Yếu tố von Willebrand

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường type 2 và mối liên quan với các biến chứng mạch máu (Trang 45 - 47)

Yếu tố von Willebrand (vWF) có vai trị quan trọng trong cơ chế đơng cầm máu, trong đó, nó đóng vai trò như một chất mang của yếu tố VIII, ngăn ngừa sự giáng hóa yếu tố này bởi protein C và có vai trị quan trọng trong q trình gắn của tiểu cầu vào vị trí mạch máu bị tổn thương. Nồng độ của vWF tăng lên khi tế bào nội mạc bị tổn thương nên nó được coi là một yếu tố chỉ điểm cho tình trạng rối loạn chức năng nội mạc. Có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa sự gia tăng nồng độ của vWF trong huyết tương với sự phát triển và tiên lượng của bệnh lý mạch vành, bệnh mạch ngoại vi hoặc đột quị. Tăng nồng độ vWF trong huyết thanh được phát hiện ở cả bệnh nhân ĐTĐ type 1 và type 2 và có liên quan với sự xuất hiện của bệnh lý thận ở những người này [76].

Nghiên cứu của Fang (2005) ở các bệnh nhân ĐTĐ type 2 cho thấy, có sự gia tăng nồng độ vWF ở những người bệnh có suy thận [77]. Theo dõi dài hạn các bệnh nhân ĐTĐ type 2, Stehouwer và cộng sự (2002) cũng nhận thấy sự phát triển của protein niệu trong quá trình diễn biến bệnh liên quan độc lập và có ý nghĩa thống kê với nồng độ nền của vWF và các yếu tố chỉ điểm khác của tình trạng rối loạn chức năng nội mạc và viêm như E-selectin, t-PA, protein C phản ứng (PCR) và fibrinogen, chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng rối loạn chức năng nội mạc và viêm mạn tính với sự phát triển của tổn thương thận trong ĐTĐ type 2 [78]. Một số tác giả khác cũng nhận thấy, sự xuất hiện của vi albumin niệu chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở những bệnh nhân có nồng độ vWF trên ngưỡng bình thường [7]. Điều này cho thấy rối loạn chức năng mạch máu có thể là cầu nối giữa albumin niệu và bệnh tim mạch do xơ vữa trong ĐTĐ. Kết quả tương tự về mối liên quan giữa

vWF và biến chứng thận cũng đã được ghi nhận ở các bệnh nhân ĐTĐ type 1.

Nghiên cứu của Domingueti và cộng sự (2015) cho thấy có biểu hiện tăng nồng độ vWF ở những bệnh nhân ĐTĐ type 1 có albumin hoặc vi albumin

niệu so với những người khơng có albumin niệu. Những người bệnh ĐTĐ type 1 có mức lọc cầu thận giảm nhẹ hoặc nặng đều có nồng độ vWF cao hơn những người có mức lọc cầu thận bình thường [76]. Tương tự, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy những bệnh nhân ĐTĐ type 1 với biểu hiện tăng thải albumin niệu có hoạt tính vWF cao hơn so với những người albumin niệu ở mức bình thường và nồng độ vWF thường tăng cao trong ít nhất 3 năm trước khi tổn thương thận xuất hiện ở người bệnh ĐTĐ type 1. Những kết quả này đã chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng rối loạn chức năng nội mạc và sự phát triển của bệnh thận ĐTĐ [7],[78].

Về mối liên quan của vWF với các biến chứng mạch máu lớn, nghiên

cứu của Standl và cộng sự (1996) bao gồm 290 bệnh nhân ĐTĐ type 2 được theo dõi trong 10 năm đã cho thấy tăng nồng độ vWF là một yếu tố nguy cơ

quan trọng đối với tử vong do bệnh tim mạch [79]. Trong một nghiên cứu khác của Tanigushi và cộng sự (2010), các tác giả đã xác định nồng độ huyết thanh của vWF và ADAMTS13, từ đó tính toán tỷ số vWF/ADAMTS13 ở các bệnh nhân ĐTĐ type 2 có và khơng có bệnh lý thận. Kết quả thu được cho thấy, có mối tương quan nghịch giữa tỷ số này với mức lọc cầu thận. Để đánh giá các bệnh mạch máu lớn do ĐTĐ, các tác giả đã xác định độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và tìm thấy mối tương quan thuận giữa thông số này với tỷ số vWF/ ADAMTS13 [80]. Nghiên cứu của Rurali (2013) cũng khẳng định việc giảm hoạt tính ADAMTS13 có liên quan với sự gia tăng nguy cơ bệnh thận và bệnh tim mạch ở người bệnh ĐTĐ type 2 [81]. Đánh giá nồng độ

vWF trong huyết thanh ở các bệnh nhân ĐTĐ type 2 là nữ giới, Soares (2011)

nhận thấy nồng độ yếu tố này tăng cao ở những bệnh nhân có tăng độ dày nội trung mạc động mạch cảnh [82]. Trong một nghiên cứu trên các bệnh nhân

ĐTĐ type 2 có tắc động mạch ngoại vi, Skeppholm và cộng sự (2009) cũng tìm thấy sự gia tăng rõ rệt nồng độ vWF ở các bệnh nhân này [83]. Verkleij (2010) cũng tìm thấy sự gia tăng nồng độ vWF ở các bệnh nhân ĐTĐ type 2 có bệnh tim mạch so với các bệnh nhân khơng có bệnh tim mạch [84]. Tương tự, nghiên cứu của Zareba và cộng sự (2001) đánh giá nồng độ của vWF trên 846 người không mắc ĐTĐ với 125 bệnh nhân ĐTĐ type 2 và 74 ĐTĐ type 1 ở thời điểm 2 tháng sau nhồi máu cơ tim, kết quả cho thấy các bệnh nhân ĐTĐ đều có nồng độ vWF cao hơn so với nhóm khơng mắc ĐTĐ [85].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường type 2 và mối liên quan với các biến chứng mạch máu (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)