Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 123 - 126)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. TĂNG KHỐI LƯỢNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA CÁC TỔ HỢP BỊ

3.4.4. Hiệu quả kinh tế

Bên cạnh, năng suất và chất lượng thịt hiệu quả kinh tế chăn nuôi là một trong những mục tiêu rất quan trong trong việc phát triển các giống bò chuyên thịt này tại tỉnh Quảng Ngãi.

Hiệu quả kinh tế chăn ni bị trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở giá thức ăn, giá mua và bán bò tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian ni thí nghiệm, khơng tính tới các chi phí khác. Kết quả ước tính hiệu quả kinh tế của ba tổ hợp bò lai hướng thịt được trình bày ở bảng 3.31.

Bảng 3.31. Ước tính hiệu quả kinh tế ni vỗ béo các tổ hợp bò lai giữa đực

Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman từ 18 đến 21 tháng tuổi

Chỉ tiêu Tổ hợp bị lai Charolais × Lai Brahman (n=6) Droughtmaster × Lai Brahman (n=6) Red Angus × Lai Brahman (n=6) Giá nguyên liệu (đồng/kg)

Cỏ voi tươi 1.000 1.000 1.000 Rơm khô 2.000 2.000 2.000 Bột ngô 6.500 6.500 6.500 Cám gạo 6.000 6.000 6.000 Vỏ lạc 1.000 1.000 1.000 Bã đậu ướt 1.000 1.000 1.000 Bã bia ướt 1.000 1.000 1.000

Giá thức ăn tinh sau khi phối trộn 1.700 1.700 1.700

Chi phí

Giá mua bị (đồng/kg) 72.000 70.000 70.000

Giá bán bò (đồng/kg) 77.000 75.000 75.000

Tiền thức ăn vỗ béo (đồng/con) 7.100.003 6.567.575 6.705.832 Tiền mua bò (đồng/con) 28.807.000 25.851.000 26.271.000 Tiền bán bò (đồng/con) 39.732.000 34.275.000 35,647.500 Tiền lãi cả kỳ (đồng/con) 3.824.796 1.856.424 2.670.667

Tiền lãi/con/tháng 1.274.932 618.808 890.222

Bảng 3.31 cho thấy, sau 3 tháng nuôi tiền lãi thu được từ ni tổ hợp bị lai Charolais × Lai Brahman, là cao nhất với 3.824.796 đồng/con, tiếp theo là tổ hợp bò lai Red Angus × Lai Brahman với 2.670.667 đồng/con, và thấp nhất là tổ hợp bị lai Droughtmaster × Lai Brahman với 1.856.424 đồng/con. Bò lai Charolais × Lai Brahman cho thu nhập cao hơn hai tổ hợp bò lai Droughtmaster × Lai Brahman và bị Red Angus × Lai Brahman lần lượt là 51,5% và 30,2%, lần lượt tương ứng là 1.968.372 và 1.154.129 đồng/con.

Như vậy, với điều kiện chăm sóc ni dưỡng của các nơng hộ chăn ni bị tại tỉnh Quảng Ngãi khả năng sinh sản của đàn bò cái Lai Brahman khi phối giống

Charolais, Droughtmaster và Red Angus là tốt, khả năng sinh trưởng của đời con cao, năng suất và chất lượng thịt đảm bảo. Lợi nhuận người chăn nuôi thu lại từ chăn ni các tổ hợp bị lai này là khá cao. Vì vậy, nên triển khai nhân rộng lai tạo, và chăn ni các tổ hợp bị lai này tại tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương lân cận có điều kiện chăn ni tương tự.

Một phần của tài liệu Khả năng sinh sản của bò cái Lai Brahman được phối giống Droughtmaster, Charolais, Red Angus và sức sản xuất thịt của đời con nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi. (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w