Tổ chức khơng gian cư trú truyền thống với hệ sinh thái bền vững

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian ở thích ứng với hoạt động kinh tế nông nghiệp Công nghệ cao khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 85)

2.2.2 Các lý thuyết liên quan đến hoạt động KTNN CNC.

Lý thuyết về liên kết chuỗi trong nông nghiệp

Theo tài liệu nghiên cứu về chuỗi giá trị của Kaplinsky (2000) [70], chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động cần thiết của một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ kể từ giai đoạn nghiên cứu sáng chế, qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, cũng như xử lý rác thải sau khi sử dụng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiếm khi một đơn vị kinh tế có thể đảm nhiệm tất cả các khâu tự giai đoạn đầu vào đến đầu ra sản phẩm.

Chuỗi giá trị có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đất nước ta đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là xuất khẩu. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị. Có thể nhận thấy rằng, với một hộ nông dân hay một công ty nhỏ lẻ khơng thể tự mình đứng vững trong thời đại hội nhập và phát triển này, họ cần phải liên kết với nhau để tạo thành một chuỗi hợp nhất từ khâu chuẩn bị sản xuất cho tới khâu xuất khẩu hoặc đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Làm được điều đó mới mong đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp; máy móc hiện đại và các trang thiết bị hiện đại cần có sự liên kết với các thành phần tham gia sản xuất thì mới có khả năng sử dụng và phát triển.

Sản xuất Trao đổi dịch

• Cung cấp đầu vào • Phân loại vụ thương mại • Tiêu dùng • Thiết bị • Trồng trọt, canh • Chế biến • Vận chuyển

• Con người tác • Đóng gói • Phân phối

• Thu hoạch • Bán hàng

Đầu vào Sau thu hoạch Tiêu dùng

Liên kết trong sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp. Sự liên kết sản xuất này sẽ tạo nên một vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, tạo sự liên kết của những hộ sản xuất đơn lẻ, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Những mối liên kết đó là nhu cầu hợp tác với nhau trong cộng đồng để giải quyết những vấn đề mà phạm vi từng hộ, quy mô nhỏ lẻ không giải quyết được.

2.2.3 Quy trình hoạt động kinh tế nơng nghiệp CNC theo sự phát triển của cây trồng

Theo quá trình sinh sống của cây trồng, cây sẽ nảy mầm lớn lên, ra hoa kết quả hay còn gọi là quá trình sinh trưởng và phát triển [20]. Các yêu cầu trong sự phát triển và sinh trưởng của cây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không gian hoạt động kinh tế nông nghiệp để đáp ứng.

Chuẩn Sản Trồng Thu Bảo Tiêu

bị trước và hoạch

xuất cây quản và thụ sản

gieo chăm và phân

giống sơ chế phẩm

trồng sóc loại

Hình 2.3. Sơ đồ q trình hoạt động kinh tế nông nghiệp theo giai đoạn phát triển của cây trồng.

2.2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị gieo trồng

- Giai đoạn chuẩn bị cây giống:

Tổ chức địa điểm vườn ươm, có hai loại vườn ươm cố định và vườm ươm tạm thời. Với vườm ươm cố định thì dành cho những khơng gian sản xuất rộng, trong khi vườn ươm tạm thời có thể dùng cho khơng gian sản xuất giới hạn để tiết kiệm diện tích cho khơng gian trồng cây.

- Gieo ươm và chăm sóc cây giống

Chuẩn bị Cho đất vào Xử lý hạt Chăm sóc

nguyên vật chậu khay giống Gieo hạt cây giống

liệu trồng

Hình 2.4. Sơ đồ quá trình hoạt động cho giai đoạn gieo ươm và chăm sóc cây trồng [52].

- Giai đoạn chuẩn bị cây giống xuất vườn

2.2.3.2 Giai đoạn trồng và chăm sóc

Trong giai đoạn trồng và chăm sóc này sẽ gồm 2 loại là trồng trong mơi trường đất và trong môi trường khơng dùng đất. Mỗi loại sẽ có những u cầu và quy trình khác nhau với những loại công nghệ phù hợp. Tuy nhiên, xét về quy trình và điều kiện phát triển của cây trồng, cơng đoạn sản xuất vẫn phải theo các bước trong một quy trình nhất định.

Chuẩn bị Tiến hành Chăm sóc

trồng • Kiểm sốt nước

• Chuẩn bị • Xác định tưới

hạt giống mật độ • Kiếm sốt phân bón

• Đất trồng • Khoảng • Kiểm sốt nhiệt độ,

• Phân bón cách trồng độ ẩm, ánh sáng

• Kiếm sốt sâu bệnh

Hình 2.5. Sơ đồ quy trình trồng và chăm sóc cây hoa màu CNC [52]

2.2.3.3 Giai đoạn thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

- Công đoạn thu hoạch và phân loại sản phẩm hoa màu:

Dựa trên sự phát triển của từng loại sản phẩm, người nông dân xác định thời gian thu hoạch và các dụng cụ thu hoạch bằng tay hoặc bằng máy tự động. Thu hái dùng dao cắt hoặc dùng tay vặn nhẹ quả hoặc sản phẩm rau. Sản phẩm sau khi thu hái được phân loại dựa trên chủng loại và chất lượng của mỗi loại.

Xác định sản phẩm Thu hái thủ công Sắp xếp phân loại sản

hoặc bằng máy cơ phẩm đủ tiêu chuẩn,

đủ tiêu chuẩn thu hái giới tự động khơng hỏng thối

Hình 2.6. Sơ đồ quy trình thu hoạch và bảo quản tiêu thụ cây trồng

- Công đoạn sơ chế và bảo quản sản phẩm:

Công đoạn sơ chế và bảo quản là cơng đoạn quan trọng trong q trình hoạt động kinh tế. Thực tế ở Việt Nam, tổn thất sau thu hoạch đối với cây có hạt là khoảng 10%,

đối với cây có củ là 10-20% và rau quả là 10-30%.Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chuỗi sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn cho xuất khẩu, qua đó giúp gia tăng giá trị cho hàng nông sản Việt Nam cũng như tránh tình trạng “được mùa mất giá”.

Phân Dán Vận

loại - Cân sản Đóng chuyển

Sơ chế nhãn

rửa phẩm gói bảo

mác

sạch quản

Hình 2.7. Sơ đồ dây chuyền hoạt động trong cơng đoạn sơ chế và bảo quản sau thu hoạch

- Quy trình tiêu thụ sản phẩm (đầu ra sản phẩm):

Tiêu thụ sản phẩm là một trong những công đoạn quan trọng để đảm bảo đầu ra của sản phẩm nông sản tại nông thôn. Thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của nông nghiệp ứng dụng CNC. Sản xuất NN CNC sẽ sản xuất ra một khối lượng nông sản lớn nên yêu cầu về thị trường tiêu thụ sản phẩm là vô cùng lớn. Ngày xưa người nông dân chỉ biết mang ra chợ bán vào những phiên chợ trong làng, tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và truyền thông, sản phẩm CNC của mỗi làng cũng đã được tiêu thụ bằng nhiều phương thức khác nhau. Các phương thức là quảng bá bán và giới thiệu sản phẩm tại hộ gia đình, tại các siêu thị đặt tại trung tâm điểm dân cư. CNC và trang thiết bị kỹ thuật ứng dụng cho hoạt động kinh tế nông nghiệp. Du lịch nơng nghiệp cũng là một loại hình tổ chức cho đầu ra sản phẩm. Việc chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa địi hỏi cơng tác lưu thơng, tiêu thụ sản phẩm phải được phát triển. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong q trình sản xuất và kinh doanh dịch vụ nơng nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm có tác động rất lớn đến khâu sản xuất và khâu tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, sản xuất nông nghiệp phải hướng tới sản xuất hàng hóa và tiêu dùng, cho nên khâu tiêu thụ sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng.

2.2.4 Phân loại KGO thích ứng với hoạt động KTNN CNC

Có nhiều yếu tố tác động đến sự biến đổi không gian và những chức năng khác nhau của nhà ở với sản xuất và kinh doanh nơng nghiệp. Những yếu tố đó sẽ quyết định những chức năng tồn tại và loại hình của hoạt động kinh tế phù hợp với đặc điểm cư trú và không gian. Từ những chức năng đã được đề xuất tại mục trên, ngoài chức năng ở cố định do nhu cầu ở của hộ thì nhóm chức năng của hoạt động KTNN CNC sẽ quyết định loại hình nhà ở gắn với các không gian hoạt động kinh tế nông nghiệp nào. Các cơ sở phân loại không gian nhà ở với không gian hoạt động KTNN CNC trong khuôn viên:

- Phân loại nhà ở hoạt động KTNN theo diện tích khn viên (quy mơ diện tích) ( Diện tích này sẽ được tính tổng diện tích đất ở và đất vườn của hộ)

+ Nhà ở với không gian hoạt động KTNN sản xuất trong khuôn viên lớn hơn 2000m2. + Nhà ở với không gian hoạt động KTNN trong khn viên có diện tích vừa 500m2 đến 1000m2.

+Nhà ở với khơng gian hoạt động KTNN trong khuôn viên nhỏ hơn 360 m2. - Phân loại theo hình thức hoạt động kinh tế nông nghiệp.

+Nhà ở truyền thống gắn với kinh tế vườn: Nhà ở gắn với kinh tế vườn là loại hình nhà ở phổ biến, với không gian vườn hộ nằm liền kề hoặc cùng thửa với khuôn viên ở.

+Nhà ở kết hợp hoạt động sản xuất và dịch vụ du lịch nơng nghiệp CNC: Đây là loại hình nhà ở mới khi xuất hiện du lịch nông nghiệp, đặc biệt là NN CNC lấy sản xuất nông nghiệp là nền tảng cho sản phẩm du lịch. Với loại hình này khơng gian khuôn viên

thường lớn và nhà ở dạng nhà truyền thống để phục vụ thăm quan của du khách.

+ Nhà ở với dịch vụ nơng nghiệp CNC: loại hình nhà ở này sẽ nằm tại trục đường chính gần với đường liên xã hoặc liên tỉnh và thuận tiện để thông thương. Loại hình khơng gian nhà ở với hoạt động dịch vụ nông nghiệp này phù hợp với nhà gần trục đường giao thơng lớn, thuận tiện cho trung chuyển hàng hóa và giao lưu thương mại. Do ở mặt đường nên diện tích khơng lớn và thường theo chiều dài khu đất. Loại hình này thường cửa hàng ở phía trước và KGO đằng sau. Với loại hình này cũng có hộ sẽ bố trí khơng gian sản xuất nằm đằng sau của khu đất.

+Nhà ở với hoạt động kinh tế trang trại sản xuất: là loại hình nhà ở gắn sản xuất với quy mơ vừa là nơi sản xuất hoạt động kinh tế, vừa là nơi đảm bảo sinh hoạt cho hộ gia đình.

- Phân loại theo quy trình hoạt động sản xuất

+ Nhà ở với khơng gian hoạt động sản xuất theo quy trình khép kín.

Nhà ở với trang trại sản xuất khép kín phù hợp với hộ gia đình có diện tích vườn lớn hay nhà ở với trang trại và đảm bảo diện tích trồng trọt theo một quy trình khép kín từ đầu vào tới thu hoạch và không gian giới thiệu đầu ra sản phẩm.

+ Nhà ở với không gian hoạt động sản xuất trồng và chăm sóc cây trồng

Nhà ở với hoạt động một phần trong quy trình sản xuất nơng nghiệp CNC. Với loại hình nhà ở và khơng gian sản xuất này phù hợp với khuôn viên đất vừa và nhỏ. Kết hợp liên kết với các nhà liền kề để tạo thành nhóm nhà liên kết sản xuất với nhau.

+ Nhà ở với hoạt động trong quy trình sau thu hoạch: Nhà ở với không gian hoạt

động sơ chế, bảo quản và đóng gói nơng sản.

+ Nhà ở với dịch vụ thương mại đầu ra nơng sản: là loại hình nhà ở nằm tại vị trí

thuận lợi cho kinh doanh và giới thiệu đầu ra bằng nhiều hình thức khác nhau như siêu thị, dịch vụ du lịch nông nghiệp.

Phân loại theo thể loại cây trồng trong khuôn viên

+Nhà ở gắn với sản xuất rau màu CNC

+Nhà ở gắn với sản xuất hoa và cây cảnh ứng dụng CNC +Nhà ở gắn với sản xuất cây ăn quả ứng dụng CNC

Phân loại theo tình trạng xây dựng

+ Nhà ở xây dựng mới: Với loại nhà xây dựng mới là nhà ở gắn với sản xuất hoặc dịch vụ nông nghiệp nằm trong điểm dân cư NNCNC hoặc nhà có nhu cầu xây mới hồn toàn trong làng truyền thống.

+ Nhà ở hiện hữu cần cải tạo: là nhà ở tại các làng truyền thống cần cải tạo để phù hợp với sản xuất hoặc hoạt động dịch vụ NNCNC.

2.3 Các điều kiện ảnh hưởng đến tổ chức KGO thích ứng với hoạt độngKTNNCNC. KTNNCNC.

2.3.1 Điều kiện tự nhiên

2.3.1.1 Điều kiện địa hình

Đồng bằng sơng Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam. Vùng nghiên cứu bao gồm 6 tỉnh và thành phố, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương là những tỉnh nằm trong vùng và không giáp biển. Đặc trưng các tỉnh có địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sơng ngòi dày đặc là một lợi thế trong tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động KTNNCNC như: hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống cho tiêu thụ nông sản. Đất đai màu mỡ, môi trường sinh thái đa dạng góp phần tăng năng suất cây trồng, tạo ra các sản phẩm nông sản đặc trưng của từng vùng miền và hạn chế những bất lợi rủi ro do thiên nhiên gây ra. Điều kiện địa hình thuận lợi thu hút các tập đoàn kinh tế phát triển, doanh nghiệp lớn đầu tư cho nông nghiệp của vùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

2.3.1.2 . Điều kiện khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu tới KGO và hoạt độngKTNN CNC. KTNN CNC.

Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh. Tuy nhiên, vùng ĐBSH là một trong những nơi gặp nhiều thiên tai ở Việt nam. Về mùa đông, mùa màng bị ảnh hưởng bởi sương giá, mùa hè bị ảnh hưởng bởi lũ, lụt, bão và nắng nóng kéo dài. Mỗi năm thường có từ 5 – 6 cơn bão đổ bộ vào Bắc Bộ, năm đặc biệt có từ 9 – 10 cơn. Chính các yếu tố khắc nghiệt về thời tiết này là một cơ hội cho NN CNC phát triển.

Bên cạnh đó, vùng cũng là nơi chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là, với ngành trồng trọt, diện tích đất nơng nghiệp bị xâm lấn nhiều.. Trong lĩnh vực thủy lợi, việc thiếu nước cung cấp để phục vụ sản xuất cho cây trồng vật ni do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bên cạnh việc làm thiệt hại về mùa màng cịn gây ra hậu quả hủy hoại cơng trình thủy lợi ở nơng thơn. Chính những điều này, vấn đề sử dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp là một vấn đề cấp bách và quan trọng. Cùng với đó, một số tổ chức khoa học trong và ngoài nước đã chuyển giao các giải pháp, mơ hình sản xuất nơng nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu như: sản xuất nơng nghiệp khép kín khơng rác thải, thâm canh lúa cải tiến, cải tiến kỹ thuật sử dụng phân bón, kỹ thuật trồng ngơ xen đậu xanh thích ứng hạn. Nhờ việc ứng dụng CNC để sản xuất hàng hoá, một số sản phẩm nơng nghiệp đã hình thành một số doanh nghiệp, khu nông nghiệp và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. CNC đã giải quyết được vấn đề cấp bách trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Cây trồng và hoa màu khơng cịn bị ảnh hưởng bởi thời tiết mà mất mùa và rớt giá.

Tóm lại, từ nghiên cứu khí hậu của Vùng, ngồi việc phù hợp với điều kiện phát

Một phần của tài liệu Tổ chức không gian ở thích ứng với hoạt động kinh tế nông nghiệp Công nghệ cao khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)