Các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của tín dụng chính thức đối với thu nhập và chi tiêu nông hộ ở việt nam (Trang 28 - 32)

Chƣơng 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.5 Các nghiên cứu liên quan

Tín dụng nơng thơn ra đời dựa trên giả định rằng hạn chế tín dụng rằng buộc hộ gia đình đạt được các mục tiêu sản xuất trong nơng nghiệp (IFAD, 2009). Tín dụng nơng nghiệp ra đời như một công cụ phát triển hiệu quả cho cuộc chiến chống đói nghèo. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới công nhận rằng việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người có thu nhập thấp là một phương tiện mạnh mẽ giúp họ có cơ hội thốt nghèo và cải thiện cuộc sống. Các cuộc nghiên cứu thực nghiệm ược

tiến hành ở nhiều quốc gia khác nhau, tập trung xem xét tác động của chương trình tín dụng đến hộ gia đình khu vực nông thôn ở các mặt: cải thiện phúc lợi, giảm nghèo, giảm bất bình đẳng,... và thường được đánh giá tác động thông qua thu nhập và chi tiêu hộ gia đình (xem thêm tổng hợp của Morduch and Haley, 2001).

Nghiên cứu của Diagne (1998). Nghiên cứu tác động của tiếp cận tín dụng đối

với thu nhập và an ninh lương thực hộ gia đình ở Malawi. Sử dụng dữ liệu thu thập vào năm 1995 và 1996 trong một cuộc khảo sát 3 vòng với 404 hộ gia đình ở 45 làng và 5 huyện của Malawi. Sử dụng mơ hình hồi quy hai giai đoạn kết hợp ước lượng OLS để ước tính kết quả trước sau của chương trình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khơng tìm thấy bất kì một tác động có ý nghĩa thống kê nào lên phúc lợi hộ gia đình ở Malawi.

Nghiên cứu của Kiiru and Machakos (2007). Nghiên cứu tương tự cho

Kenya. Tác giả khảo sát 200 hộ tham gia tín dụng và 200 hộ khơng tham gia tín dụng của một huyện ở Kenya nhằm đánh giá sâu tác động của tham gia tín dụng đối với hộ gia đình. Các tác giả ước lượng bằng phương pháp DID bằng cách ước lượng tác động trước và sau chương trình với với dữ liệu chéo sau đó đánh giá sự khác biệt trong khác biệt giữa trước và sau. Kết quả mơ hình khơng mang lại một kết quả tác động có ý nghĩa thống kê của tín dụng chính thức lên thu nhập hộ gia đình.Trong nghiên cứu này các tác giả sử dụng cách đánh giá tác động trong thời gian khá ngắn (khoảng 6 tháng), trong khi một tác động của chương trình lên hộ gia đình cần có sự quan sát dài hơn. Các yếu tố được tác giả xác định ảnh hưởng mạnh đến thu nhập hộ gia đình là quy mơ hộ và trình độ học tập.

Nghiên cứu của Phạm Bảo Dương và Izumida (2002). Sử dụng dữ liệu chéo từ

cuộc khảo sát cá nhân của 300 hộ gia đình ở ba tỉnh: Ninh Bình, Quảng Ngãi và An Giang để xem xét các yếu tố tác động đến loại hình tham gia tín dụng và tác động của tham gia tín dụng đến thu nhập của nơng hộ. Sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính hai giai đoạn với log thu nhập sản xuất là biến phụ thuộc để đánh giác tác động lên thu nhập. Kết quả mơ hình ghi nhận tác động đáng kể trong ngắn hạn của tham

gia tín dụng chính thức đến thu nhập hộ gia đình bị hạn chế tín dụng. Ngồi ra, các yếu tố về diện tích canh tác và tỷ lệ phụ thuộc có tác động đáng kể đến thu nhập của nơng hộ. Tuy nhiên tác động nhìn thấy từ nghiên cứu này là một tác động ngắn hạn, các hộ gia đình có sự phân bố rộng, ít đặc trưng của hộ gia đình chưa được đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Nghiên cứu Nguyễn Việt Cường (2008) về đánh giá tác động chương trình tín dụng vi mô của NHCSXH đến giảm nghèo và giảm bất bình đẳng, bằng cách sử dụng dữ liệu bảng Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) trong hai năm 2002 và 2004 trong nghiên cứu này. Đánh giá tác động giảm nghèo được tác giả xem xét trên hai khía cạnh thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người. Tác giả sử dụng hồi quy tham số cố định để ước tính hiệu quả tác động, kết quả cho thấy việc cung cấp các khoản vay tín dụng ưu đãi không thế chấp thông qua NHCSXH tạo thành một nền tảng cho chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Việc tham gia chương trình trung bình giúp cải thiện thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người hộ gia đình. Tuy nhiên chỉ có khoảng một phần ba số hộ thực sự nghèo tiếp cận được chương trình, ước tính của tác giả chương trình chỉ giúp giảm khoảng 4% số hộ nghèo. Trong nghiên cứu này tác giả nhận thấy hạn chế về số liệu nên không thể đánh giá tác động trong một mối quan hệ dài hạn hơn. Bên cạnh đó, các yếu tố khác liên quan đến chủ hộ, tình trạng phụ thuộc, tình trạng việc làm, trình độ giáo dục cũng thể hiện tác động đến thu nhập và chi tiêu hộ gia đình trong nghiên cứu.

Nghiên cứu của Phan Đình Khơi (2012). Tác giả xác định các yếu tố tác động

đến tiếp cận tín dụng vi mơ và tác động của nó cho khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long. Tác giả sử dụng dữ liệu khảo sát riêng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (MRD), đồng thời kết hợp với dữ liệu bảng thứ cấp VHLSS trong hai năm 2006 và 2008 để tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng và tác động của tiếp cận tín dụng lên mức sống hộ gia đình khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh xu hướng điểm với dữ liệu chéo cho dữ liệu MRD để đánh giá tác động tín dụng vi mơ lên thu nhập hộ gia đình theo phương ngang kết quả tìm thấy tác động tích cực của tín dụng lên chi tiêu hộ gia

đình nhưng khơng có tác động đến thu nhập của hộ. Phương pháp Biến công cụ và hiệu quả cố định (IV-FE) được tác giả sử dụng để xem xét tác động của tham gia tín dụng lên thu nhập và chi tiêu hộ gia đình. Kết quả tìm thấy một tác động tích cực cho cả thu nhập và chi tiêu hộ gia đình, ước lượng kết quả của các hộ dân thuộc khu vực đồng bằng Sơng Cửu Long có mức tác động từ tín dụng lên thu nhập và chi tiêu cao hơn bình quân cả nước.

Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo từ khảo sát hộ gia đình thường khơng mang lại một kết quả thống nhất về tính hiệu quả kinh tế mang lại của chương trình tín dụng. Quách Mạnh Hào (2005) nhận thấy rằng việc sử dụng dữ liệu chéo để đánh giá tác động của chương trình tín dụng sẽ khơng mang lại kết quả thuyết phục, do phát sinh các vấn đề nội sinh:

- Thứ nhất, phân bổ tín dụng có tính khơng ngẫu nhiên dẫn đến kết quả bị chệch. Người cho vay có thể sàng lọc các đối tượng cho vay dựa trên đặc điểm hộ gia đình, những hộ được chọn thường là những hộ khá hơn mức trung bình, những hộ này về bản chất đã có phúc lợi cao hơn so với mặt bằng chung hộ gia đình, kết quả về tính hiệu quả cao hơn là khơng chính xác. Tính khơng ngẫu nhiên cịn do mục tiêu của chương trình tín dụng, ví dụ một chương trình tín dụng hướng tới người nghèo, các đối tượng nhận được tín dụng là những hộ có nguồn lực hạn chế khả năng tạo ra thu nhập hay cải thiện phúc lợi thấp hơn những hộ gia đình khơng tham gia tín dụng (những hộ khá hơn), đều này có thể dẫn đến một hiệu quả lầm tưởng rằng sụt giảm thu nhập khi tham gia tín dụng trong nghiên cứu.

- Thứ hai, thu nhập hộ gia đình phụ thuộc nhiều vào các đặc trưng hộ gia đình, điều kiện thị trường địa phương. Một số đặc trưng không thể quan sát như: tính cách, nỗ lực cá nhân, các đặc điểm thuận lợi của địa phương,... Tác động gia tăng phúc lợi có được tại thời điểm tiếp nhận vốn tín dụng có thể bao gồm hiệu quả kinh tế đến từ những yếu tố như thị trường thuận lợi hay nỗ lực cố gắng của hộ gia đình.

Như vậy, các nghiên cứu tác động có kết luận không đồng nhất về tác động của chương trình tín dụng nơng thơn hộ gia đình. Điểm qua các nghiên cứu có thể

thấy rằng việc đánh giá tác động tín dụng lên phúc lợi hộ gia đình nói chung, cần xem xét mối quan hệ này trong trong dài hạn. Khandker et al. (2010) đánh giá cao việc sử dụng dữ liệu bảng để phân tích, điều này có thể mang lại một kết quả toàn diện hơn về vai trị của tín dụng đối với hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động của tín dụng chính thức đối với thu nhập và chi tiêu nông hộ ở việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)