CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
3.2.5. Hiệu quả đầu tư công của Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông
sông Cửu Long giai đoạn 2009 - 2015
Để đo lường hiệu quả của nguồn vốn đầu tư các nhà kinh tế học thường sử dụng hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) để đánh giá. Hệ số ICOR được tính theo cơng thức: ICOR = (Kt-Kt-1)/(Yt-Yt-1) trong đó K là vốn, Y là GDP, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước cho biết muốn có một đồng tăng trưởng thì phải cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện. Hệ số này càng cao chứng tỏ vốn đầu tư càng kém hiệu quả. Có nhiều cách để tính tốn hệ số ICOR nếu tiếp cận theo hiệu quả sử dụng vốn hàng năm thì
ICOR là tỷ số giữa vốn đầu tư thực hiện so với mức độ tăng trưởng GDP. Theo khuyến cáo của WB đối với các nước đang phát triển, hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
Năm Tăng trưởng GDP (%)
ICOR Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
ICOR Khu vực nhà nước ICOR Khu vực tư nhân 2009 11,49 3,80 3,89 3,67 2010 11,94 3,70 7,51 2,62 2011 10,82 3,80 13,98 2,39 2012 09,46 3,96 6,14 3,19 2013 08,93 3,88 4,01 3,75 2014 09,51 3,66 3,73 3,57 2015 09,28 3,89 4,35 3,69
Bảng 3.1: Hệ số ICOR các thành phần kinh tế và tăng trưởng kinh tế Vùng
Nguồn: Tác giả tính tốn từ GSO*
Bảng số liệu cho thấy hệ số ICOR toàn xã hội của Vùng giai đoạn 2009 – 2011 dao động ở mức 3,7 – 3,8; năm 2012 tăng cao nhất lên 3,96. Năm 2013 giảm cịn 3.88, năm 2014 – 2015 có xu hướng tăng trở lại mức 3.89. Hệ số ICOR tăng đồng nghĩa với việc đầu tư kém hiệu quả và vượt mức 3 theo khuyến cáo của WB cho thấy phát triển kinh tế thiếu bền vững. Trong giai đoạn 2009 – 2015 tăng trưởng kinh tế của Vùng phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư. Phần đóng góp vào tăng trưởng GDP của yếu tố số lượng vốn đầu tư khoảng 76,8%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 15,6%, trong khi đó yếu tố khoa học cơng nghệ chỉ đóng góp khoảng 7,6%. Điều này cho thấy vì sao để
tạo được một đơn vị tăng trưởng GDP, Vùng nói riêng và Việt Nam nói chung lại cần lượng vốn đầu tư nhiều hơn so với các nước khác trong khu vực. Một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào tăng số lượng thì chất lượng tăng trưởng sẽ thấp và tăng trưởng kém bền vững (Nguyễn Đình Tài, 2010).
Giai đoạn 2009 – 2015 ICOR khu vực nhà nước có nhiều biến động theo chiều hướng kém hiệu quả. Nếu giai đoạn 2009 – 2010 ICOR bình quân khu vực nhà nước là 5,7 đến giai đoạn 2011 – 2015 ICOR bình quân tăng lên 6,4 đáng lo ngại. Khi đó, giai đoạn 2009 – 2010 ICOR trung bình của khu vực tư nhân chỉ 3,14; giai đoạn 2011 – 2015 tăng lên 3,32. Điều này cho thấy đầu tư công trong thời gian qua kém hiệu quả. Việc đầu tư kém hiệu quả của khu vực nhà nước một phần là do trong rất nhiều trường hợp đầu tư công không phải hướng tới mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả kinh tế. Ngay cả các DNNN, tuy có mục tiêu chính là sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận càng nhiều càng tốt nhưng vẫn phải thực hiện một số mục tiêu phi lợi nhuận như tạo điều kiện phát triển cho những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, sản xuất và cung ứng các hàng hóa cơng cộng, các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ vốn. Thêm vào đó, Vùng mới bước vào giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vì vậy, xu hướng tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng dựa vào số lượng vốn đầu tư và khai thác các ngành có lợi thế về tài ngun thiên nhiên và lao động có trình độ thấp, giá rẻ là điều tất yếu. Tuy nhiên, điều này khơng phải là là ngun nhân chính khiến cho việc đầu tư kém hiệu quả của khu vực nhà nước mà cịn có những ngun nhân chủ quan khác như đầu tư dàn trải, quản lý kém, thiếu trách nhiệm, lãng phí, tham nhũng…
- 5.00 10.00 15.00
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
ICOR Vùng KTTĐ ĐBSCL ICOR khu vực nhà nước ICOR khu vực tư
Hình 3.5: So sánh hệ số ICOR của các thành phần kinh tế
Nguồn: Tác giả tính tốn từ GSO*
So sánh ICOR khu vực nhà nước và ICOR khu vực tư nhân của Vùng với cả nước theo nguồn của Phó Thị Kim Chi và cộng sự (2013) nhận thấy: ICOR Khu vực nhà nước của Vùng giai đoạn 2009 – 2010 đạt 5,7/8,3; ICOR khu vực tư của Vùng đạt 3,14/4,16. Giai đoạn 2011 – 2015: ICOR khu vực nhà nước của Vùng đạt 6,4/7,5; ICOR khu vực tư của Vùng đạt 3,32/5,2. Theo kết quả trên, ta thấy hiệu quả đầu tư của Vùng hợp lý hơn. Tuy nhiên, đối chiếu với khuyến cáo của WB, hệ ICOR các khu vực đều vượt ngưỡng 3 trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Vùng là điều đáng lo ngại, tăng trưởng nhưng thiếu bền vững. Vì vậy, để đạt được một hệ số ICOR hợp lý thì trong tương lai Vùng phải nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn giữ hoặc tiếp tục giảm được tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP. Xây dựng mơ hình phát triển kinh tế theo chiều sâu, lấy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh làm tiêu chí chủ yếu.