2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.8. Xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được nhập trên phần mềm EXCEL 2007 và xử lý bằng phần mềm toán thống kê MEDCALC 14.0.
Tính trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn để mô tả các biến định lượng. Tính tỷ lệ % để mơ tả các biến định tính.
Sử dụng test χ2 để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ phần trăm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Tính tỷ suất chênh OR (Odds Ratio) để đánh giá mối liên quan giữa hai biến nhị phân và định tính; mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và bệnh. OR chỉ có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05 và không phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối. OR được tính theo cơng thức: OR = ad/bc. Trong đó:
a = số ca có yếu tố nguy cơ, có bệnh
b = số ca có yếu tố nguy cơ, khơng có bệnh
c = số ca khơng có yếu tố nguy cơ, khơng có bệnh d = số ca khơng có yếu tố nguy cơ, có bệnh
Sử dụng test ANOVA để so sánh trung bình của các biến định lượng có phân bố chuẩn và cùng phương sai.
Sử dụng test Kruskal-Wallis để so sánh trung bình của các biến định lượng có phân phối chuẩn khơng cùng phương sai.
Tương quan giữa hai biến định lượng: được đánh giá dựa vào hệ số tương quan Spearman (r) và mức ý nghĩa của tương quan (p). Trong đó: r > 0 là tương quan thuận và r < 0 là tương quan nghịch. Mức độ tương quan được đánh giá như sau:
| r | > 0,7 tương quan chặt chẽ. 0,5 ≤ | r | ≤ 0,7 tương quan khá chặt chẽ. 0,3 ≤ | r | < 0,5 tương quan trung bình. | r | < 0,3 tương quan yếu.
p < 0,05 tương quan có ý nghĩa thống kê
p ≥ 0,05 tương quan khơng có ý nghĩa thống kê
Phân tích đường cong ROC, tính diện tích dưới đường cong (AUC) để đánh giá giá trị dự báo biến chứng mạch máu của các chỉ số cận lâm sàng. Dựa vào AUC, giá trị dự báo của xét nghiệm được chia thành các mức sau:
0,90 < AUC 1 rất tốt 0,80 < AUC 0,90 tốt 0,70 < AUC 0,80 khá tốt 0,60 < AUC 0,70 ít giá trị
0,50 AUC 0,60 không giá trị
Sử dụng test hồi qui logistic đa biến để khảo sát mối liên quan giữa sự xuất hiện các biến chứng mạch máu của ĐTĐ với các yếu tố nguy cơ khác nhau.