Thang đo biến tâm lý cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng tham gia sản xuất theo hợp đồng của các hộ dân trồng dừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 30 - 34)

1. Nhận thức v ề hành vi

a. Cô (chú/anh/chị) có cho rằng: “Tham gia hợp đồng bán dừa trái với cơng ty là góp phần tạo s ựổ n định cho sự phát triển cây dừa trên địa bàn tỉnh nhà”.

Hoàn toàn không đồng ý

1 2 3 4 5 6 7 Hoàn toàn đồng ý

b. Cơ (chú/anh/chị) có cho rằng: “Tham gia bán dừa trái bằng hợp đồng với công ty là giải pháptốt nhất đ ể nâng cao giá tr ị cây dừa và thu nhập cho người trồng dừa”. Hồn tồn khơng đồng ý 1 2 3 4 5 6 7 Hồn tồn đồng ý

c. Cơ (chú/anh/chị) có cho rằng: “Tham gia bán dừa trái bằng hợp đồngvới công ty s làm thay ẽ đổi thói quen thật s ự

trong mua bán trái dừa của gia đình tơi.

Hồn tồn khơng đồng ý 1 2 3 4 5 6 7 Hoàn toàn đồng ý 2. Đánh giá kết quả

d. Bán dừa trái theo hợp đồng với công ty làmột việc làmtạo ra s ựổ n định cho việc tiêu th ụ dừa trái đ ể phát triển cây dừa. Hồn tồn khơng quan trọng -3 -2 -1 0 1 2 3 Rất quan trọng

e. Bán dừa trái theo hợp đồng với công ty là một việc đểnâng cao giá tr ị cây dừa và thu nhập cho người dân trồng dừa. Hoàn tồn khơng quan trọng -3 -2 -1 0 1 2 3 Rất quan trọng

f. Bán dừa trái theo hợp đồng với công ty là một việc đang làmthay đổi thói quen của gia đình tơi trong mua bán dừa trái. Rất khó chịu -3 -2 -1 0 1 2 3 Hồn tồn khơng khó chịu 3. Thái đ ộ nhóm ảnh hưởng

g. Theo cô (chú/anh/chị) đánh giá mức đ ộủ ng hộ của người dân trồng dừa trong tỉnh ta v ề bán dừa trái bằng hợp đồng với cơng ty như th ế nào?

Hồn tồn khơng ủng hộ -3 -2 -1 0 1 2 3 Hoàn toàn ủng hộ

h. Theo cô (chú/anh/chị) đánh giá mức đ ộủ ng h ộ của người dân trồng dừa bên ngoài tỉnh ta v ề bán dừa trái bằng hợp đồng với công ty như th ế nào?

Hồn tồn khơng ủng hộ -3 -2 -1 0 1 2 3 Hoàn tồn ủng hộ 4. Mức ảnh hưởng

i. Theo cơ (chú/anh/chị) những ý kiến của người dân trồng dừa trong tỉnh ta v ề bán dừa theo hợp đồng với cơng ty là vấn đ ề quan trọng khơng? Hồn tồn khơng quan trọng 1 2 3 4 5 6 7 Rất quan trọng

j. Theo cô (chú/anh/chị) những ý kiến của người dân trồng dừa bên ngoài tỉnh ta v bán dề ừa trái theo hợp đồng với cơng ty có là vấn đ ề quan trọng khơng?. Hồn tồn khơng quan trọng 1 2 3 4 5 6 7 Rất quan trọng

+ Biến thái độ cá nhân (behatt, X20):

Được tính tốn theo cơng thức: behatt = (a x d) + (b x e) + (c x f), trong đó: + behatt là tổng số điểm.

+ a, b, c là điểm trả lời cho ba câu hỏi về nhận thức hành vi. + d, e, f là điểm trả lời cho ba câu hỏi về đánh giá kết quả.

Biến behatt sẽ nhận giá trị từ +63 đến -63, giá trị dương cho thấy hộ trồng dừa có thái độ tích cực đối với việc tham gia vào chương trình “sản xuất theo hợp đồng”, giá trị âm cho thấy thái độ tiêu cực.

+ Biến thái độ xã hội (sonorm, X21):

Được tính tốn theo cơng thức: sonorm = (g x i) + (h x j), trong đó: + sonorm là tổng số điểm.

+ g, h là điểm trả lời cho hai câu hỏi về thái độ nhóm ảnh hưởng. + i, j là điểm trả lời cho hai câu hỏi về mức ảnh hưởng.

Biến sonorm sẽ nhận giá trị từ +42 đến -42, giá trị dương cho thấy hộ chịu áp lực xã hội hướng đến việc tham gia chương trình “sản xuất theo hợp đồng”, giá trị âm cho thấy áp lực xã hội hướng đến việc khơng tham gia chương trình.

Hai biến: Thái độ cá nhân (behatt, X20) và Thái độ xã hội (sonorm, X21) sẽ được đưa vào mơ hình kinh tế lượng để hồi quy.

3.2.3. Mô tả bộ dữ liệu

- Trên cơ sở số liệu thứ cấp tra cứu từ Niên giám thống kê Bến Tre giai đoạn 2010 – 2013 do Cục Thống kê tỉnh Bến Tre phát hành, luận văn này sẽ so sánh để đánh giá về tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu dừa trái trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong giai đoạn vừa qua, phân tích xu hướng diễn biến của hoạt động sản xuất và tiêu thụ mặt hàng dừa trái của nông dân trồng dừa trên địa bàn tỉnh và tình hình thu mua dừa trái nguyên liệu của các Công ty thu mua, chế biến các sản phẩm dừa trên địa bàn tỉnh.

- Sử dụng phương pháp kinh tế lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hộ dân trồng dừa tham gia sản xuất theo hợp đồng, trong đó:

+ Dùng thang đo Likert 5 điểm đo lường nhân tố đánh giá ba yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hợp đồng: lợi ích, rủi ro và quyền quyết định để tích hợp điểm và đưa vào mơ hình phân tích.

+ Dùng thang đo đo lường theo lý thuyết TPB để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi của các hộ dân trồng dừa trong việc tham gia vào sản xuất theo hợp đồng thông qua thang đo thái độ tổng quát và thang đo biến tâm lý cá nhân.

+ Sử dụng mơ hình kinh tế lượng Logit (Maddala, 1983), là một dạng hàm xác suất lựa chọn, áp dụng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa (MLE) sau khi đưa biến phụ thuộc là tỷ số của xác suất tham gia và không tham gia về dạng logarit tự nhiên. Các kết quả thu được bằng cách phân tích này giải quyết những khác biệt về những đặc điểm giữa sản xuất theo hợp đồng và khơng có sản xuất theo hợp đồng và những tác động biên của mỗi biến độc lập.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa trái trên địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Tình hình sản xuất dừa trên địa bàn nghiên cứu trong năm 2013

Dừa ở Bến Tre được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và một phần của huyện Bình Đại và Châu Thành. Về mặt sinh thái, đất trồng dừa của Bến Tre chủ yếu là đất phù sa được bồi tụ bởi 4 trong 9 nhánh của dịng sơng Cữu Long chảy qua địa bàn tỉnh: sông Tiền; sông Ba Lai; sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Trong tổng diện tích 63.000 ha đất trồng dừa của tỉnh thì diện tích trồng dừa của hai huyện Giồng Trơm và Mỏ Cày Nam chiếm đến 48,44% diện tích, với 30.519 ha diện tích trồng dừa.

+ Tại Giồng Trôm, cây dừa được trồng rộng khắp ở 21 xã: Mỹ Thạnh, Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hịa, Châu Bình, Lương Quới, Lương Phú, Bình Thành, Bình Hịa, Tân Thanh, Tân Hào, Tân Lợi Thạnh, Long Mỹ, Thuận Điền, Thạnh Phú Đông, Phước Long, Sơn Phú, Hưng Long, Hưng Lễ, Hưng Nhượng, Lương Hòa và cả tại thị trấn, với hai chủng loại chính: dừa khơ (dừa cơng nghiệp) chiếm 88% và dừa xiêm (dừa uống nước giải khát), chiếm 12%. Trên tổng diện tích 24.617 ha đất nơng nghiệp của tồn huyện, diện tích trồng dừa là 15.915 ha, chiếm 64,65%, với hai loại hình canh tác chủ yếu là thâm canh tổng hợp và xen canh. Dừa trồng thâm canh tổng hợp tại Giồng Trôm là những khu vườn mà cây dừa được trồng trên các bờ (liếp) dừa, dưới bờ có mương dẫn nước ra vào theo con nước thủy triều lên xuống hai lần trong ngày đêm, để cung cấp nước cho từng cây dừa và là nơi bồi lắng, tích tụ phù sa để vun cho gốc dừa khi bón phân theo chu kỳ hai lần trong năm. Trên vườn dừa thâm canh, không chỉ trồng riêng cây dừa mà một số cây trồng khác như ca cao, chuối, chanh,… vẫn được trồng xen vào dưới tán cây dừa để tận dụng phần đất trống cách khoảng giữa hai cây dừa (thông thường là 7 đến 8m) nhằm gia tăng thêm nguồn thu nhập cho nông hộ trồng dừa. Trong khi đó, dừa xen canh là những khu vực cây dừa được trồng xen với mật độ thấp cùng với các loại cây trồng khác, trong đó cây dừa khơng phải là cây trồng chủ lực và chỉ được trồng xung quanh mảnh vườn trồng cây ăn quả như: bưởi, quýt, cam … hoặc trên các bờ bao ruộng lúa, ao cá.

Giống dừa cơng nghiệp, ngun liệu chính của các nhà máy chế biến các sản phẩm dừa trên địa bàn tỉnh, được trồng trên địa bàn Giồng Trôm chủ yếu là giống dừa Ta (70%) và dừa Dâu (30%) - đây là hai giống dừa có chất lượng cho trái cao và hàm lượng chất béo cao nhất trong các giống dừa hiện nay.

+ Tại Mỏ Cày Nam, cây dừa cũng được trồng khắp 16 xã: Định Thủy, Đa Phước Hội, Tân Hội, Phước Hiệp, Bình Khánh Đơng, Bình Khánh Tây, An Thạnh, An Định, Thành Thới A, Thành Thới B, Tân Trung, An Thới, Minh Đức, Ngãi Đăng, Cẩm Sơn, Hương Mỹ và cả thị trấn Mỏ Cày. Cây dừa là một trong những cây trồng chủ lực, là nguồn thu nhập chủ yếu của đại đa số bà con nông dân huyện Mỏ Cày Nam. Tồn huyện hiện có 14.604 ha trồng dừa, chiếm 86,59% trong tổng diện tích 16.865 ha đất nơng nghiệp của huyện. Cây dừa được trồng trên địa bàn Mỏ Cày Nam chủ yếu theo mơ hình thâm canh tổng hợp, tạo cho nông hộ gia tăng nguồn thu nhập khơng chỉ từ cây dừa mà cịn gắn liền với vườn dừa các nguồn thu

nhập khác như: Trồng xen trong vườn dừa các loại cây trồng ngắn hạn, chủ yếu là các loại chuối: Chuối già, chuối xiêm…. Và nuôi xen, đây là nguồn thu nhập quan trọng của các nông dân trên địa bàn Mỏ Cày Nam, trong đó đứng đầu danh sách vật ni xen là con heo, con gà trên bờ dừa và con tôm càng xanh trong mương vườn.

Diện tích trồng dừa cơng nghiệp của Mỏ Cày Nam chiếm đến 92%, trong đó dừa gióng dừa Dâu chiếm đến 60%, cịn giống dừa Ta chỉ chiếm 40%.

4.1.2. Năng suất, sản lượng dừa trái thu hoạch trong năm 2013.

Năng suất, sản lượng dừa trên địa bàn hai huyện: Giồng Trôm và Mỏ Cày Nam theo kết quả thống kê công bố năm 2013 như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng tham gia sản xuất theo hợp đồng của các hộ dân trồng dừa trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)