CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
3.3. Đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, những thành cơng và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của cả nước nhưng đầu tư công của Vùng trong giai đoạn 2009 – 2015 vẫn tồn tại một số mặt bất cập, hạn chế:
Tăng trưởng nhưng thiếu tính bền vững, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao; chưa xác định rõ sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp mũi nhọn để đầu tư đúng mức. Ngoại trừ Thành Phố Cần Thơ các tỉnh cịn lại trong Vùng khơng đạt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Chất lượng tăng trưởng kinh tế và tái cơ cấu kinh tế, ngành chưa đáp ứng yêu cầu.
- Áp dụng khoa học cơng nghệ cịn thấp, thể hiện ở chổ một số nghiên cứu, ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo phục vụ cơng nghiệp chế biến vẫn chưa thật sự trở thành động lực cho tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế; trình độ năng lực của cán bộ hoạt động khoa học cơng nghệ cịn yếu, thiếu các chuyên gia đầu ngành; năng lực của một số cơ sở nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu; Sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu còn yếu, chủ yếu là các mặt hàng sơ chế, xuất thơ, chưa có thương hiệu mạnh, chưa có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao.
- Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển theo tiến trình CNH – HĐH đất nước, tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn thấp, Tạo việc làm mới trong tỉnh ít, phần lớn phải đi làm việc ngoài tỉnh, chưa sử dụng hết nguồn nhân lực hiện có. Cải cách hành chính có nhiều nỗ lực nhưng cịn mang nặng tính hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu;
- Đầu tư cơng cịn đi kèm với thất thốt và lãng phí;
- Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy được cải thiện nhưng chưa đồng bộ, việc hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm cơng nghiệp cịn chậm.
- Môi trường đầu tư được cải thiện nhưng chưa đáng kể, tình hình thu hút vốn đầu tư khó khăn, chưa có chính sách khả thi trong thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trục tiếp nước ngoài (FDI). Theo nguồn GSO cho thấy, tính đến cuối năm 2015, số dự án FDI còn hiệu lực tại 4 địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông
Cửu Long là 146 dự án rất thấp so với ĐBSCL và cả nước lần lượt là 979 và 17.768 dự án; với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.786,6 tỷ USD chiếm tỷ lệ 39,27% vốn đăng ký đầu tư của toàn ĐBSCL và 1,89% so với vốn đăng ký đầu tư của cả nước chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế của Vùng. Đây thực sự là vấn đề đáng quan tâm, xem xét của Chính phủ, chính quyền địa phương của các tỉnh trong Vùng.
3.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hạn chế, bất cập nêu trên, cụ thể đó là:
- Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm; nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, khủng hoảng chính trị nhiều nước nên người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu; các nước lớn đang thực hiện chính sách tài chính mở để giảm giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu; chính sách trả đũa thương mại của các nước đang gây gián đoạn các giao dịch thương mại toàn cầu. Kinh tế trong nước vẫn cịn nhiều khó khăn, chậm đổi mới, các chính sách hỗ trợ chậm ban hành và chưa kịp thời; những giải pháp đổi mới và đột phá cho nền kinh tế chưa rõ nét và thiếu nguồn lực thực thi; hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu nên việc mở rộng cho vay cho các đối tượng ưu tiên và sản phẩm nông nghiệp chủ lực chưa được triển khai mạnh mẽ.
- Kết cấu và quy mơ nền kinh tế của Vùng cịn nhỏ lẻ, thiếu tính bền vững; Nguồn vốn đầu tư cho Vùng còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Theo nguồn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016 – 2020 toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khoảng 6,5 triệu tỷ đồng và Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1,6 triệu tỷ đồng. Với tổng mức đầu tư (102.000 tỷ đồng) và tốc độ tăng trưởng bình quân vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng giai đoạn 2011 – 2015 (khoảng 8%/năm) cho thấy giai đoạn này còn thiếu khoảng 950.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư dự tốn nói trên sẽ được huy động bằng nhiều hình thức (ODA,
FDI, PPP…), xã hội hoá, tăng cường gọi vốn đầu tư nước ngồi, tuy nhiên nếu khơng có kế hoạch, giải pháp cụ thể sẽ rất khó khăn.
- Xét về vị trí địa lý, địa chất, địa hình, thủy văn khơng thuận lợi nên chi phí đầu tư cơng của Vùng cao hơn mặt bằng chung cả nước. Ngoài ra, các loại hàng hóa cơng như: Giao thơng, thủy lợi, trường học, bệnh viện… là đối tượng của đầu tư công nhưng không trực tiếp tạo ra thu nhập cho đầu tư công.
- Công tác quy hoạch của từng địa phương chưa được chú trọng triển khai đồng bộ, tầm nhìn quy hoạch cịn ngắn, cục bộ và thiếu tính ổn định; công tác quy hoạch vùng chậm được phê duyệt, triển khai thực hiện, khi triển khai thực hiện đã lạc hậu, các địa phương trong vùng còn lúng túng; Đầu tư công của Vùng trong giai đoạn này thiếu sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa các địa phương, chưa mang tính liên kết Vùng rõ nét. Các tỉnh trong Vùng tranh thủ vốn Trung ương về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương nên nguồn vốn phân tán, dàn trãi gây thất thốt, lãng phí, kém hiệu quả. Ngồi ra, cơng tác xúc tiến đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa đi vào chiều sâu, cịn mang tính cục bộ địa phương, thiếu sự phối hợp giữa các tỉnh trong Vùng, chưa thu hút được dự án động lực để phát huy, lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của Vùng làm lãng phí vốn cơng trong những năm qua.
- Trong Vùng có tổng số 22 Khu công nghiệp, 02 Khu kinh tế cửa khẩu, 01 Khu kinh tế ven biển được quy hoạch phát triển đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 với quy mô diện tích và nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Do chưa thu hút được chủ đầu tư hạ tầng, trong khi các tỉnh trong Vùng khơng có khả năng bố trí vốn, việc cấp vốn hỗ trợ từ trung ương để đầu tư cơ cho các khu này “được rót nhỏ giọt”, dàn trải qua nhiều năm. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các khu có cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ. Tính đến cuối năm 2015, ngoại trừ Thành phố Cần Thơ có tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có 100% hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, các KCN, KKT đang hoạt động của các tỉnh còn lại đều chưa xây dựng nhà máy
xử lý nước thải tập trung. Hiện các tỉnh thực hiện rà sốt trình cấp thẩm quyền xem xét, điều chỉnh quy mô các KCN, KKT cho phù hợp.
- Công tác cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu, thủ tục hành chính phức tạp nhưng lại lỏng lẻo, thiếu minh bạch, vẫn tồn tại tình trạng đấu thầu mang tính hình thức, dẫn đến chọn phải nhà thầu có năng lực khơng đáp ứng, trách nhiệm nhà thầu kém, thể hiện thông qua việc chỉ số năng lực cạnh tranh của một số địa phương trong Vùng hàng năm cịn thấp; mơi trường và cơ chế chính sách đầu tư chưa thật sự hấp dẫn để thu hút đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Trong công tác khoa học cơng nghệ cịn thiếu sự liên kết, chia sẻ thơng tin trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn; chính sách pháp luật về khoa học cơng nghệ chậm được ban hành, nhất là việc đầu tư cho công tác nghiên cứu, cảnh báo thiên tai…
- Đầu tư công chưa chú trọng nhiều đến phát triển nguồn nhân lực. Vấn đề giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đang là một trong những vẫn đề được quan tâm nhất hiện nay. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sơng Cửu Long có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, mức đóng góp của yếu tố lao động vào GDP không cao. Thực trạng hiện nay cho thấy Vùng đang thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao, được đào tạo bài bản nên nhiều ngành phải th lao động nước ngồi trong khi đó lao động xuất khẩu đa phần là lao động chân tay, trình độ chun mơn thấp. Trong thời gian qua, cơng tác cải cách giáo dục đã được quan tâm hơn, tuy nhiên vẫn chưa đi vào trọng tâm, chưa tìm được mơ hình đào tạo phù hợp; tỷ lệ vốn đầu tư cơng cho giáo dục và đào tạo có tăng lên trong thời gian qua, tuy nhiên so với các ngành khác vẫn là rất hạn chế. Do vậy, đầu tư công vào giáo dục đào tạo cần được quan tâm đúng mức, song song với việc xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của Vùng và cả nước.