.Khối lượng nội tạng sau thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị dinh dưỡng của tinh bột bắp qua xử lý bán thủy phân và ủ trên động vật thí nghiệm (Trang 55 - 60)

Bảng 3.3. Khối lượng các mơ gan, mỡ của các nhóm thí nghiệm

*Các giá trị trong bảng biểu thị giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n=7). Các giá trị có ký hiệu khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có nghĩa về mặt thống kê (p<0,05).

Bảng 3.3 thể hiện các chỉ số cân nặng của mơ gan, mơ mỡ của các nhóm chuột thí nghiệm. Tỷ lệ khối lượng gan/ khối lượng cơ thể của nhóm HF- H0 cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng C (p<0,05). Điều này cho thấy, việc sử dụng chất béo cao trong khẩu phần ăn một thời gian dài của nhóm HF- H0 dẫn đến gan của chúng chứa một lượng lớn chất béo trung tính dẫn đến làm tăng trọng lượng gan, và hàm lượng chất béo chiếm >5% thể tích gan hoặc trọng lượng gan được xem là gan nhiễm mỡ (NAFLD) (Fabbrini, 2009). Trong nghiên cứu về tác dụng hạ lipid máu của vi khuẩn Bifidobacterium spp trên chuột béo phì do chế độ ăn giàu chất béo (40% mỡ bò), kết quả cho thấy khối lượng gan ở nhóm HF (20,04g) cao hơn nhóm đối chứng (18,47g) (An, 2011). Mặt khác, nhóm HF- H5A và LF- H5A có tỷ lệ này giảm so với nhóm HF- H0 và LF- H0 tương ứng, phù hợp với nghiên cứu của (Mette Skou Hedemann K. H., 2017) về khả năng làm chậm sự khởi phát bệnh đái tháo đường ở chuột của tinh bột ngô được xử lý thủy phân, cho kết quả khối lượng gan chuột với khẩu phần ăn chứa RS (18,5g) thấp hơn chuột với khẩu phần chứa tinh bột thô (22,8g).

Đối với tỷ lệ khối lượng mỡ/ trọng lượng cơ thể của các nhóm thí nghiệm thì khơng có sự khác biệt về mặt thống kê (p<0,05). Trong nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chất béo đến gan của những con chuột béo phì cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa lượng chất béo trong chế độ ăn uống và hàm lượng lipid gan ở người không phụ thuộc vào mỡ trong cơ thể (Westerbacka J, 2005).

Nhóm Khối lượng gan (g)

Khối lượng gan/ Khối lượng cơ thể

(%)

Khối lượng mỡ (g)

Khối lượng mỡ/ Khối lượng cơ thể

(%) C 1,86 ± 0,16bc 4,23 ± 0,49ab 1,02 ± 0,31ab 2,34 ± 0,70a HF- H0 2,42 ± 0,26d 5,21 ± 0,61c 1,37 ± 0,43b 2,94 ± 0,89a LF- H0 1,65 ± 0,32b 3,92 ± 0,72a 0,99 ± 0,20ab 2,36 ± 0,44a HF- H5A 2,08 ± 0,25c 5,00 ± 0,58b 1,17 ± 0,49ab 2,66 ± 1,11a LF- H5A 1,35 ± 0,33a 3,61 ± 0,88a 0,77 ± 0,09a 2,06 ± 0,21a

47

3.5. Tiêu bản mơ gan, mơ mỡ cùa các nhóm thí nghiệm

Gan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipid. Nó thực hiện tổng hợp cholesterol, sản xuất chất béo trung tính (TG) và phần lớn lipoprotein của cơ thể được tổng hợp ở gan. Béo phì thường liên quan đến các bất thường chuyển hóa ở gan, được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), được đặc trưng bởi sự tích tụ triglyceride ở gan khơng bình thường (Kanuri G, 2013). Sự tích tụ lipid chủ yếu là do mất cân bằng giữa sự sẵn có của lipid (từ q trình vận chuyển acid béo hoặc quá trình tạo mỡ) và thải chất béo (thơng qua phân giải lipid) (Fan, 2017). Sự tích tụ các giọt lipid trong NAFLD chủ yếu là dạng hạt lớn, với một hoặc một số giọt lipid chiếm toàn bộ tế bào chất của tế bào gan (chất béo trung tính ở gan >5%) (Kwiterovich, 2000). Các giọt chất béo bao gồm triglycerides, phospholipids và cholesterol.

Thoái hóa mỡ hạt to (khơng bào lớn) thường xuất hiện ở gan người béo phì, tiểu đường là sự lắng đọng chất béo trong bào tương của tế bào gan tạo thành những hạt mỡ lớn, thường đẩy lệch nhân tế bào. Thối hóa mỡ hạt nhỏ (thối hóa mỡ không bào nhỏ) nhiều hạt mỡ nhỏ nằm trong bào tương của tế bào gan, vây quanh nhân tế bào không làm đẩy lệch nhân (AD Burt, 2017).

48

C

HF- H0 HF- H5A

LF- H0 LF- H5A

1: Tế bào gan bình thường; 2: Tế bào gan thối hóa mỡ hạt to; 3: Tế bào gan thối hóa mỡ hạt nhỏ

Hình 3.6. Tiêu bản mơ gan của nhóm thí nghiệm với độ phóng đại (10x 1

2

49

Ở nhóm đối chứng C (Hình 3.6), các tế bào trịn đều, xếp khít nhau, các xoang gan hình thành một mạng lưới mạch máu phức tạp, vận chuyển máu từ tĩnh mạch của gan đến tận cùng các nhánh tĩnh mạch gan, đồng thời mơ gan có kích thước đồng nhất (AD Burt, 2017), khơng có hiện tượng thối hóa mỡ xung quanh nhân tế bào.

Đối với mơ gan của nhóm HF- H0, có sự thối hóa tế bào mỡ hạt to (10-15%) chèn xung quanh nhân tế bào làm đẩy lệch nhân tế bào, đồng thời xen kẽ các tế bào thối hóa mỡ hạt nhỏ. Sự tích tụ chất béo trung tính trong các tế bào gan vượt quá 5-10% được coi là nhiễm mỡ đáng kể (Burt AD, 1998). Từ đó, có thể kết luận rằng nhóm HF-H0 có tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).

Các sản phẩm phụ độc hại của q trình oxy hóa lipid thường xuyên liên quan đến tăng lắng đọng chất béo trong gan, gây tổn thương qua trung gian cytokine và tăng đường huyết là một trong số các cơ chế được đề xuất gây ra gan nhiễm mỡ, khi bệnh tiến triển nặng có thể bị xơ hóa gan (Carmiel-Haggai, 2005). Trong nghiên cứu khác đã ghi nhận rằng chế độ ăn nhiều chất béo nhanh chóng gây nhiễm mỡ gan ở chuột (McCuskey RS, 2004 ).

Nhóm HF- H5A có kích thước tế bào mỡ thối hóa nhỏ, mặc dù hàm lượng chất béo sử dụng trong phẩu phần ăn là tương đương nhóm HF-H0. Bên cạnh đó, nhân của tế bào gan của nhóm HF- H5A khơng bị lệch do các hạt mỡ chèn lấp như ở nhóm HF- H0. Đối với mơ gan của nhóm LF- H0 có hiện tượng thối hóa mỡ hạt nhỏ điều này cho thấy rằng mặc dù hàm lượng chất béo dung nạp vào cơ thể không cao (4%) nhưng chất béo bão hịa trong mỡ bị có tác dụng khơng tốt đến tế bào gan. Tuy vậy, cùng với việc kết hợp tinh bột H5A trong khẩu phần ăn, thấy được các tế bào mỡ đã tiêu biến ở nhóm LF- H5A hầu như không cịn hiện tượng thối hóa mỡ ở các tế bào gan ở nhóm này, điều này chứng minh rằng khi sử dụng tinh bột H5A có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng thối hóa mỡ trong tế bào gan. Điều này chứng tỏ rằng RS có tác dụng làm tăng q trình oxy hóa chất béo và giảm lưu trữ chất béo trong tế bào mỡ hạn chế sự tích tụ mỡ trong tế bào gan qua đó giúp kiểm sốt tình trạng gan nhiễm mỡ ở những người có chế độ ăn chất béo cao trong khẩu phần ăn hằng ngày (Higgins J. A., 2014) . Trong nghiên cứu khác về sự ảnh hưởng của tinh bột RS từ gạo đã qua quá trình nấu chín giúp ức chế sự tăng cân và tích tụ mỡ nội tạng do chế độ ăn giàu chất béo gây ra (Choi, 2014).

50

C

HF- H0 HF- H5A

LF- H0 LF- H5A

4: Hình ảnh mơ mỡ bình thường; 5: Hình ảnh mơ mỡ với vách tế bào bị tiêu biến

Hình 3.7. Tiêu bản mơ mỡ của nhóm thí nghiệm với độ phóng đại (10x)

5

51

Hình 3.7 thể hiện hình ảnh các tế bào mơ mỡ của từng nhóm chuột thí nghiệm. Mặc dù tỷ lệ khối lượng mơ mỡ/ khối lượng cơ thể ở các nhóm thí nghiệm khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05) tuy nhiên qua hình ảnh chụp tiêu bản mô mỡ cho thấy sự khác biệt rõ rệt về kích thước mơ mỡ của các nhóm thí nghiệm.

Ở nhóm đối chứng C, số lượng các tế bào mỡ nhiều nhưng chủ yếu là các tế bào mỡ có kích thước nhỏ đồng thời nhân của tế bào mỡ vẫn nhìn thấy rõ rệt, màng tế bào khơng bị tiêu biến. Bên cạnh đó, nhóm HF- H0 có các tế bào mỡ kích thước lớn, màng tế bào mỡ có dấu hiệu tiêu biến nhưng khơng rõ ràng. Nhóm HF- H5A có các tế bào mỡ với kích thước nhỏ hơn nhóm HF- H0. Điều này cho thấy, tinh bột H5A có tác dụng trong việc kiểm soát số lượng tế bào mỡ nhỏ trong mô mỡ. Theo Kabir (1998), việc tiêu thụ khẩu phần ăn giàu RS có tác dụng làm giảm kích thước của tế bào mỡ, thơng qua việc giảm tổng hợp chất béo trong mô mỡ trắng. Trong nghiên cứu khác của (Harazaki T, 2014) cho thấy, những con chuột béo phì được cho ăn thức ăn có chứa 55% RS trong 5 tuần có sự gia tăng số lượng tế bào mỡ nhỏ so với nhóm khơng sử dụng tinh bột RS trong khẩu phần ăn hằng ngày. Với chế độ ăn kết hợp với carbohydrate của loại tinh bột có chỉ số GI thấp làm giảm đáng kể một số dấu hiệu sinh học của chứng viêm (TNF-α, IL-6), qua đó góp phần kiểm sốt tình trạng xơ vữa động mạch (Adam-Perrot A, 2006).

Ở nhóm LF- H0 và LF- H5A có kích thước và hình dạng tương tự như nhóm đối chứng C hầu như khơng có sự khác biệt. Kết quả trên cho thấy, vai trò kiểm sốt kích thước của các tế bào mơ mỡ khơng rõ ràng đối với khẩu phần ăn ít chất béo.

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị dinh dưỡng của tinh bột bắp qua xử lý bán thủy phân và ủ trên động vật thí nghiệm (Trang 55 - 60)