Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG LAI GIỐNG ĐỂ NÂNG CAO SỨC SẢN

1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.5.1.1. Nghiên cứu và ứng dụng lai giống để nâng cao năng suất sinh sản của bò

Phần lớn các tính trạng sinh sản ở bị có hệ số di truyền thấp. Vì thế, lai tạo

là giải pháp hiệu quả để nâng cao năng suất sinh sản. Tùy thuộc vào sự khác biệt về

di truyền giữa các giống/dòng được sử dụng trong lai tạo và sự phối hợp khác nhau giữa các giống/dịng (cơng thức lai) mà mức độ ưu thế lai thu được ở đời con là khác nhau. Việc nghiên cứu và ứng dụng lai tạo nhằm nâng cao năng suất sinh sản của bò được thực hiện từ rất lâu trên nhiều giống ở các nước trên thế giới.

Suyadi và cs (2014) cho biết năng suất sinh sản của bò cái Peranakan Ongole (PO) là giống bò địa phương của Indonesia và con lai của nó Limousin × PO được ni ở miền Đơng Java, bị PO có tuổi phối giống lần đầu muộn hơn so với bị Limousin × PO (21,9 so với 20,0 tháng) và khơng có sự khác biệt đáng kể về tính trạng thời gian động dục lai sau đẻ (4,89 so với 4,85 tháng) và khoảng cách lứa đẻ (14,51 và 14,34 tháng) giữa bò PO và bị Limousin × PO. Adhikary và cs (2021) thực hiện nghiên cứu lai tạo giữa bò cái bản địa của Bangladesh và bò đực Brahman, Sahiwal, Holstein cho biết tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của bò cái lai Brahman × bị bản địa là sớm nhất với 32,3 tháng, tiếp đến là bị cái lai Holstein × bị bản địa với 39,1 tháng, sau đó là bị cái lai Sahiwal × bò bản địa với 41,7 tháng, và trể nhất là bò cái bản địa với 43,5 tháng. Tuy nhiên, số liều tinh sử dụng cho một lần đậu thai cao nhất ở bị cái lai Brahman × bị bản địa với 1,7 liều và thấp nhất là bò bản địa với 1,4 liều. Kết quả cho thấy năng suất sinh sản của đàn bò cái lai tốt hơn so với bò cái thuần chủng, đặc biệt là bị cái lai Brahman × bị bản địa. Những kết quả này cho thấy so với giống thuần chủng thì qua quá trình lai tạo năng suất sinh sản của bị cái đã được cải thiện đáng kể ở thế hệ con lai.

Khotimah và cs (2018) nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản của bò cái Lai Brahman khi được phối tinh các giống Bali, Brahman, Limousin, và Simmental ở Indonesia cho biết số liều tinh sử dụng cho một lần mang thai trung bình là 1,48 liều. Số con mang thai khi sử dụng liều tinh đầu tiên là 69,3%. Tỷ lệ bị mang thai trung

bình là 88,0%. Tỷ lệ sinh bê là 80,7% và khoảng cách lứa đẻ là 14,2 tháng. Alvarado và cs (2015) tiến hành lai tạo giữa bò nhiệt đới (Bos Indicus) và bị ơn đới (Bos

Taurus) ở Mexico cho biết tỷ lệ máu bò Bos Taurus càng cao thì tuổi đẻ lứa đầu của bò

cái càng sớm và khối lượng cai sữa của đàn con lai càng cao. Madalena và Hinojosa (1976) cho biết bò cái Zebu có khoảng thời gian động dục lại sau khi đẻ dài hơn 57,8 ngày và từ khi đẻ đến khi phối giống thành công sau đẻ dài hơn 46,0 ngày so với bị cái lai Charolais × Zebu. Tỷ lệ xuất hiện động dục theo chu kỳ bình thường được phát hiện ở bị cái lai Charolais × Zebu là 72,9% cao hơn so với bò Zebu là 63,1%. Thời gian mang thai của bò cái Zebu và bò cái lai Charolais × Zebu lần lượt là 288,8 và 283,1 ngày. Các kết quả cho thấy khi sử dụng bị ơn đới lai tạo với bị nhiệt đới đã nâng cao năng suất sinh sản của đàn bò nhiệt đới.

Peacock và Koger (1980) nghiên cứu ảnh hưởng của giống và ưu thế lai đến năng suất sinh sản của bị cái Angus, Brahman, Charolais, Angus × Brahman, Angus × Charolais và Brahman × Charolais khi được phối giống Angus, Brahman và Charolais. Bò cái khi được phối giống Brahman, Charolais và Angus có tỷ lệ đẻ lần lượt là 90; 83 và 80% và tỷ lệ bê sống đến 24 giờ sau sinh lần lượt là 93; 91; 94%. Tỷ lệ đẻ của bị cái Angus × Brahman là cao nhất với 92% và thấp nhất là bị cái Angus và Angus × Charolais với 82%. Tỷ lệ bê sống đến 24 giờ sau sinh được sinh ra từ bò mẹ Angus là 86% và các giống bò mẹ khác dao động từ 92 – 96%. Kết quả cho thấy bố và mẹ đã có những ảnh hưởng khác nhau đến năng suất sinh sản của bò cái. Newman và Deland (1991) nghiên cứu năng suất sinh sản của bị cái Heroford × Shorthorn, Heroford × Holstein, Hereford × Jersey khi được thụ tinh với bò đực Sahiwal, Charolais, Simmental và Brahman cho biết, bò cái được phối tinh Charolais và Simmental sinh bê có khối lượng sơ sinh cao hơn, tỷ lệ đẻ thấp hơn và khoảng cách lứa đẻ dài hơn so với các bò cái được phối giống Sahiwal và Brahman. Bò cái Heroford × Holstein, Hereford × Jersey có tuổi động dục lần đầu sớm hơn, tỷ lệ đẻ cao hơn và khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn so với bị cái Heroford × Shorthorn. Williams và cs (1990) khi thực hiện nhân gống thuần chủng các giống bò Angus, Brahman, Charolais, Hereford, và lai hai giống Angus × Brahman, Charolais × Brahman và Hereford × Brahman lai ba giống AngusBrahman × Charolais, AngusBrahman × Hereford và CharolaisHereford × Brahman và lai bốn giống AngusBrahman × CharolaisHereford cho biết các tổ hợp lai luân chuyển có xu hướng vượt trội hơn so với nhân giống thuần chủng về khối lượng bê sơ sinh, tỷ lệ sinh bê, tỷ lệ đẻ khó, tỷ lệ bê sống 24 giờ sau sinh và tỷ lệ bê cai sữa. Như vậy, so với nhân giống thuần chủng thì lai giữa 2 giống, 3 giống hay 4 giống đã đem lại ưu thế lai cao đối với tính trạng sinh sản cho thế hệ sau do có được ưu thế lai của mẹ lai hoặc bố lai hay ưu thế lai của cả bố và mẹ lai kết hợp với ưu thế lai cá thể.

1.5.1.2. Nghiên cứu và ứng dụng lai giống nâng cao sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt bò

Nâng cao chất lượng con giống để nâng cao khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt bò là yếu tố hàng đầu, then chốt được các nhà nghiên cứu, các tập đồn chăn ni của mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Thông qua lai tạo sẽ xuất hiện ưu thế lai, đặc biệt con lai thế hệ F1 ln có ưu thế lai cao nhất. Mỗi nước có phương thức chăn ni khác nhau, điều kiện sinh thái mơi trường khác nhau. Để có được giống bị thịt chuyên dụng phù hợp với điều kiện của từng quốc gia thì lai tạo giữa giống bị chun thịt với bị cái nền là các giống địa phương sẵn có là giải pháp tốt nhất. Nhiều giống bị thịt được hình thành từ lai tạo như bị Brangus là bị lai có 5/8 máu bò Angus (mẹ) và 3/8 máu bò Brahman (bố). Bị Droughtmaster là bị lai có 5/8 máu bị Shorthorn (mẹ) và 3/8 máu bò Brahman (bố). Lai tạo đã tạo ra nhiều giống bị thịt thích nghi với điều kiện khí hậu, trình độ chăn ni của từng quốc gia, làm cho khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt được nâng cao.

Flowers và cs (2018) thực hiện đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của bị Angus × 75% Brahman, Angus × 50% Brahman, Angus × 25% Brahman, Angus, Brahman thuần chủng và cho biết các tổ hợp bị lai khác nhau có khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, khối lượng trưởng thành, tỷ lệ thịt xẻ, diện tích cơ thăn, điểm mỡ dắt, và lực cắt khác nhau. Tất cả các chỉ tiêu trên đều giảm khi tỷ lệ máu Brahman tăng lên ngoại trừ tỷ lệ thịt xẻ và lực cắt. Thịt cơ thăn của các tổ hợp lai có tỷ lệ máu Brahman cao có ít mỡ giắt hơn, hàm lượng axit béo bão hòa và axit béo khơng bão hịa đơn thấp hơn, nhưng hàm lượng axit béo khơng bão hịa đa tương đương với thịt cơ thăn của bò Angus thuần chủng. Haque và cs (2016) cho biết bò lai 50% Brahman và 25% Brahman lai với bị địa phương ở Banglades ni trong cùng điều kiện thì khối lượng sơ sinh của bị lai 50% và 25% máu Brahman lần lượt là 21,4 và 19,8 kg; tương tự khối lượng lúc 12 tháng là 229,6 và 172,6 kg. Mức tăng khối lượng trung bình hằng ngày là 570,5 và 530 gam/con/ngày. Kết quả cho thấy, khi cùng chung giống bố hoặc mẹ, nhưng tỷ lệ máu của giống tham gia lai tạo khác nhau đã cho năng suất và chất lượng thịt khác nhau.

Favero và cs (2019) đánh giá năng suất sinh trưởng của đàn bò Nellore thuần chủng và đàn con lai được sinh ra từ mẹ Nellore và bố Red Angus, Caracu cho biết thế hệ con lai đều có khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, tăng khối lượng đều cao hơn so với đàn con thuần chủng. Trong số các con lai, khối lượng sơ sinh của con lai Red Angus × Nellore là cao nhất với 34,0kg, tiếp đến là con lai Caracu × Nellore với 32,0 kg, cuối cùng là Nellore với 31,5 kg. Tương tự, tăng khối lượng của con lai Red Angus × Nellore, Caracu × Nellore và Nellore lần lượt là 0,80; 0,80; 0,73 kg/con/ngày. Độ dày mỡ lưng ở vị trí giữa xương sườn 12 và 13 của các con lai thấp hơn so với con thuần chủng (3,41 và 4,02 mm). Pesonen (2020) cho biết lai tạo đã ảnh hưởng năng suất và chất lượng thịt của bò đực giống Heroford, Charolais thuần chủng và bò đực

lai Heroford × Charolais. Bị đực Charolais có xu hướng tăng khối lượng nhanh hơn, tạo ra ít chất béo trong thịt hơn và có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn so với những con bò đực Heroford. Nhưng độ mềm và độ ngọt của thịt bò đực Heroford tốt hơn so với thịt bò đực Charolais. Những con bị đực lai Heroford × Charolais có thân thịt nặng hơn so với bị Heroford và chất lượng thịt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hơn so với bò Charolais. Rudder và cs (2014) cho biết bị lai Charolais × Brahman tăng khối lượng hằng ngày cao hơn 0,280 kg/con/ngày so với bò Brahman trong giai đoạn trước cai sữa. Và giai đoạn sau cai sữa tăng khối lượng của bị Charolais × Brahman cao hơn bị Brahman là 0,168 kg/ngày. Rezagholivand và cs (2021) so sánh năng suất sinh trưởng, đặc điểm thân thịt giữa bốn giống Holstein, Angus × Holstein, Charolais × Holstein, Limousin × Holstein, INRA 95 × Holstein. Kết quả chỉ ra rằng mức tăng khối lượng trung bình hàng ngày ở bê lai cao hơn đáng kể so với bê Holstein thuần. Bê lai Charolais và bê Holstein có hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn đáng kể so với các nhóm khác. Tỷ lệ thịt xẻ đối với con lai Charolais × Holstein, Limousin × Holstein và INRA 95 × Holstein cao hơn so với bị Holstein thuần và bị lai Angus × Holstein. Tất cả những điều này cho thấy, sử dụng lai tạo đã cải thiện được các tính trạng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt trên đàn con lai tốt hơn so với các giống thuần chủng. Bên cạnh đó, cùng giống bị mẹ, cùng điều kiện chăm sóc ni dưỡng nhưng khi lai tạo với các đực giống khác nhau đời con sinh ra có khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng thịt khác nhau. Giống bò đực tốt hơn sẽ tạo ra thế hệ con cháu tốt hơn, nhờ thành phần ưu thế lai con bố.

Kapitula và cs (2016) thực hiện nghiên cứu tác động của việc lai tạo đối với hàm lượng collagen, lực cắt và mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với thịt bị đực lai Holstein × Limousine, Holstein × Charolais, Holstein × Hereford. Lai tạo ảnh hưởng đến lực cắt, mùi vị, tổng hàm lượng collagen hòa tan và khơng hịa tan trong nước, cũng như tỷ lệ collagen hòa tan trong axit của thịt cơ thăn. Lực cắt có tương quan nghịch đáng kể với hàm lượng collagen hòa tan trong nước. Thịt cơ thăn của bị đực Holstein × Limousine và Holstein × Hereford có giá trị lực cắt thấp hơn so với thịt cơ thăn của bị đực Holstein × Charolais. Domingo và cs (2015) cho biết thịt cơ thăn của bị lai Holstein × Rubia Gallega đỏ hơn với a*= 13,31 và nhạt hơn với L*= 39,55 so với thịt cơ thăn của bị lai Holstein × Limousine và Holstein × BBB. Đối với axit béo trong cơ thăn của các tổ hợp bị lai, thì axit béo bão hịa là axit béo phong phú nhất, tiếp theo là axit béo không bão hịa đơn và axit béo khơng bão hịa đa.

Một phần của tài liệu Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w