Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 33 - 39)

CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Các nghiên cứu có liên quan

2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài

a. Nghiên cứu ở các nước đang phát triển

Khalig & Noy (2007) nghiên cứu các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng dữ liệu chi tiết về nguồn vốn FDI vào Indonesia trong giai đoạn 1998 – 2008. Bằng phương pháp phân tích hồi quy đơn OLS, họ kết luận rằng về cơ bản là FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi tính tốn cho tốc độ tăng trưởng trung bình của từng ngành lại cho kết quả khác nhau, tác động tích cực của FDI khơng cịn rõ ràng. Khi kiểm tra tác động khác

nhau giữa các ngành, kết quả ước lượng cho thấy có tồn tại ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nhất là ở khu vực khai thác mỏ và khai thác than đá, chỉ có khu vực xây dựng thì có dấu hiệu tương quan tích cực.

Alfaro và các cộng sự (2006), sử dụng dữ liệu xuyên quốc gia cho giai đoạn 1975 – 1995 của 71 quốc gia đang phát triển để kiểm tra xem liệu một nền kinh tế có thị trường tài chính phát triển tốt có khả năng mang lại lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế cho nước họ bằng việc thu hút nguồn vốn FDI. Họ lập luận rằng sự phát triển thị trường tài chính trong nước mà yếu kém có thể làm giảm lợi nhuận từ nguồn FDI. Điều đó cho thấy FDI đóng một vai trị quan trọng trong việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế và các quốc gia có thị trường tài chính phát triển tốt thì GDP sẽ tăng mạnh từ FDI. Tóm lại những nước có hệ thống tài chính tốt hơn có thể khai thác FDI hiệu quả hơn. Kết quả là, FDI có thể đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế ở nước này. Phát hiện này được Hermes và Lensink (2003) sử dụng dữ liệu bảng của 67 nước đang phát triển trong giai đoạn 1970 – 1995, và Aghion và các cộng sự (2006) đã sử dụng mẫu của 118 quốc gia trong giai đoạn 1960 – 2000.

Effendi và Soemantri (2003) đã sử dụng dữ liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Indonesia. Dữ liệu chuỗi thời gian đã được sử dụng giai đoạn từ năm 1987 – 2000 để tạo ra một mơ hình kinh tế từ 26 tỉnh thành ở Indonesia. Phương pháp sử dụng là phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Kết quả của nghiên cứu là FDI có tác động tích cực và đáng kể vào tăng trưởng kinh tế khu vực trong ngắn hạn nhưng không phải trong dài hạn.

Kohpaiboon (2003) đã đưa biến xuất khẩu vào trong phương trình mối liên hệ giữa tăng trưởng và FDI khi kiểm tra tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan. Phương pháp vector hiệu chỉnh sai số (VECM) được sử dụng cho dữ liệu 1970 đến 1999 để tạo ra các mơ hình kinh tế. Kohpaiboon đã cho thấy rằng có tồn tại một mối quan hệ nhân quả một chiều từ FDI vào GDP và tác động của FDI tới

tăng trưởng có xu hướng tăng lên nếu kích thích xuất khẩu hơn là nhập khẩu.

Obwona (2001) đã sử dụng phương pháp khảo sát và những kỹ thuật kinh tế để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cho Uganda. Thêm vào các yếu tố như triển vọng tăng trưởng, tỷ giá thả nổi, lạm phát thấp và những quy tắc tín dụng được doi là những biến số quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, tầm quan trọng của mối biến phụ thuộc vào loại hình đầu tư và động cơ hay chiến lược của nhà đầu tư (Obwona, 2001). Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong việc thu thập dữ liệu từ trong nước và đầu tư nước ngoài liên quan đến quyết định của họ và quá trình ra quyết định khi đầu tư vào Uganda. Đầu tư sản xuất là trọng tâm chính của nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư nước ngồi có liên quan đến mức độ ổn định trong các chỉ tiêu kinh tế của một môi trường kinh tế vĩ mơ và ổn định trong chính sách cải cách của chính phủ. Điều này cho thấy tăng đầu tư nước ngồi là kết quả của một mơi trường đầu tư ổn định thơng qua các chính sách và thể chế của chính phủ. (Obwona, 2001)

R.Ledgerwood (2010), bằng cách trả lời câu hỏi liệu dịng vốn FDI có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại 85 nước đang phát triển trong thời gian dài, 1980 – 2007, đã chỉ ra rằng tác động tích cực đáng kể của dịng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế, điều này đặc biệt chính xác đối với Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. FDI được coi là một phần không thể thiếu của các nền kinh tế.

Bằng cách sử dụng một kỹ thuật ước lượng phương trình duy nhất với dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1960-1985 cho 78 nước đang phát triển, Blomstrom và cộng sự (1992) đã cho thấy một ảnh hưởng tích cực của dịng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế.

Trong một nghiên cứu thực nghiệm của Borensztein và các cộng sự (1998), một mơ hình tăng trưởng nội sinh đã được trình bày để đo lường ảnh hưởng của sự phổ biến công nghệ của FDI tới tăng trưởng kinh tế trong 69 quốc gia đang phát triển trong 2 giai

đoạn, 1970 – 1979 và 1980 – 1989. Họ nhận thấy rằng dịng vốn FDI ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, mối quan hệ giữa FDI và đầu tư trong nước ở các quốc gia này đã được bổ sung.

Louzi và Abadi (2011) sử dụng giả thuyết FDI có tác động độc lập đến GDP trong việc nghiên cứu hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở Jordan. Tác giả đã sử dụng phương pháp VECM cho bộ dữ liệu chuỗi thời gian từ giai đoạn 1990 – 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dịng vốn FDI khơng gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Cũng có kết quả tương tự, Kento (2003) sử dụng phương pháp hồi quy OLS và phân tích dữ liệu của 39 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1970 – 1995, kết quả cho thấy FDI ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Blomstrom và Kokko (1998) lập luận tằng các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) đưa công nghệ hiện đại vào các nước nhận đầu tư để cho phép họ cạnh tranh thành công với các công ty đa quốc gia khác và các doanh nghiệp địa phương. Điều này buộc các cơng ty địa phương phải tìm kiếm, cũng như bắt chước những công nghệ mới và hiệu quả hơn. Vai trò của FDI trong việc thúc đẩy vốn nhân lực ở các nước đang phát triển nhận đầu tư là tốt hơn trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh. Theo lý thuyết này, FDI góp phần đáng kể vào nguồn vốn con người như: kỹ năng quản lý và nghiên cứu và phát triển (R&D). MNCs có một ảnh hưởng tích cực từ nguồn vốn con người thơng qua các khóa đào tạo mà họ cung cấp cho người lao động ở công ty con của họ. Các khóa đào tạo ảnh hưởng đến hầu hết các cấp của người lao động từ những người có kỹ năng đơn giản đến người có kỹ năng kỹ thuật và quản lý tiên tiến. Hoạt động nghiên cứu và phát triển được tài trợ bởi MNCs cũng đóng góp vào nguồn nhân lực trong nước sở tại và do đó cho phép các nền kinh tế phát triển trong dài hạn (Blomstrom và Kokko 1998, Balasubramanyam và các cộng sự 1996).

Pradhan (2011) đã chỉ ra vai trò của FDI đến GDP của ba quốc gia là Úc, Canada và Israel trong giai đoạn 1965 – 2009. Nghiên cứu này dựa trên kiểm định đồng liên kết và kiểm định quan hệ nhân quả. Kết quả cho thấy có mối liên hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa FDI và GDP. Kiểm định quan hệ nhân quả xác nhận rằng có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều trong ngắn hạn và dài hạn giữa sự mở cửa của một nền kinh và tăng trưởng kinh tế. Nó cũng khẳng định có tồn tại quan hệ một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến FDI, nhưng chiều ngược lại thì khơng xảy ra. Khi nghiên cứu cụ thể từng nước thì FDI gây ra tác động tích cực đến GDP chỉ trên nền kinh tế của Úc. Kết luận là tăng trưởng kinh tế có thể gây ra sự tổn hại cho sự mở cửa và đầu tư nước ngoài trong ba quốc gia điều tra.

Carkovic và Levine (2002) đã sử dụng dữ liệu của 72 quốc gia, chủ yếu là các nước phát triển và đang phát triển ở Châu Âu và Mỹ trong giai đoạn 1960 – 1995 để phân tích mối quan hệ giữa GDP và FDI. Họ đã sử dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) để xác định tác động của dòng vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế. Kết quả của họ chỉ ra rằng FDI khơng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, họ cho thấy rằng tác động của FDI vào tăng trưởng không phụ thuộc vào vốn con người.

Sridharan và cộng sự (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư trực tiếp nước ngồi và tăng trưởng tại các nước đó là Brazin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu quý từ 1996-2007 đối với Brazin, 1994-2007 đối với Nga, 1992-2007 đối với Ấn Độ, 1999-2007 cho Trung Quốc và 1990-2007 đối với Nam Phi. Nghiên cứu sử dụng chỉ số sản xuất công nghiệp (Industrial Production Index) để ước lượng tăng trưởng kinh tế. Mơ hình đồng liên kết Johansen‟s và vector hiệu chỉnh sai số (VECM) được sử dụng để ước lượng. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế dẫn đến có mối quan hệ hai chiều giữ FDI và GDP ở Brazin, Nga và Nam Phi. Cịn ở Ấn Độ và Trung Quốc chỉ có mối quan hệ một chiều đó là FDI

Bengoa và Sancher-Robles (2003), bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cho 18 quốc gia ở Châu Mỹ Latinh trong giai đoạn 1970 – 1999, đã chỉ ra rằng tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tích cực chỉ khi các nước nhận đầu tư có nguồn nhân lực đầy đủ, kinh tế ổn định và tự do hóa thị trường.

Choe (2003) sử dụng dữ liệu bảng của 80 quốc gia chủ yếu là ở Châu Âu, Mỹ và Châu Á trong giai đoạn 1971-1995 với mơ hình VAR để nghiên cứu sự tương tác giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của các nước này. Tác giả đã chỉ về mối quan hệ nhân quả Granger giữa FDI và GDP. Tuy nhiên chỉ có GDP tác động mạnh mẽ đến FDI chứ khơng có chiều ngược lại.

Wang và Wong (2004), sử dụng một mẫu gồm 84 quốc gia, chỉ ra rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chỉ khi nào nước nhận đầu tư có một mức độ đầy đủ nguồn nhân lực. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ 12 nước Asian trong giai đoạn 1987 – 1997, Wang (2003) chỉ ra rằng FDI trong lĩnh vực sản xuất đã có một tác động đáng kể và tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế của các nước nhận đầu tư. Nhưng dòng vốn FDI vào lĩnh vực phi sản xuất đã khơng đóng góp một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ekanayeke và cộng sự (2003) ước tính một mơ hình vecto tự hồi quy (VAR) để kiểm tra sự tồn tại và tính chất của mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng, dòng vốn FDI và xuất khẩu, sử dụng dữ liệu của cả nước phát triển và đang phát triển giai đoạn 1960 – 2001. Nghiên cứu của họ đã chỉ ra mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa FDI và GDP đã có kết quả qua lại lẫn nhau.

Tsan (1994) sử dụng một hệ thống phương trình đồng thời để kiểm tra mối quan hệ hai chiều giữa FDI và GDP cho 62 quốc gia trong giai đoạn 1975 – 1978, và cho 51 quốc gia trong giai đoạn 1983 – 1986. Ông thấy rằng mối quan hệ hai chiều tồn tại giữa FDI và tăng trưởng trong những năm 80.

Bende- Nabende và cộng sự (2001) cũng điều tra liệu FDI có gây ra tăng trưởng kinh tế của năm nước Asian trong giai đoạn 1970 – 1996 và liệu GDP có tác động đáng

kể trong việc thu hút FDI hay không. Phát hiện của họ cho thấy FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách có hiệu quả thơng qua các yếu tố nguồn nhân lực, và thông qua ảnh hưởng vừa học vừa làm, và tăng trưởng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng của FDI. Bằng việc sử dụng một dữ liệu bảng hàng năm giai đoạn 1990 – 2001, Saha (2005) ước tính một hệ 2 phương trình đồng thời để kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và GDP, và thấy rằng FDI và GDP là yếu tố quyết định quan trọng của nhau trong các nước này

Tóm lại, các lý thuyết tân cổ điển và các lý thuyết tăng trưởng nội sinh ủng hộ mạnh mẽ vai trò của FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước nhận đầu tư. Theo các lý thuyết, FDI được xem như là một cách để chuyển giao kiến thức, thúc đẩy vừa học vừa làm, mang lại hiệu ứng lan tỏa công nghệ, và làm tăng nguồn nhân lực. Do đó, FDI kích thích tăng trưởng kinh tế ở các nước nhận đầu tư. Mặt khác, các lý thuyết về FDI là lý thuyết chiết trung và lý thuyết tổ chức công nghiệp cung cấp một cơng cụ để giải thích ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế vào FDI. Dựa trên lý thuyết như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trong cả nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, rất ít phân tích thực nghiệm về vấn đề này được thực hiện ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này điều tra mối quan hệ giữa FDI và GDP ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)