiễn, mà hoạt động chỉ thành cơng khi con người tính đến các khả năng vốn có của hiện thực.

Ý nghĩa phương pháp luận

- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần dựa vào hiện thực chứ không phải khả năng. Khi đề ra kế hoạch phải tính đến mọi khả năng để sát với thực tiễn.

Nhiệm vụ của hoạt động nhận thức là phải xác định được khả năng phát triển của sự vật.

- Phát triển là q trình mà trong đó khả năng chuyển hóa thành hiện thực, cịn hiện thực lại sinh ra các khả năng mới. Các khả năng mới trong điều kiện thích hợp lại chuyển hóa thành hiện thực.

- Trong quá trình thực hiện, cần tính đến mọi khả năng để có phương án thích hợp cho từng trường hợp.

- Cần phải lựa chọn khả năng, chú ý đến khả năng gần, khả năng tất nhiên.

- Cần tạo ra các điều kiện cần thiết để chuyển hóa khả năng thành hiện thực.

c. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp

Các quy luật khái quát cách thức, nguyên nhân và khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

- Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại  chỉ ra cách thức của sự vận động, phát triển.

- Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập  chỉ ra nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển.

- Quy luật phủ định của phủ định  chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xốy ốc) của sự phát triển.

* Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển.

- Chất: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng làm cho sự vật hiện tượng là nó mà khơng phải là sự vật hiện tượng khác.

- Lượng: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng về mặt quy mơ, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.

- Độ: là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng, là giới hạn tồn tại của sự vật hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật vẫn là nó chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác.

- Bước nhảy: là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

- Điểm nút: là khái niệm dùng để chỉ thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy.

Ý nghĩa phương pháp luận

- Phải biết tích lũy về lượng để có thể biến đổi về chất, khơng được nơn nóng hay bảo thủ.

- Khi lượng đạt được đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan. Tránh tư tưởng nơn nóng (khơng chú ý đến sự tích lũy về lượng), tư tưởng bảo thủ (không dám thực hiện bước nhảy).

- Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy.

- Phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật.

Một phần của tài liệu Tài liệu Triết học Mac Lenin (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)