Chương trình từ hãng sản xuất

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng mô hình thu gom chất thải điện tử (điện thoại di động) tại việt nam (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

2.2. Đánh giá các mơ hình thu gom chất thải

2.2.1. Chương trình từ hãng sản xuất

2.2.1.1. Samsung

Theo website của Samsung, chính sách thu hồi sản phẩm cũ của Samsung khác nhau tại từng thị trường phân phối

(hình 2.2) https://www.samsung.com/us/aboutsamsung/home/, cụ thể có 17 quốc gia được cơng bố hỗ trợ.

Với các quốc gia nằm ngoài danh sách, Samsung giới thiệu dịch vụ thu gom nhưng khơng có bất kỳ chính sách áp dụng riêng với sản phẩm của mình. Đối với Việt Nam, Samsung không triển khai dịch vụ thu gom tại nhà và chỉ hỗ trợ thu gom tại các điểm dịch vụ khách hàng chính thức. Khách hàng tự mang sản phẩm tới trung tâm dịch vụ hoặc tự trả phí gửi hàng. Khách hàng khơng có thêm các quyền lợi khác để khuyến khích khách hàng. Châu Âu và Mỹ là 2 khu vực có nhiều điểm thu gom nhất (tương ứng 37 và 50). Riêng Hàn Quốc, mạng lưới vận chuyển phân phối chịu trách nhiệm hỗ trợ thu gom.

34

Apple

Chính sách thu hồi sản phẩm của Apple áp dụng cho tất cả các sản phẩm và 92 quốc gia bao gồm Việt Nam. Danh sách quốc gia có hỗ trợ dịch vụ thu gom được niêm yết tại website chính thức: https://www.apple.com/recycling/nationalservices/. Khách hành thực hiện khai báo thông tin theo hướng dẫn để được trợ giúp. Khách hàng được miễn phí dịch vụ và thực hiện 3 nhiệm vụ: sao lưu và xóa thơng tin trên thiết bị, đóng gói kèm nhãn do dịch vụ thu gom cung cấp. Mỗi sản phẩm sẽ có tài liệu thơng tin về thành phần cái chế và giá trị có thể thu được. Tuy nhiên, điểm hạn chế của dịch vụ là khơng có hỗ trợ thu gom tại nhà, khách hàng phải thực hiện mang đến hoặc gửi sản phẩm đến địa chỉ được cung cấp. Công cụ số không hỗ trợ tiếng Việt và thông tin khai báo khá chi tiết nên gây khó khăn về rào cản ngơn ngữ. Ngồi ra, Apple chỉ áp dụng chính sách đối với sản phẩm phân phối chính hãng. Trong khi đó, Việt Nam có lượng sản phẩm xách tay không nhỏ.

Hoạt động thu gom sản phẩm sau sử dụng thể hiện trách nhiệm của hãng sản xuất đối với môi trường của các quốc gia có kênh phân phối. Vì vậy, kinh phí hoạt động từ lợi nhuận thu được của hãng và không huy động các thêm liên quan. Khách hàng không được cung cấp thêm các quyền lợi khác.

35

Huawei

Huawei là thương hiệu phát triển mạnh của Trung Quốc. Hiện nay, Huawei có chính sách thu hồi điện thoại di động đã qua sử dụng và được niêm yết trên website chính thức: https://consumer.huawei.com/in/support/recycling/. Tuy nhiên, mạng lưới điểm thu gom chỉ có tại thị trường Ấn Độ thơng qua các trung tâm dịch vụ khách hàng (hình 2.4). Huawei có cơng cụ số quản lý thu gom thông qua tài khoản dịch vụ khách hàng. Do đó, cần đăng nhập tài khoản để trải nghiệm công cụ.

Xaomi

Xaomi cũng là một thương hiệu cơng nghệ của Trung Quốc. Chính sách thu hồi sản phẩm cũ chỉ áp dụng tại 2 thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Các thơng tin về chương trình khơng cơng bố tại website chính thức bản tồn cầu mà chỉ công bố tại website từng khu vực:

https://www.mi.com/in/service/support/ewastetakeback.html

Xaomi cung cấp tờ khai danh sách thành phần hóa học cấu thành sản phẩm theo EN50581 luật quản lý chất thải điện tử của Ấn Độ (hình 2.5).

Hình 2.4: Giao diện chương trình thu gom của Huawei

36

Oppo – Vivo

Tương tự Huawei, Oppo – Vivo cũng chỉ áp dụng chính sách thu gom sản phẩm sau sử dụng tại thị trường Ấn Độ. Tuy nhiên, Oppo – Vivo cung cấp dịch vụ thu gom miễn phí cho khách hàng. Danh sách các điểm thu gom của Oppo tại Ấ Độ được thể hiện tại hình 2.6 và hình 2.7. Vivo có 31 thu gom tại Ấn Độ

https://www.vivo.com/in/activity/E-Waste.

Điện thoại Việt Nam

Bphone là sản phẩm của thương hiệu Việt Nam BKAV. Tuy nhiên, BKAV chưa có chính sách thu gom sản phẩm sau sử dụng. Đối với Vsmart là thương hiệu của tập đoàn Vingroup. Mặc dù Vingroup đã từng triển khai dịch vụ thu gom pin tại chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart nhưng với dòng sản phẩm điện thoại di động Vsmart thì chưa có chính sách thu gom chính thức được đăng tải trên website.

Dựa trên thơng tin được phân tích chi tiết về chính sách của từng hãng sản xuất điện thoại di động phân phối sản phảm tại Việt Nam, có thể rút ra một số đánh giá tổng quan như sau (bảng 2.1):

37

Bảng 2.1: Đánh giá về chương trình thu gom chất thải điện tử của các hãng sản xuất Thương

hiệu

Đánh giá chi tiết Chính

sách

Chương trình

Cơ chế Quyền lợi Công

cụ số

Samsung   Trung tâm dịch vụ Mạng lưới vận chuyển

Bảo mật thơng tin Miễn phí thu gom*

 Apple   Trung tâm dịch vụ

Mạng lưới vận chuyển

Bảo mật thơng tin Miễn phí thu gom

 Huawei   Trung tâm dịch vụ Quản lý tài khoản  Xaomi   Trung tâm dịch vụ Bảo mật thông tin x

Oppo   Trung tâm dịch vụ Bảo mật thông tin x

Vivo   Trung tâm dịch vụ Bảo mật thông tin x

Bphone  x - - x

Vsmart  x - - x

Chú thích:

: áp dụng chỉ 1 quốc gia : áp dụng giới hạn ở một số quốc gia : áp dụng hầu hết các quốc gia trên thế giới

chỉ áp dụng tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng mô hình thu gom chất thải điện tử (điện thoại di động) tại việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)