Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu Tài liệu Triết học Mac Lenin (Trang 42 - 46)

II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

a. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

* Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

- Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.

- Tính chất của mối liên hệ phổ biến: Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú

 Nguyên tắc toàn diện

- Khi nghiên cứu một đối tượng, cần đặt đối tượng trong chỉnh

thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các mối liên hệ của nó.

- Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ.

- Cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với mơi trường xung quanh.

- Quan điểm tồn diện đối lập với quan điểm phiến diện một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác.

* Nguyên lý về sự phát triển

- Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.

- Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật hiện tượng. Phát triển chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt số lượng.

- Tính chất của sự phát triển: Tính khách quan, tính phổ biến, tính kế thừa, tính đa dạng phong phú

 Nguyên tắc phát triển

- Khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để cịn dự báo khuynh hướng phát triển trong tương lai.

- Phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất khác nhau nên cần tìm hình thức tác động thích hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm.

- Sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật;

chống quan điểm bảo thủ, trì trệ.

- Cần biết kế thừa các yếu tố tích cực của đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Triết học Mac Lenin (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)