Tính chất hố học của nhựa epoxy

Một phần của tài liệu Trung tâm nghiên cứu vật liệu polymer (Trang 28 - 29)

Nhựa epoxy có hai nhóm chức hoạt động là nhóm epoxy và nhóm hydroxyl. Tuỳ khối lượng phân tử mà nhóm chức nào sẽ chiếm ưu thế. Nhựa epoxy có khối lượng phân tử thấp ( M<1200) nhóm epoxy chiếm ưu thế, nhựa có khối lượng phân tử lớn ( M>3000) nhóm hydroxyl chiếm ưu thế. Vịng epoxy có tính phân cực và sức căng vịng lớn, do đó nó dễ dàng bị phá vỡ và tham gia vào nhiều loại phải ứng, đặc biệt với các tác nhân nucleophil. Đối với các tác nhân electrophil, phản ứng xảy ra khi có mặt xúc tác proton, nhóm hydroxyl hoạt động kém hơn nhóm epoxy nên phản ứng phải tiến hành trong điều kiện nhiệt độ cao hoặc có xúc tác.

a. Phản ứng với tác nhân nucleophil trong môi trường axit hoặc kiềm.

Tiến hành với các xúc tác axit hoặc kiềm, tạo ra các hợp chất dạng β-hydroxyl. - Xúc tác axit : Xảy ra qua giai đoạn trung gian tạo ion oxoni, sau đó tiếp tục phản ứng theo 2 khả năng tạo ra hỗn hợp sản phẩm :

CH CH2 O

HCl CH CH2

OH Cl

- Xúc tác bazơ : phản ứng xảy ra theo cơ chế thế SN2, tác nhân nucleophil ưu tiên tấn công vào vị trí ngun tử cacbon ít bị cản trở khơng gian và thiếu điện tử hơn. CH CH2 O R R CH CH2 OH O HO NaOH

b. Phản ứng với các hợp chất nitơ và photpho:

Các amin bậc 3( R3N), photphin bậc 3 (R3P) là những tác nhân nucleophil có khả năng mở vòng epoxy.

c. Phản ứng sắp xếp lại mạch phân tử :

Nhóm epoxy có khả năng sắp xếp lại nội phân tử tạo ra các hợp chất cacbonyl hoặc anlyl ancol. Phản ứng này được khơi mào bởi các axit Lewis ( các muối kim loại chuyển tiếp như ZnCl2, SnCl2, TiCl4… ) hoặc các axit Bronsted ( H2SO4, HCl, HF, HI… ).

Một phần của tài liệu Trung tâm nghiên cứu vật liệu polymer (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)