Hệ thống tín dụng nơng thơn chính thức ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của tín dụng chính thức đối với thu nhập và chi tiêu nông hộ ở việt nam (Trang 25 - 28)

Chƣơng 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.4.2 Hệ thống tín dụng nơng thơn chính thức ở Việt Nam

Tín dụng chính thức là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường tín dụng nơng thơn Việt Nam (Bảng 2.1). Ở Việt Nam, tín dụng chính thức được cung cấp chủ yếu thông qua hai ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước là: Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNT), tỷ trọng cho vay của hai ngân hàng này chiếm đến hơn hai phần ba các khoản vay của hộ gia đình nơng thơn Việt Nam (DERP, 2012). Ngoài ra trong thời gian gần đây còn ghi nhận sự tham gia của các ngân hàng cổ phần nhà nước, các ngân hàng tư nhân, Quỹ tín dụng nhân dân nhưng hầu hết các tổ chức tín dụng này chiếm tỷ lệ khơng đáng kể trong cấu trúc vốn thị trường tín dụng ở nơng thơn. Tín dụng chính thức có vai trị quan trọng trong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hầu hết các khoản vay chính thức được sử dụng chủ yếu cho mục đích sản xuất nơng nghiệp (Barslund and Tarp, 2008).

Hình 2.1 Hệ thống tài chính nơng thơn Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp theo DERP, 2012

Các tổ chức NGOs Các hội, đồn thể địa phương

Nhóm tiết kiệm (họ, hụi) Bạn bè, người thân Người cho vay tư nhân

NHNN&PTNN NHCSXH Quỹ tín dụng nhân dân Các NHTM quốc doanh

Các ngân hàng tư nhân

H th ống tài chí nh ng thơn Khu vực chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực phi chính thức

Bảng 2.1 Tỷ lệ các khoản vay phân bổ theo nguồn

Nguồn vay 2006 2008 2010 2012

Vay chính thức 0,70 0,60 0,70 0,68

Vay bán chính thức 0,16 0,19 0,09 0,07

Vay phi chính thức 0,38 0,38 0,39 0,34

Nguồn: Tác giả tự tính tốn dựa trên dữ liệu VARHS

Dưới đây là phần giới thiệu tổng quan về hai định chế tài chính chính thức quan trọng nhất khu vực nơng thơn là NHNN&PTNT và NHCSXH.

2.4.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam (NHNN&PTNT) có tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập năm 1988 là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên của Việt Nam phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Năm 1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp được xác định là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Đến năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đổi tên chính thức thành NHNN&PTNN.

NHNN&PTNT hoạt động gần như theo cơ chế thị trường trong khu vực nơng thơn với cơ chế tự chủ về tài chính, nhưng ngân hàng vẫn nhận được các trợ giúp từ Chính phủ hay các nhà tài trợ cho một số hoạt động cụ thể trong khu vực nông thôn như: hỗ trợ kỹ thuật, phát triển ngân hàng lưu động….(Lê Thanh Tâm, 2008).

Với hơn 25 phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. NHNN&PTNT hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị

trường tài chính nơng thơn Việt Nam. Tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn đã đạt 671.986 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 20% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Hiện nay, là ngân hàng lớn nhất Việt Nam tính theo cả tài sản, mạng lưới hoạt động, và số lượng khách hàng. Theo thống kê của NHNN&PTNT5 có: Tổng tài sản: 705.365 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn: 626.390 tỷ đồng; Vốn điều lê ̣: 29.605 tỷ đồng; Tổng dư nợ: trên 530.600 tỷ đồng; Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc , Chi nhánh Campuchia.

Như vậy có thể thấy NHNN&PTNT là ngân hàng quan trọng nhất trong hệ thống tín dụng nơng thơn Việt Nam, là nguồn bơm vốn chủ đạo cho khu vực nơng nghiệp. Ước tính của DERP (2012) cho dữ liệu VARHS trong ba năm 2006, 2008 và 2010 cho thấy khoản vay từ NHNN&PTNT chiếm trung bình 30% trên tổng số khoản vay của các hộ tham gia khảo sát.

2.4.2.2 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

Ngân hàng Chính sách Xã Hội (NHCSXH) có tiền thân là Quỹ vì người nghèo6

được thành lập vào đầu năm 1993, nhằm mục tiêu cung cấp tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thơng qua tín chấp đối với các hộ nghèo,... Quỹ được hoạt động thông qua NHNN&PTNT.

Đến tháng 8/1995 Quỹ được thay thế bằng Ngân hàng Việt Nam vì người nghèo (VBP) cũng do NHNN&PTNT quản lý. VBP được ra đời hoạt động như một tổ chức tín dụng vi mơ phi lợi nhuận cung cấp những khoảng vay dưới chuẩn và khơng thế chấp cho hộ gia đình nghèo ở nơng thôn. VBP đã thành công trong việc

5 Xem thêm giới thiệu NHNN&PTNT: http://agribank.com.vn/101/782/gioi-thieu/thong-tin-chung.aspx

[Truy cập ngày 15/10/2014]

6 Xem thêm giới thiệu NHCSXH: http://vbsp.org.vn/gioi-thieu/lich-su-hinh-thanh.html [Truy cập ngày

tăng số lượng hộ nghèo được tiếp cận tín dụng (DERP, 2012). Năm 2003, NHCSXH được thành lập trên cơ sở VBP hoạt động độc lập với NHNN&PTNT. Kể từ đó, NHNN&PTNT hoạt động trên cơ sở thương mại và NHCSXH hoạt động chuyên cung cấp tín dụng ưu đãi (tín dụng vi mơ) cho người nghèo.

Các khoản vay từ NHCSXH có xu hướng tăng nhanh ở khu vực nông thôn, các nguồn vay từ NHCSXH đang thay thế các khoản vay từ NHNN&PTNT (DERP, 2012). Báo cáo thường niên của NHCSXH năm 2012, tính đến 31/12/2012 NHCSXH có tổng dư nợ 113.921 tỷ đồng; với mức dư nợ bình quân đạt 16 triệu đồng/khách hàng (tăng 13,5 triệu đồng/khách hàng so với mức cho vay bình quân từ những ngày đầu đi vào hoạt động năm 2003), tổng doanh số thu nợ trong năm đạt 22.787 tỷ đồng và tổng doanh số cho vay đạt 33.027 tỷ đồng; hỗ trợ trên 98 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi; giúp hơn 3 triệu lượt học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 4,2 triệu cơng trình cung cấp nước sạch, cơng trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở nơng thơn, gần 484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo,… Đến cuối năm 2012, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp hơn 21,4 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận.

Như vậy, có thể thấy NHCSXH cũng là một kênh vốn chính thức quan trọng giúp cho người nghèo có nguồn vốn để phát triển trong những năm qua. Cùng với NHNN&PTNT hai ngân hàng đã đang góp phần vào sự phát triển của nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Cung cấp cho người dân nông thôn những cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập và nâng cao phúc lợi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của tín dụng chính thức đối với thu nhập và chi tiêu nông hộ ở việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)