5. Những đóng góp của luận văn
2.5. Nguyên nhân của sự khác biệt và hướng hội tụ giữa việt nam và quốc tế
Báo cáo bộ phận được các quốc gia trên thế giới nghiên cứu và áp dụng trên việc xem xét cả chuẩn mực kế toán quốc gia và theo sự hòa hợp với quốc tế. Theo thời gian, chuẩn mực kế tốn quốc tế đã có nhiều sự thay đổi và cải tiến phù hợp. Chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng đã dựa trên cơ sở hịa hợp với chuẩn mực kế tốn quốc tế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, VAS 28 ra đời là dựa theo IAS 14, mà chuẩn mực này hiện đã được thay thế bởi IFRS 8 bởi những hạn chế đa được nhiều nghiên cứu đề cập. Vì thế, những xem xét và thay đổi theo hướng phù hợp hơn của chuẩn mực quốc gia và chuẩn mực quốc tế mới nhất trong trình bày và cơng bố thơng tin bộ phận rất cần được quan tâm nghiên cứu. Ngoài ra, việc so sánh cũng như xem xét ứng dụng của chuẩn mực kế tốn liên quan trong trình bày báo cáo bộ phận cũng cần phải tiến hành nhằm đánh giá đúng về khả năng ứng dụng cũng như việc tuân thủ của các doanh nghiệp diễn ra như thế nào. Một nghiên cứu trong nước đã nêu ra cho thấy vấn đề xem xét báo cáo bộ phận vẫn là 1 sự bỏ ngõ lớn. Xét ở góc độ lợi ích mang lại, việc áp dụng và thực thi chuẩn mực bao 1ca1o bộ phận ở một số quốc gia đã giúp cải thiện chất lượng thông tin kế tốn được cung cấp. Vì vậy , việc hồn thiện khn khổ pháp lý liên quan đến báo cáo bộ phận tại các doanh nghiệp Việt Nam có liên quan là một vấn đề cần được chú trọng hơn.
2.6. Lý thuyết nền
Có nhiều cơ sở lý thuyết cho thấy sự tác động của các nhân tố đến trình bày BCBP trên BCTC. Trong nghiên cứu này tác sẽ tập trung tìm hiểu tác động của cơ sở lý thuyết nền: Lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết dấu hiệu, lý thuyết chi phí sở hữu, lý thuyết bất cân xứng thông tin bao hàm trong các yếu tố ảnh hưởng đến trình bày BCBP.