Nguồn: Tổng hợp theo DERP, 2012
Các tổ chức NGOs Các hội, đồn thể địa phương
Nhóm tiết kiệm (họ, hụi) Bạn bè, người thân Người cho vay tư nhân
NHNN&PTNN NHCSXH Quỹ tín dụng nhân dân Các NHTM quốc doanh
Các ngân hàng tư nhân
H ệ th ống tài chí nh nơ ng thơn Khu vực chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực phi chính thức
Bảng 2.1 Tỷ lệ các khoản vay phân bổ theo nguồn
Nguồn vay 2006 2008 2010 2012
Vay chính thức 0,70 0,60 0,70 0,68
Vay bán chính thức 0,16 0,19 0,09 0,07
Vay phi chính thức 0,38 0,38 0,39 0,34
Nguồn: Tác giả tự tính tốn dựa trên dữ liệu VARHS
Dưới đây là phần giới thiệu tổng quan về hai định chế tài chính chính thức quan trọng nhất khu vực nơng thơn là NHNN&PTNT và NHCSXH.
2.4.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam (NHNN&PTNT) có tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập năm 1988 là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên của Việt Nam phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Năm 1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp được xác định là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Đến năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đổi tên chính thức thành NHNN&PTNN.
NHNN&PTNT hoạt động gần như theo cơ chế thị trường trong khu vực nơng thơn với cơ chế tự chủ về tài chính, nhưng ngân hàng vẫn nhận được các trợ giúp từ Chính phủ hay các nhà tài trợ cho một số hoạt động cụ thể trong khu vực nông thôn như: hỗ trợ kỹ thuật, phát triển ngân hàng lưu động….(Lê Thanh Tâm, 2008).
Với hơn 25 phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. NHNN&PTNT hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị
trường tài chính nơng thơn Việt Nam. Tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn đã đạt 671.986 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 20% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Hiện nay, là ngân hàng lớn nhất Việt Nam tính theo cả tài sản, mạng lưới hoạt động, và số lượng khách hàng. Theo thống kê của NHNN&PTNT5 có: Tổng tài sản: 705.365 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn: 626.390 tỷ đồng; Vốn điều lê ̣: 29.605 tỷ đồng; Tổng dư nợ: trên 530.600 tỷ đồng; Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc , Chi nhánh Campuchia.
Như vậy có thể thấy NHNN&PTNT là ngân hàng quan trọng nhất trong hệ thống tín dụng nơng thơn Việt Nam, là nguồn bơm vốn chủ đạo cho khu vực nơng nghiệp. Ước tính của DERP (2012) cho dữ liệu VARHS trong ba năm 2006, 2008 và 2010 cho thấy khoản vay từ NHNN&PTNT chiếm trung bình 30% trên tổng số khoản vay của các hộ tham gia khảo sát.
2.4.2.2 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Ngân hàng Chính sách Xã Hội (NHCSXH) có tiền thân là Quỹ vì người nghèo6
được thành lập vào đầu năm 1993, nhằm mục tiêu cung cấp tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thơng qua tín chấp đối với các hộ nghèo,... Quỹ được hoạt động thông qua NHNN&PTNT.
Đến tháng 8/1995 Quỹ được thay thế bằng Ngân hàng Việt Nam vì người nghèo (VBP) cũng do NHNN&PTNT quản lý. VBP được ra đời hoạt động như một tổ chức tín dụng vi mơ phi lợi nhuận cung cấp những khoảng vay dưới chuẩn và khơng thế chấp cho hộ gia đình nghèo ở nơng thôn. VBP đã thành công trong việc
5 Xem thêm giới thiệu NHNN&PTNT: http://agribank.com.vn/101/782/gioi-thieu/thong-tin-chung.aspx
[Truy cập ngày 15/10/2014]
6 Xem thêm giới thiệu NHCSXH: http://vbsp.org.vn/gioi-thieu/lich-su-hinh-thanh.html [Truy cập ngày
tăng số lượng hộ nghèo được tiếp cận tín dụng (DERP, 2012). Năm 2003, NHCSXH được thành lập trên cơ sở VBP hoạt động độc lập với NHNN&PTNT. Kể từ đó, NHNN&PTNT hoạt động trên cơ sở thương mại và NHCSXH hoạt động chuyên cung cấp tín dụng ưu đãi (tín dụng vi mơ) cho người nghèo.
Các khoản vay từ NHCSXH có xu hướng tăng nhanh ở khu vực nông thôn, các nguồn vay từ NHCSXH đang thay thế các khoản vay từ NHNN&PTNT (DERP, 2012). Báo cáo thường niên của NHCSXH năm 2012, tính đến 31/12/2012 NHCSXH có tổng dư nợ 113.921 tỷ đồng; với mức dư nợ bình quân đạt 16 triệu đồng/khách hàng (tăng 13,5 triệu đồng/khách hàng so với mức cho vay bình quân từ những ngày đầu đi vào hoạt động năm 2003), tổng doanh số thu nợ trong năm đạt 22.787 tỷ đồng và tổng doanh số cho vay đạt 33.027 tỷ đồng; hỗ trợ trên 98 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi; giúp hơn 3 triệu lượt học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 4,2 triệu cơng trình cung cấp nước sạch, cơng trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở nơng thơn, gần 484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo,… Đến cuối năm 2012, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp hơn 21,4 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được tiếp cận.
Như vậy, có thể thấy NHCSXH cũng là một kênh vốn chính thức quan trọng giúp cho người nghèo có nguồn vốn để phát triển trong những năm qua. Cùng với NHNN&PTNT hai ngân hàng đã đang góp phần vào sự phát triển của nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Cung cấp cho người dân nông thôn những cơ hội phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập và nâng cao phúc lợi.
2.5 Các nghiên cứu liên quan
Tín dụng nơng thơn ra đời dựa trên giả định rằng hạn chế tín dụng rằng buộc hộ gia đình đạt được các mục tiêu sản xuất trong nơng nghiệp (IFAD, 2009). Tín dụng nơng nghiệp ra đời như một công cụ phát triển hiệu quả cho cuộc chiến chống đói nghèo. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới công nhận rằng việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người có thu nhập thấp là một phương tiện mạnh mẽ giúp họ có cơ hội thốt nghèo và cải thiện cuộc sống. Các cuộc nghiên cứu thực nghiệm ược
tiến hành ở nhiều quốc gia khác nhau, tập trung xem xét tác động của chương trình tín dụng đến hộ gia đình khu vực nơng thơn ở các mặt: cải thiện phúc lợi, giảm nghèo, giảm bất bình đẳng,... và thường được đánh giá tác động thông qua thu nhập và chi tiêu hộ gia đình (xem thêm tổng hợp của Morduch and Haley, 2001).
Nghiên cứu của Diagne (1998). Nghiên cứu tác động của tiếp cận tín dụng đối
với thu nhập và an ninh lương thực hộ gia đình ở Malawi. Sử dụng dữ liệu thu thập vào năm 1995 và 1996 trong một cuộc khảo sát 3 vịng với 404 hộ gia đình ở 45 làng và 5 huyện của Malawi. Sử dụng mơ hình hồi quy hai giai đoạn kết hợp ước lượng OLS để ước tính kết quả trước sau của chương trình. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khơng tìm thấy bất kì một tác động có ý nghĩa thống kê nào lên phúc lợi hộ gia đình ở Malawi.
Nghiên cứu của Kiiru and Machakos (2007). Nghiên cứu tương tự cho
Kenya. Tác giả khảo sát 200 hộ tham gia tín dụng và 200 hộ khơng tham gia tín dụng của một huyện ở Kenya nhằm đánh giá sâu tác động của tham gia tín dụng đối với hộ gia đình. Các tác giả ước lượng bằng phương pháp DID bằng cách ước lượng tác động trước và sau chương trình với với dữ liệu chéo sau đó đánh giá sự khác biệt trong khác biệt giữa trước và sau. Kết quả mơ hình khơng mang lại một kết quả tác động có ý nghĩa thống kê của tín dụng chính thức lên thu nhập hộ gia đình.Trong nghiên cứu này các tác giả sử dụng cách đánh giá tác động trong thời gian khá ngắn (khoảng 6 tháng), trong khi một tác động của chương trình lên hộ gia đình cần có sự quan sát dài hơn. Các yếu tố được tác giả xác định ảnh hưởng mạnh đến thu nhập hộ gia đình là quy mơ hộ và trình độ học tập.
Nghiên cứu của Phạm Bảo Dương và Izumida (2002). Sử dụng dữ liệu chéo từ
cuộc khảo sát cá nhân của 300 hộ gia đình ở ba tỉnh: Ninh Bình, Quảng Ngãi và An Giang để xem xét các yếu tố tác động đến loại hình tham gia tín dụng và tác động của tham gia tín dụng đến thu nhập của nơng hộ. Sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính hai giai đoạn với log thu nhập sản xuất là biến phụ thuộc để đánh giác tác động lên thu nhập. Kết quả mơ hình ghi nhận tác động đáng kể trong ngắn hạn của tham
gia tín dụng chính thức đến thu nhập hộ gia đình bị hạn chế tín dụng. Ngồi ra, các yếu tố về diện tích canh tác và tỷ lệ phụ thuộc có tác động đáng kể đến thu nhập của nơng hộ. Tuy nhiên tác động nhìn thấy từ nghiên cứu này là một tác động ngắn hạn, các hộ gia đình có sự phân bố rộng, ít đặc trưng của hộ gia đình chưa được đưa vào mơ hình nghiên cứu.
Nghiên cứu Nguyễn Việt Cường (2008) về đánh giá tác động chương trình tín dụng vi mơ của NHCSXH đến giảm nghèo và giảm bất bình đẳng, bằng cách sử dụng dữ liệu bảng Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) trong hai năm 2002 và 2004 trong nghiên cứu này. Đánh giá tác động giảm nghèo được tác giả xem xét trên hai khía cạnh thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người. Tác giả sử dụng hồi quy tham số cố định để ước tính hiệu quả tác động, kết quả cho thấy việc cung cấp các khoản vay tín dụng ưu đãi không thế chấp thông qua NHCSXH tạo thành một nền tảng cho chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Việc tham gia chương trình trung bình giúp cải thiện thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người hộ gia đình. Tuy nhiên chỉ có khoảng một phần ba số hộ thực sự nghèo tiếp cận được chương trình, ước tính của tác giả chương trình chỉ giúp giảm khoảng 4% số hộ nghèo. Trong nghiên cứu này tác giả nhận thấy hạn chế về số liệu nên không thể đánh giá tác động trong một mối quan hệ dài hạn hơn. Bên cạnh đó, các yếu tố khác liên quan đến chủ hộ, tình trạng phụ thuộc, tình trạng việc làm, trình độ giáo dục cũng thể hiện tác động đến thu nhập và chi tiêu hộ gia đình trong nghiên cứu.
Nghiên cứu của Phan Đình Khơi (2012). Tác giả xác định các yếu tố tác động
đến tiếp cận tín dụng vi mơ và tác động của nó cho khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long. Tác giả sử dụng dữ liệu khảo sát riêng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (MRD), đồng thời kết hợp với dữ liệu bảng thứ cấp VHLSS trong hai năm 2006 và 2008 để tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến tiếp cận tín dụng và tác động của tiếp cận tín dụng lên mức sống hộ gia đình khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh xu hướng điểm với dữ liệu chéo cho dữ liệu MRD để đánh giá tác động tín dụng vi mơ lên thu nhập hộ gia đình theo phương ngang kết quả tìm thấy tác động tích cực của tín dụng lên chi tiêu hộ gia
đình nhưng khơng có tác động đến thu nhập của hộ. Phương pháp Biến công cụ và hiệu quả cố định (IV-FE) được tác giả sử dụng để xem xét tác động của tham gia tín dụng lên thu nhập và chi tiêu hộ gia đình. Kết quả tìm thấy một tác động tích cực cho cả thu nhập và chi tiêu hộ gia đình, ước lượng kết quả của các hộ dân thuộc khu vực đồng bằng Sơng Cửu Long có mức tác động từ tín dụng lên thu nhập và chi tiêu cao hơn bình quân cả nước.
Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo từ khảo sát hộ gia đình thường khơng mang lại một kết quả thống nhất về tính hiệu quả kinh tế mang lại của chương trình tín dụng. Qch Mạnh Hào (2005) nhận thấy rằng việc sử dụng dữ liệu chéo để đánh giá tác động của chương trình tín dụng sẽ khơng mang lại kết quả thuyết phục, do phát sinh các vấn đề nội sinh:
- Thứ nhất, phân bổ tín dụng có tính khơng ngẫu nhiên dẫn đến kết quả bị chệch. Người cho vay có thể sàng lọc các đối tượng cho vay dựa trên đặc điểm hộ gia đình, những hộ được chọn thường là những hộ khá hơn mức trung bình, những hộ này về bản chất đã có phúc lợi cao hơn so với mặt bằng chung hộ gia đình, kết quả về tính hiệu quả cao hơn là khơng chính xác. Tính khơng ngẫu nhiên cịn do mục tiêu của chương trình tín dụng, ví dụ một chương trình tín dụng hướng tới người nghèo, các đối tượng nhận được tín dụng là những hộ có nguồn lực hạn chế khả năng tạo ra thu nhập hay cải thiện phúc lợi thấp hơn những hộ gia đình khơng tham gia tín dụng (những hộ khá hơn), đều này có thể dẫn đến một hiệu quả lầm tưởng rằng sụt giảm thu nhập khi tham gia tín dụng trong nghiên cứu.
- Thứ hai, thu nhập hộ gia đình phụ thuộc nhiều vào các đặc trưng hộ gia đình, điều kiện thị trường địa phương. Một số đặc trưng không thể quan sát như: tính cách, nỗ lực cá nhân, các đặc điểm thuận lợi của địa phương,... Tác động gia tăng phúc lợi có được tại thời điểm tiếp nhận vốn tín dụng có thể bao gồm hiệu quả kinh tế đến từ những yếu tố như thị trường thuận lợi hay nỗ lực cố gắng của hộ gia đình.
Như vậy, các nghiên cứu tác động có kết luận khơng đồng nhất về tác động của chương trình tín dụng nơng thơn hộ gia đình. Điểm qua các nghiên cứu có thể
thấy rằng việc đánh giá tác động tín dụng lên phúc lợi hộ gia đình nói chung, cần xem xét mối quan hệ này trong trong dài hạn. Khandker et al. (2010) đánh giá cao việc sử dụng dữ liệu bảng để phân tích, điều này có thể mang lại một kết quả tồn diện hơn về vai trị của tín dụng đối với hộ gia đình.
2.6 Các yếu tố tác động đến thu nhập và chi tiêu nông hộ
Các lý thuyết tăng trưởng cho thấy thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình liên quan đến năng lực sản xuất và năng lực sản xuất của hộ gia đình phụ thuộc nhiều vào khả năng truy cập vào các yếu tố sản xuất như: đất đai, lao động, vốn và công nghệ của hộ gia đình cùng với các chất lượng của các yếu tố sản xuất. Mơ hình hộ gia đình Sadoulet and de-Janvry (1995) đưa ra gợi ý rằng thu nhập và chi tiêu hộ gia đình chịu tác động của ba nhân tố chính: thị trường, các đặc điểm, đặc trưng hộ và năng lực sản xuất của hộ. Qua mơ hình lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng thu nhập và chi tiêu hộ gia đình trong 3 nhóm nhân tố: Các yếu tố thị trường thuận lợi; Các đặc trưng hộ gia đình; Và các yếu tố liên quan đến năng lực sản xuất của hộ gia đình.
2.6.1 Các yếu tố thuận lợi thị trƣờng
Tiếp cận tín dụng. Theo Diagne et al. (2000) tác động của tín dụng đối với thu
nhập và chi tiêu hộ gia đình nơng nghiệp thơng qua ít nhất hai kênh:
Thứ nhất, tín dụng làm giảm bớt những hạn chế vốn vào các hộ gia đình nơng nghiệp. Tiếp cận vật tư nông nghiệp là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho năng suất và thu nhập vụ mùa của nông hộ. Trong khi chi tiêu vật tư nông nghiệp phát sinh từ bắt đầu quá trình sản xuất nông nghiệp (giai đoạn đầu và giai đoạn sinh trưởng của cây) thì lợi nhuận chỉ đạt được sau khi thu hoạch vài tháng sau đó. Vì vậy, để tài trợ cho việc mua nguyên liệu đầu vào, các hộ gia đình nơng dân phải sử