Kết quả khảo sát từ các bên liên quan

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng mô hình thu gom chất thải điện tử (điện thoại di động) tại việt nam (Trang 47)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ, THẢO LUẬN

3.2. Kết quả khảo sát từ các bên liên quan

Khảo sát nhận được sự quan tâm khá lớn từ nhiều nhóm đối tượng với kết quả thu được 531 phiếu. Có 4 nhóm đối tượng chính tham gia khảo sát, bao gồm: nhóm dưới 18 tuổi, nhóm tuổi từ 18-25, nhóm tuổi từ 25-35 và nhóm trên 35 tuổi. Theo đó, người dùng cá nhân tham gia khảo sát ở nhóm tuổi từ 18-25 chiếm ⅖ tổng số người tham gia khảo sát. Tỉ lệ người quan tâm đến cuộc khảo sát này chia đều ở các nhóm cịn lại.

Số người sử dụng điện thoại thông minh gần như chiếm tuyệt đối, với 90%. Ngoài ra

điện thoại cơ bản với những chức năng nghe gọi cơ bản vẫn còn được sử dụng, nhưng chỉ chiếm thiểu số. Thực tế thị trường điện thoại di động cho thấy các mẫu điện thoại phổ thơng bền và có tuổi thọ lâu (với vịng đời hơn 10 năm), trong khi các mẫu smartphone có vịng đời ngắn hơn và nhanh chóng bị đánh giá là cũ kỹ, lỗi thời chỉ sau một vài năm. Hiện nay, xu hướng chung của các nhà sản xuất smartphone là nâng cấp thiết bị chỉ trong vòng 1 năm ra mắt. Thậm chí, một số nhà sản xuất điện thoại cịn tung ra đến 2 thế hệ trong cùng 1 năm. Chính sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất với nhau địi hỏi các cơng ty phải nhanh chóng tung ra các dịng sản phẩm mới để chiếm lĩnh thị trường. Ngay khi sản phẩm mới ra mắt thì những phiên bản trước đó thường bị bán lại rất nhiều mặc dù không bị lỗi. Giá thành của loại sản phẩm cơng nghệ này tuy có nhiều phân khúc nhưng ngày càng rẻ

Hình 3.2: Phân bố nhóm tuổi người tham gia

23% 38% 19% 20% Dưới18 tuổi 18-25 tuổi 25-35 tuổi Trên35 tuổi

48

hơn và phù hợp với mọi đối tượng. Điều này dẫn đến một thực tế rằng số lượng điện thoại được sản xuất và tung vào thị trường ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, cùng với đó là bài tốn đặt ra làm thế nào để xử lý một số lượng tương ứng điện thoại cũ hoặc hỏng bị thải ra hàng năm và bị coi như rác thải điện tử.

Khảo sát đã đặt ra vấn đề liệu rằng điện thoại di động cũ có ảnh hưởng như thế nào đối với mơi trường và sức khoẻ của con người. Kết quả thu được cho thấy 98% số người tham gia khảo sát có ý thức về sự nguy hại của rác thải điện thoại đối với môi trường và sức khỏe. Phần lớn lựa chọn cho rằng những kim loại nặng như Chì, Thủy ngân, Arsen trong thành phần các hợp chất có trong linh kiện điện thoại cũ có thể phát thải ra mơi trường và có hại đến sức khỏe con người. Đây là một tín hiệu tốt chứng tỏ mọi người có nhận thức được về tính nguy hại của rác thải điện thoại và ngày càng quan tâm hơn những vấn đề về môi trường và sức khỏe.

10%

90%

Cơ bản Thơng minh

49

Mặc dù vậy, kết quả thu được từ cách xử lý đối với các loại rác thải điện tử, cụ thể ở đây là điện thoại, lại khá mâu thuẫn với nhận thức về sự nguy hại của nó. Có tới 55% người tham gia khảo sát chọn phương án giữ lại điện thoại cũ hoặc bị hỏng trong nhà. Phần còn lại chọn hướng xử lý là bán lại cho các cơ sở thu mua hoặc vứt trực tiếp vào rác thải sinh hoạt. Điều này cho thấy nhận thức của người dân về hoạt động tái chế chất thải điện tử còn chưa đúng đắn, còn nhầm lẫn giữa việc coi chất thải điện tử là rác hay là tài nguyên.

98% 1%1%

Có ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng Không biết

50

Bên cạnh khảo sát nhận thức về ảnh hưởng của rác điện tử đối với sức khỏe và mơi trường cũng như thói quen xử lý và tái chế của người dùng, khảo sát cũng đã đề cập đến các yếu tố cản trở đến việc thu gom loại rác thải này. Theo đó, tình trạng thiếu thơng tin chi tiết về các địa điểm thu gom, chiếm tới 50%, là yếu tố chủ yếu cản trở người tiêu dùng tham gia mạng lưới thu gom. Hơn nữa, việc thiếu các công cụ kết nối người dùng với điểm thu gom tạo ra sự bất tiện khi các mắt xích trong chuỗi quy trình thu gom rác thải điện thoại chưa được liên kết với nhau hợp lý. Sự bất tiện này khiến cho người dùng ngại đến các điểm thu gom. Bên cạnh đó, những lo lắng về việc rị rỉ thơng tin cá nhân từ điện thoại cũ, hoặc quyền lợi dành cho người dùng không đủ hấp dẫn cũng là những yếu tố gây cản trở cần được cân nhắc khi thiết lập bất kỳ một mơ hình thu gom nào.

11%

55%

34% Vứt/cho người khác Giữ lại

Bán

51 8% 50% 14% 1% 9% 18%

A Không quan tâm đến việc ảnh hưởng môi trường

B. không biết các địa điểm thu gom

C. E ngại bị rị rỉ thơng tun cá nhân từ điện thoại cũ

D. Các quyền lợi dành cho khách hàng không đủ hấp dẫn

E. Ngại đến các điểm thu gom

F. Thiếu công cụ kết nối khách hàng và điểm thu gom

52

Hiện nay ở Việt Nam, chỉ có một vài hãng sản xuất có chương trình thu hồi điện thoại hỏng sau sử dụng. Trong đó Samsung, Iphone và Nokia là những thương hiệu đi đầu trong cam kết thu hồi sản phẩm đã hết vòng đời. Tuy nhiên, phần lớn các nhà sản xuất còn lại khơng có chính sách thu hồi này tại Việt Nam. Điều này dẫn đến thực trạng là đa số các cửa hàng bán lẻ, điểm cuối trong chuỗi phân phối các sản phẩm đến tay người tiêu dùng, khơng có chính sách hỗ trợ thu hồi rác thải điện thoại. Số liệu thống kê từ biểu đồ, có 60% trên tổng số 20 cửa hàng bán lẻ tham gia khảo sát khơng có bất kỳ các chính sách thu hồi nào. Đây có thể được xem như là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của các cá nhân khi họ không nắm được thông tin về các điểm thu gom để tham gia tái chế. Thậm chí họ cho rằng không cần quan tâm tới việc tái chế rác thải điện thoại.

Sau khi đưa ra các yếu tố cản trở người dùng tham gia vào mạng lưới thu gom, các chức năng mà người dùng kỳ vọng để xây dựng một ứng dụng tiện lợi nhất cho người sử dụng cũng được đề cập trong khảo sát.

Qua khảo sát trên trên 4 nhóm đối tượng, có đến hơn 80% người dùng có tâm lý sẵn sàng đón nhận ứng dụng kết nối với điểm thu gom. Đây là một con số tích cực cho một ứng dụng mới. Tuy nhiên, phần trăm phân vân và nói khơng với việc sử dụng ứng dụng này lại chiếm đến 18%, tương đương khoảng 90 người sử dụng. 90 người sử dụng trong tổng số 531 người là một con số không hề nhỏ. Kết quả này cho thấy để tạo ra được một ứng dụng phù hợp, cần thiết phải đánh giá được thực tế và hiểu rõ tâm lý người dùng.

53

Theo kết quả thu được, người dùng kỳ vọng vào tính tiện lợi, dễ sử dụng, và tính tương tác cao của ứng dụng. Ứng dụng cần giải quyết được quy trình thu gom đơn giản nhưng hiệu quả (37% lựa chọn), và có tính năng hỗ trợ vận chuyển đến điểm thu gom (25% lựa chọn). Ngoài ra người dùng ưa chuộng ứng dụng có tính tương tác cao đi kèm với các chương trình tích lũy điểm thưởng sau mỗi lần tái chế và thậm chí họ hy vọng có thể nhận được khuyến mãi trực tiếp ngay trên điện thoại mới tiếp theo.

82%

5% 13%

A. Có B. Khơng C. Phân vân

54

Dựa trên tiền đề đánh giá về mức độ ưu tiên khi lựa chọn điểm thu gom, có những tính năng nổi bật được thể hiện. Trong đó, sự kỳ vọng về sự thuận tiện và dễ nhận diện của các điểm thu gom là điểm cần đặc biệt lưu ý khi muốn thiết lập các địa điểm thu gom trong mạng lưới. Ngoài ra, kỳ vọng các điểm thu gom được đặt tại các cửa hàng thuộc chuỗi phân phối bán lẻ cũng là một lựa chọn đáng chú ý. Sự nổi trội của các tính năng này được thể hiện và P value, trong đó P-value < 0.001. Nói cách khác, giá trị p-value nhỏ hơn α = 5% có nghĩa là có hơn 95% khả năng kết quả của kiểm định giả thuyết là không phải do ngẫu nhiên mà có, do đó làm kết quả đáng tin cậy hơn về mặt thống kê.

37%

13% 9%

25% 16%

Kỳ vọng trên cơng cụ hỗ trợ thu gom số

A- Qui trình thu gom đơn giản

B- Có thể nhận được khuyến mãi ngay trên điện thoại mới tiếp theo C- Có tính năng tích lũy điểm thưởng

D- Có tính năng hỗ trợ vận chuyển đến điểm thu gom

E- Có hỗ trợ tương tác trên thiết bị di động

55

Bảng 3.1: P- value sự khác biệt về sự kỳ vọng ở các tính năng

Như đã được đề cập trong phần phân tích ở trên, có khá nhiều rào cản với các cá nhân và tổ chức để thực hiện việc tái chế rác thải điện tử (điện thoại đúng cách). Ý thức chưa đi kèm với hành động cụ thể đã phản ánh một phần hành vi của người dùng. Do đó, việc đánh giá tâm lý và hành vi người dùng là vấn đề hết sức cần thiết để giải quyết được bài toán tái chế. Việc tái chế nên gắn liền với lợi ích cá nhân người dùng

Kết quả thu được từ khảo sát các cửa hàng bán lẻ điện thoại di động cho thấy hơn 70% cửa hàng sẵn sàng tham gia vào mạng lưới thu gom nếu các hãng triển khai chương trình thu hồi điện thoại hỏng sau sử dụng. Trong số đó, 21.4% sẵn sàng trở thành điểm thu gom. Đáng chú ý trong số liệu này,có tới 50% cửa hàng sẽ sử dụng bên thứ 3 để thực hiện nhiệm vụ thu hồi. Cùng với đó theo kết quả khảo sát, việc tiếp cận khách hàng và khả năng thu hút thêm khách hàng mới cũng như khẳng định thương hiệu là mục tiêu mà các cửa hàng hướng đến khi thực hiện thu hồi điện thoại hỏng.Từ những kết quả này, có thể thấy rằng việc xây dựng mơ hình và mạng lưới thu hồi rác thải điện thoại là khả quan và có thể thực hiện được.

56

3.3. Phát triển mô hình thu hồi rác thải điện tử theo các kênh phân phối

Rác thải điện tử tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Tuy vậy đến nay công nghệ thu gom, xử lý cũng như hành lang pháp lý cho vấn đề này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Sau khi phân tích các mơ hình thu gom rác thải điện tử (điện thoại) hiện có ở Việt Nam cùng với các đánh giá từ kết quả khảo sát thu được, có thể nhận thấy rằng mơ hình và hoạt động thu hồi cần phải gắn với kỳ vọng của người dùng trên nhu cầu của họ. Dựa vào đó, việc xây dựng mơ hình thu hồi trên nền tảng các kênh phân phối bán lẻ sản phẩm điện tử (điện thoại) có sẵn có thể được cân nhắc như một chiến lược phát triển.

Hình 3.11. Mơ hình lý thuyết thu hồi rác thải điện tử (điện thoại)

Nhà sản xuất đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua các địa điểm bán lẻ. Tại đây, khách hàng có thể đến trực tiếp cửa hàng để mua hoặc mua trực tuyến. Sau thời gian sử dụng, điện thoại và các thiết bị điện tử đều có tuổi thọ nhất định; và nếu quá cũ hoặc bị hỏng khơng dùng được nữa thì lúc này chúng sẽ trở thành rác thải điện tử.

Với mơ hình thu hồi đang được xây dựng, rác thải điện tử sẽ được thu hồi qua một ứng dụng thu gom online. Khách hàng chỉ cần đăng ký thời gian, địa điểm nhận và địa điểm thu hồi, hệ thống sẽ tự động lên kế hoạch và sắp xếp bộ phận hỗ trợ thu gom tận nơi. Địa điểm thu hồi là các cửa hàng bán lẻ đồ điện tử và điện thoại sẵn có. Sau đó, rác sẽ được đưa về nơi tái chế theo đúng quy trình. Nhằm mục đích phát triển các lựa chọn chiến lược trong quá trình xây dựng mơ hình, những yếu tố tác động bên ngồi và bên trong được phân tích theo ma trận TOWS (bảng 3.2):

57

Bảng 3.2: Phân tích mơ hình bằng cơng cụ TOWS Điểm mạnh (S) Điểm mạnh (S)

-Mạng lưới địa điểm thu hồi (các cửa hàng bán lẻ) rộng khắp.

-Thuận tiện và tiết kiệm thời gian. -Có nhiều chính sách hỗ trợ. Điểm yếu (W) -Nguồn lực tài chính cịn hạn chế. -Nhận thức người dùng và hành động thực tế còn mâu thuẫn.

-Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng.

Cơ hội (O)

Các dự án liên quan tới mơi trường đang được chính quyền quan tâm.

Nền tảng cơng nghệ

Phân tích S-O

Tối ưu hóa các tính năng trong ứng dụng số.

Kết nối cộng đồng qua các kênh truyền thơng.

Phân tích W-O

Nâng cao nhận thức cộng đồng với các chương trình thiết thực.

Mang lại lợi ích thực tiễn cho khách hàng qua các chương trình khuyến mãi.

Các mối đe dọa/thách thức (T)

Hệ thống pháp lý và chế tài liên quan rác thải điện tử chưa chặt chẽ và hiệu quả. Thuyết phục nhà sản xuất tham gia vào thực hiện trách nhiệm cộng đồng là một thách thức lớn.

Phân tích S-T

Tham gia các cuộc thi do chính phủ tổ chức để tăng bộ nhận diện mơ hình và lan tỏa ý tưởng đến cộng đồng.

Phân tích W-T

Thay đổi thói quen của người dùng và nhà sản xuất dựa trên lợi ích các bên và hệ thống pháp lý hiện có.

Trong đó, ứng dụng số được cần được phát triển trên nền tảng nhu cầu của các bên liên quan. Tính năng của ứng dụng phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của khách hàng.

- Thao tác và quy trình thu gom trên ứng dụng đơn giản. - Có tính năng hỗ trợ vận chuyển đến các điểm thu gom - Tính tương tác cao trên các thiết bị di động.

58

Ở mơ hình thu hồi này, nhà sản xuất, các địa điểm phân phối bán lẻ, người dùng cá nhân/ doanh nghiệp, ứng dụng thu gom (online app) và nhà máy tái chế là những thành phần mắt xích. Mỗi thành phần đều có tầm quan trọng riêng, trách nhiệm cũng như lợi ích tương ứng (bảng 3.3).

Bảng 3.3: Phân tích vai trị, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan

Trách nhiệm Lợi ích

Nhà sản xuất -Thực hiện trách nhiệm thu hồi sản phẩm cuối vòng đời theo pháp lý. -Tham gia và hỗ trợ ngân sách cho các hoạt động thu hồi rác thải điện tử.

-Hoàn thành trách nhiệm xã hội với chi phí thấp.

-Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng.

Nhà bán lẻ điện thoại và các thiết bị điện tử khác

-Tham gia mạng lưới thu hồi và trở thành điểm thu hồi rác thải điện tử.

-Gửi rác thải điện tử thu hồi được đến các nhà máy tái chế được cấp phép.

-Hoàn thành trách nhiệm xã hội với chi phí thấp.

-Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng. -Kết nối và tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Ứng dụng số -Kết nối khách hàng cần tái chế với các điểm thu gom.

-Tổ chức và thực hiện các chương trình nâng cao ý thức cộng đồng.

-Thiết lập được hệ thống dữ

Một phần của tài liệu Khảo sát và xây dựng mô hình thu gom chất thải điện tử (điện thoại di động) tại việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)