Phương pháp nghiên cứu nội dung 1: Đánh giá hiện trạng chăn ni bị thịt tại tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1: Đánh giá hiện trạng chăn ni bị thịt tại tỉnh Quảng

tỉnh Quảng Ngãi

2.4.1.1. Chỉ tiêu nghiên cứu

Đánh giá hệ thống chăn ni bị: Các chỉ tiêu đánh giá hệ thống chăn ni bị gồm

các nhóm chỉ tiêu như nhóm chỉ tiêu về nguồn lực của nông hộ (tổng số nhân khẩu, số lao động chính, diện tích đất trồng cỏ); nhóm chỉ tiêu về đàn bị (quy mơ đàn, cơ cấu tuổi, cơ cấu giống); và nhóm chỉ tiêu về quản lý chăm sóc, ni dưỡng đàn bị (quản lý chăm sóc, phương thức ni, chuồng trại, phối giống, thức ăn).

Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của bò cái Lai Brahman khi phối giống bò đực Brahman: Được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 11908:2017 (Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn, 2017). Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm tuổi động dục lần đầu (tháng), tuổi phối giống lần đầu (tháng), tuổi đẻ lứa đầu (tháng), thời gian mang thai (ngày), thời gian động dục lại sau đẻ (ngày), thời gian từ khi đẻ đến khi phối giống thành công (ngày), khoảng cách lứa đẻ (ngày) và số liều tinh phối để có chửa (liều).

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của tổ hợp bị lai Brahman × Lai Brahman: Khối lượng tích lũy (kg), kích thước các chiều đo (vịng ngực (cm), dài thân

2.4.1.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

Đánh giá hệ thống chăn nuôi: Nghiên cứu được tiến hành trên 180 nơng hộ chăn

ni bị thịt được lựa chọn ngẫu nhiên ở 3 xã, mỗi xã chọn 60 hộ từ các hộ có chăn ni bị, chiếm tương ứng 11,2; 10,3 và 13,5% số hộ ni bị lần lượt của các xã Tịnh Giang, Tịnh Hiệp và Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là vùng đại diện cho ngành chăn ni bị thịt tỉnh Quảng Ngãi trên hai khía cạnh tổng đàn và phương thức chăn ni. Đàn bị huyện Sơn Tịnh (36.277 con), chiếm tỷ lệ 13,1% tổng số đàn bị tồn tỉnh, trong đó tổng đàn bị lai của huyện (26.265 con), chiếm tỷ lệ 14,6% tổng đàn bị lai tồn tỉnh, và là huyện có số lượng bò lớn nhất so với các huyện khác (Chi cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2017). Bên cạnh đó, phương thức chăn ni chủ yếu của huyện là chăn thả có bổ sung thức ăn và ni nhốt hồn tồn, đây cũng là 2 phương thức ni chăn ni chính hiện nay tại tỉnh Quảng Ngãi.

Các thông tin cần thiết cho lượng hóa các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng chăn ni bị tại nơng hộ được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp chủ hộ bằng bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn. Bảng hỏi được soạn và kiểm tra về tính hợp lý tại hiện trường trước khi được sử dụng chính thức.

Đánh giá năng suất sinh sản của bò cái Lai Brahman khi phối giống Brahman:

Năng suất sinh sản của đàn bò cái Lai Brahman khi được phối giống bò đực Brahman được đánh giá thông qua việc khảo sát trên 351 con bò cái Lai Brahman đã đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 6 (xã Tịnh Giang 122 con; xã Tịnh Đông 117 con và xã Tịnh Hiệp 112 con). Các chỉ tiêu này được định nghĩa như sau:

Tuổi động dục lần đầu (tháng): Được tính từ khi con bị được sinh ra cho đến khi xuất hiện những biểu hiện động dục đầu tiên

Tuổi phối giống lần đầu (tháng): Được tính từ khi con bị được sinh ra cho đến khi phối giống lần đầu tiên

Tuổi đẻ lứa đầu (tháng): Được tính từ khi con bị được sinh ra cho đến khi đẻ lứa đầu tiên.

Thời gian mang thai (ngày): Là thời gian từ khi phối giống thành công đến khi đẻ. Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày): Là khoảng thời gian từ khi đẻ đến lúc có biểu hiện động dục lại sau khi đẻ.

Thời gian từ khi đẻ đến khi phối giống thành công (ngày): Là khoảng thời gian từ khi đẻ đến lúc phối giống mang thai lại sau khi đẻ.

Khoảng cách lứa đẻ (ngày): Là khoảng thời gian giữa hai lần đẻ kế tiếp nhau. Số liều tinh phối để có chửa (liều): Là số liều tinh sử dụng cho 1 lần mang thai Các chỉ tiêu sinh sản được thu thập thông qua phỏng vấn chủ hộ bằng bảng hỏi chuẩn bị sẵn và sổ quản lý gia súc của hộ. Các chỉ tiêu về thời gian mang thai, thời gian

động dục lại sau đẻ, thời gian từ khi đẻ đến khi phối giống thành công được thu thập ở lứa đẻ gần nhất. Khoảng cách lứa đẻ từng cá thể bị được tính tốn từ hai lứa đẻ gần nhất.

Đánh giá khả năng sinh trưởng của tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman:

Tổng cộng có 513 con bị lai Brahman × Lai Brahman từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi (272 con đực và 241 con cái) nuôi trong nông hộ (xã Tịnh Giang 205 con, xã Tinh Hiệp 178 con, xã Tịnh Đông 130 con), được cân đo để đánh giá khả năng sinh trưởng. Khối lượng bê sơ sinh được xác định bằng cân đồng hồ có độ chính xác đến 0,2 kg. Khối lượng bê/bị từ 1 tháng tuổi trở lên được xác định bằng cân điện tử chuyên dùng cho đại gia súc của hãng RudWeight có độ chính xác đến 0,5 kg. Vịng ngực đo chu vi ngay phía sau xương bã vai, theo phương thẳng đứng bằng thước dây. Dài thân chéo được tính từ mỏm trước xương bả vai đến u xương ngồi, đo bằng thước dây. Cao vây được tính từ mặt đất lên đến u vai, đo bằng thước gậy.

Từ kích thước vịng ngực (VN), dài thân chéo (DTC), cao vây (CV) các chỉ số về cấu tạo hình thể của tổ hợp bị lai được tính tốn dựa theo các cơng thức:

Chỉ số dài thân (CSDT, %) = (DTC/CV) *100 Chỉ số trịn mình (CSTM, %) = (VN/DTC) *100 Chỉ số khối lượng (CSKL, %) = (VN/CV) *100

2.4.1.3. Phương pháp quản lý và xử lý số liệu

Tất cả các số liệu thu thập đều được mã hóa, quản lý bằng phần mềm Excel (2010) và được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn. Ngồi ra, ảnh hưởng của giới tính đến khả năng sinh trưởng được phân tích ANOVA theo mơ hình sau:

Yij = μ + Gi + eij.

Trong đó: Yij: là biến phụ thuộc; μ: là trung bình nghiệm thức; Gi: là ảnh hưởng của giới tính; eij: là sai số ngẫu nhiên. Các giá trị trung bình được cho là sai khác thống kê khi p<0,05.

Một phần của tài liệu Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w