Chính những yếu tố trên, với điều kiện sản xuất cũ sử dụng lao động thủ cơng là chính khơng thể đáp ứng được với u cầu của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nơng nghiệp vì vậy những điều kiện tiên quyết để hoạt động kinh tế nông nghiệp được thực hiện ở nông thôn sẽ tác động lớn tới không gian kiến trúc nông thôn. Công nghệ cơ giới trong nơng nghiệp có thể sử dụng đa dạng với quy mơ sản xuất và là một trong những ứng dụng cơ giới hóa nơng nghiệp cho năng xuất cao [59].
Công nghệ năng lượng: việc kết hợp sản xuất nông nghiệp và điện mặt trời nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên cùng diện tích đất sản xuất, đa dạng hóa các nguồn năng lượng, nâng cao khả năng cung ứng nguồn điện cho nhu cầu phát triển kinh tế
Hình 1.12. Ví dụ sử dụng năng lượng tái tạo để dùng làm điện năng phục vụ sản xuất
1.3 Thực trạng KGO tại nông thôn vùng ĐBSH
1.3.1 Sự chuyển biến KGO nông thôn qua các thời kỳ.
1.3.1.1 Thời kỳ hợp tác hóa nơng nghiệp
Thời kỳ hợp tác hóa nơng nghiệp là thời kỳ từ những năm 1960, đây là giai đoạn mà ởnông thôn tất cả sản xuất kinh tế đều tập trung vào hợp tác xã. Toàn bộ hoạt động sản xuất và sinh hoạt diễn ra chủ yếu ở nơi tập thể [68]. Thời kỳ này, điểm dân cư nông thôn thường lấy quy mô dựa trên đơn vị sản xuất xã – hợp tác xã và cụm các xã làm cơ sở quy hoạch [58]. Nông thôn thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, người dân làm việc và sinh hoạt trong các hợp tác xã, lương thực và đất đai nhà ở được phân chia theo số hộ dân. Tại các làng xã ở miền Bắc được quy hoạch chỉnh trang lại điền thửa, làng xóm, nhà ở. Khơng gian cư trú và khơng gian canh tác có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khơng gian cư trú nằm trên các dẻo đất cao cịn khơng gian canh tác thấp hơn nằm bao quanh không gian cư trú [26, 73] . Đất thổ cư cũng giá trị nơng nghiệp, ngay tại giữa làng xóm, vẫn tồn tại những bãi trồng màu, cây ăn quả hay những vườn rau[19]
Thời kỳ này, không gian hoạt động sản xuất nông nghiệp chỉ diễn ra ở hai nơi chính đó là cánh đồng và sân kho. Tập trung hóa sản xuất với các hợp tác xã nông nghiệp với 97% hộ nông dân vào hợp tác xã. Diện tích chuồng trại chăn ni tập thể tăng 1,3 lần, nhà kho tăng 1,7 lần từ năm 1965 tới 1975 [68]. Giai đoạn cải cách ruộng đất một số
đình chùa bị rỡ bỏ để xây dựng các cơng trình như: sân, nhà kho hợp tác xã, Ủy ban nhân dân hợp tác xã, trường học, mẫu giáo, trạm xá xã, điếm canh đê điều, trạm giống, trạm ủ phân, trạm bơm, chuồng trại gia súc tập thể [18]. Khơng gian sản xuất với diện tích lớn thời kỳ này chủ yếu là sản xuất lúa nước ngoài cánh đồng với hệ thống kênh mương hay các sân kho của hợp tác xã. Các khu dân cư trong làng xóm được quy hoạch gọn gàng, đất nghĩa địa được thu gom để dành cho đất canh tác. Một trong những ưu điểm là tất cả mọi người dân đều được cấp đất làm nhà sau khi lập gia đình, quá trình xây dựng nhà ở dãn dân đều được quy hoạch trước, không làm ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch chung của làng xã.
Hình 1.13. Sơ đồ cơ cấu tổ chức không gian sản xuất – thu hoạch – phân phối thời kỳ tập thể hóa HTX ở nơng thơn [58]
Tuy nhiên, nhà ở nông thôn giai đoạn này được xem như chỉ còn là nơi ở, sinh hoạt và học tập trong gia đình: Hộ có đất rộng thì trả lại cho hợp tác, "... cịn nếu hộ nào di chuyển từ trong làng ra ở trại, chỉ chốn một diện tích vừa đủ phù hợp với yêu cầu chính của đời sống, nghĩa là tiết kiệm đất, bếp và sân phơi thu nhỏ rất nhiều, hàng hiên rộng đằng trước và có khi cả đằng sau nhà vừa để chống bức xạ mặt trời vừa là nơi mùa hè cơm nước, tiếp chuyện bà con hay làm gạo, chứa thóc chia tạm thời ngày mùa" [35].
Đối với khơng gian nhà ở, từ những ngôi nhà ở truyền thống với nền kinh tế tự túc độc canh cây lúa, người nông dân phải tổ chức khn viên ở của mình sao cho hiệu quả tối đa thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống và sản xuất là: thu gom sản phẩm từ đồng ruộng
về để đập, phơi, bảo quản và chế biến thành các dạng lương thực khác, nên phải có sân phơi, đống rơm…. Bên cạnh đó cịn là nơi chăn ni lợn, gà, trâu bò để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày tự cung tự cấp của người dân[71].
Như vậy nhà ở nơng thơn trong thời kỳ này có thể nói về hình thức là nhà ở nơng thơn song nội dung chức năng có xu thế gần giống nhà ở "tập thể" xã viên nơng nghiệp[58]. Nói chung khn viên ở với các hoạt động sản xuất thời kỳ hợp tác hóa nơng nghiệp có sự biến đổi khơng gian kiến trúc, nhưng về cơ bản vẫn ở dạng kiến trúc nhà ở truyền thống, chỉ có khác ở mức độ chất lượng ở và cấp nhà. Bố trí khơng gian của khu nhà tuy có cải tiến, như sắp xếp các cơng trình phụ, chuồng lợn, nhà vệ sinh, giếng nước v. v...
hợp lý vệ sinh nhưng KGO trong nhà vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lý như các phòng ngủ chưa độc lập, chỗ học cho trẻ nhỏ cịn lẫn trong khơng gian chung tiếp khách v. v... Đây là các hạn chế do điều kiện tiếp thu văn minh tiến bộ của người dân ở nông thôn đồng thời cũng do điều kiện kinh tế gia đình cịn hạn chế trong thời kỳ đó [58]
1.3.1.2 Thời kỳ kinh tế thị trường
Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của đơ thị hóa và sự phát triển kinh tế xã hội, không gian cư trú của nông thôn cũng bị ảnh hưởng một cách rõ rệt. Diện tích đất nơng nghiệp canh tác bị thu hẹp để nhường chỗ cho các khu đô thị mới và khu công nghiệp phát triển. Phát triển kinh tế xã hội nhu cầu sống sẽ tăng cao kéo theo sự phát triển của các dịch vụ thương mại trong làng xã. Không gian cư trú bám vào trục giao thông là kết quả của sự phát triển đó. Bên cạnh đó, dưới tác động của đơ thị hóa và việc tăng dân số, thiếu diện tích ở cho dân cư nơng thơn đã gây nên tình trạng san lấp ao hồ, không gian xanh bị giảm bớt làm cho môi trường nông thôn bị ô nhiễm, hạ tầng kỹ thuật quá tải và không đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Hình 1.14. Sơ đồ cơ cấu tổ chức không gian sản xuất -thu hoạch- phân phối thời kỳ kinh tế thị trường
Bộ mặt nơng thơn đã thay đổi nhiều. Nhiều loại hình nhà ở nơng thơn mới phát triển. Sự phát triển nhà theo phương dọc đã được thay thế nhiều bởi sự tổ chức theo phương ngang truyền thống. Các chức năng chuồng trại, sân vườn và ao hồ đã bị thu hẹp do vậy không đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt. Thực trạng khảo sát của NCS cho thấy rắng, rất nhiều những khu vực chức năng trong không gian nhà ở nông thôn đã bị bỏ khơng do khơng cịn sản xuất nơng nghiệp truyền thống như trước; chuồng trại và các khu nhà phụ khơng cịn được sử dụng do vậy nhiều hộ dân đã bỏ không mà không biết cách tận dụng hay tổ chức không gian vào mục đich sử dụng khác trong khi vẫn thiếu đất sản xuất và sinh hoạt.
Hình 1.15. Khơng gian hoạt động kinh tế nông nghiệp trong khuôn viên hộ bị bỏ hoang khơng sử dụng (Nhà Ơ Hùng – Lương Tài – Bắc Ninh)
1.3.1.3 Thời kỳ hội nhập và đổi mới
Giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, giai đoạn Việt nam chính thức là thành viên của WTO, là sự phát triển giao lưu thương mại toàn cầu, do vậy, muốn phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nơng nghiệp thì ngồi hai yếu tố tự nhiên và tập quán canh tác nơng nghiệp thì vấn đề khoa học cơng nghệ là yếu tố có tính quyết định. Thật vậy, khoa học cơng nghệ có thể làm thay đổi mơi trường sống, làm tăng hoặc giảm những không gian chức năng trong dây chuyền hoạt động kinh tế nơng nghiệp hiện nay. Chính vì vậy, các khơng gian liên quan đến sản xuất truyền thống đã thay đổi nhiều. Người nông dân khơng cần dùng trâu bị làm sức kéo trong trồng trọt mà thay bằng những máy móc trang thiết bị sản xuất phù hợp cho sản xuất lớn và năng suất cao.
Trong đó, chuyển biến tích cực nhất đang diễn ra ở các vùng nơng thơn trong cả nước đó là tác động của chủ trương dồn điền, đổi thửa và xây dựng Nông thôn mới, tạo bước đà cho nền nơng nghiệp nước nhà có những khởi sắc mới, làm thay đổi toàn bộ về phương thức sản xuất, canh tác; thay đổi cơ cấu hạ tầng kỹ thuật một cách có hệ thống, cũng như tác động lớn đến việc tổ chức quy hoạch, kiến trúc KGO cho các làng, các hộ gia đình thuần nơng.
Tuy nhiên, với việc áp dụng CNC vào sản xuất thì u cầu về các khơng gian sẽ khác đi do thay đổi tồn bộ những quy trình sản xuất, từ sản xuất thủ cơng là chính chuyển
sang máy móc thiết bị do vậy KGO của hộ nơng dân hay của một nhóm hộ cũng thay đổi theo. Khơng gian dành cho máy móc thiết bị sẽ tăng lên, không gian cho quản lý nông trại cũng sẽ cần đến. Người nơng dân khơng chỉ cịn canh trời canh đất để lo cho cây trồng của mình mà họ có thể ngồi nhà với máy móc thiết bị để quản lý và tưới tiêu cho nơng trại của mình một cách đơn giản.
1.3.2 . Thực trạng tổ chức không gian điểm DCNT vùng ĐBSH
Để phục vụ cho nghiên cứu tổ chức KGO thích ứng với hoạt động KTNN CNC tại nông thôn vùng ĐBSH trong giới hạn nghiên cứu, NCS đã đi thực trạng và khảo sát tại các điểm dân cư nông nghiệp nằm trong vùng phát triển nông nghiệp CNC của các tỉnh trong ĐBSH; Bao gồm: Lý Nhân (Hà Nam),Văn Giang (Hưng Yên), (Lương Tài) Bắc Ninh, (Thanh Hà) Hải Dương, (Đan Phượng) Hà Nội, (Tam Dương) Vĩnh Phúc. Dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp dữ liệu từ các nguồn, NCS đã tổng kết và đưa ra được những nhận xét tổng quan về thực trạng KGO và hoạt động KTNN CNC như sau.