CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4. Khung phân tích
Dựa trên cơ sở lý thuyết đưa ra ở trên, luận văn đưa ra khung phân tích như sau:
Hình 2.1: Khung phân tích
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 2.1 cho thấy một mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng kỳ vọng có một tác động qua lại giữa FDI và GDP. Thực tế đã cho nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Khi một nước có nền kinh tế phát triển sẽ thu hút được sự đầu tư từ các nước khác nhiều hơn và một nước có được sự đầu tư từ nước ngồi sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Mục tiêu chính của chương này là hệ thống các quan điểm về tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời, tác giả giới thiệu kết quả của các nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước. Nghiên cứu ở các nước phát triển, các nước đang phát triển và Việt Nam đã rất hữu ích trong việc phân tích mối quan hệ giữa FDI và GDP. Phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngồi và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có một số ít nghiên cứu cho thấy điều ngược lại, nghĩa là khơng có sự tác động đáng kể nào giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế trong đó bao gồm lý thuyết Harrod – Domar, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng nội sinh được trình bày trong chương này. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh phù hợp với hiện tại về nguồn vốn nhân lực, phát triển cơng nghệ. Có vai trị trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho
các bằng chứng thực nghiệm.
Chương này cũng xem xét hai lý thuyết FDI đó là lý thuyết chiết trung và lý thuyết tổ chức cơng nghiệp. Điểm chính của những lý thuyết này là giải thích lý do chính tại sao các nhà đầu tư lại đầu tư ra nước ngồi, là bởi vì những lợi thế về vị trí, lợi thế sở hữu và lợi thế nội hóa.
Phần tiếp theo của nghiên cứu, tác giả sẽ đi vào trình bày phương pháp nghiên cứu để xem xét mối quan hệ giữa FDI và GDP bằng cách sử dụng mơ hình vector hiệu chỉnh sai số VECM.