Kiểm định đồng liên kết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 46)

CHƢƠNG III : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Quy trình ƣớc lƣợng mơ hình VECM

3.3.2. Kiểm định đồng liên kết

Việc sử dụng chuỗi dữ liệu khơng có tính dừng, kiểm định đồng liên kết được sử dụng để kiểm tra xem có tồn tại bất kỳ một mối quan hệ cân bằng trong dài hạn hay không. Engle và Grange (1987) cho rằng kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian khơng dừng có thể là một chuỗi dừng và các chuỗi thời gian khơng dừng đó được cho là đồng liên kết. Nếu hai biến đồng liên kết thì sẽ tồn tại dữ liệu sửa sai mà dữ liệu này tạo ra các phương pháp hiệu chỉnh sai số. Bởi vì, thật sự nếu hai biến đồng liên kết thì mối quan hệ đó sẽ duy trì theo thời gian. Kết hợp đồng tuyến tính dừng được gọi là phương trình đồng liên kết và được giải thích như mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến. Nghĩa là, nếu phần dư trong mơ hình hồi quy giữa các chuỗi thời gian khơng dừng là một chuỗi dừng thì kết quả hồi quy là thực là thể hiện mỗi cân bằng dài hạn giữa các biến trong mơ hình. Nếu như mơ hình là đồng liên kết thì sẽ khơng xảy ra hồi quy giả mạo, khi đó các kiểm định t và F vẫn có ý nghĩa. Có nhiều phương pháp kiểm định mối quan hệ đồng liên kết: kiểm định Engle – Granger, kiểm định CRDW…và theo phương pháp Var của Johansen.

Do các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy đều ở dạng % và không dừng nên phải kiểm định khả năng xảy ra các vecto đồng liên kết giữa các dãy số thời gian.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp VAR của Johansen (1998) và Johansen – Juseius (1990) để kiểm tra mối quan hệ cân bằng dài hạn trong phương trình của GDP và FDI. Đây là kỹ thuật kiểm định được sử dụng phổ biến nhất trong việc áp dụng nguyên tắc hợp lý cực đại nhằm xác định sự tồn tại của các vecto đồng liên kết giữa các dãy số thời gian khơng dừng. Phương pháp Johansen có hai kiểm định tỷ số hợp lý là kiểm định giá trị vết và kiểm định giá trị riêng cực đại.

Phương trình giá trị vết (trace value):

λtrace (r) = ∑ (3.4)

Trong đó: T là tổng số quan sát; n: số biến; λtrace (r) có phân phối chi bình phương với (n – r) bậc tự do. Giá trị lớn của λtrace (r) sẽ cho bằng chứng đối với giả thuyết của r hoặc có ít hơn vector đồng liên kết.

Phương trình giá trị riêng cực đại:

λmax = -T. ln(1 – λr+1) (3.5)

Trong kiểm định giá trị riêng cực đại, giả thiết H0: r = 0 vector đồng liên kết được kiểm định ứng với giả thiết đối H1: r = r +1 vector đồng liên kết. Nếu giá trị kiểm định nghiệm đơn vị đặc trưng gần với 0, λmax sẽ càng nhỏ (Enders, 1995; Madala và Kim, 1998).

Trong kiểm định Trace, giả thiết H0 cho rằng số vector đồng liên kết khác biệt là nhỏ hơn hoặc bằng 0 và bác bỏ giả thuyết đối H1: Có nhiềuh ơn r vector đồng liên kết. Từ những điều trên, λtrace bằng 0 khi tất cả ̂j = 0. Ước lượng nghiệm đơn vị đặc trưng khác 0 càng nhiều, thì ln(1- ̂j) càng âm và λtrace càng lớn.

3.3.3. Mơ hình vector hiệu chỉnh sai số VECM (Vector error correction model)

Yêu cầu đặt ra khi hồi quy mơ hình với các biến là chuỗi thời gian là các chuỗi này phải dừng. Nếu chuỗi chưa dừng thì ta dùng kĩ thuật sai phân đến khi có được chuỗi dừng. Tuy nhiên, khi hồi quy giá trị sau khi đã sai phân, ta có thể bỏ sót những thơng tin dài hạn trong mối quan hệ giữa các biến. chính vì vậy, ta phải thêm phần dư E. Với mơ hình 2 biến

Y1 và Y2:

Y1  1  2Y2t  3 Et 1  t (3.6)

Số hạng β3.Et-1 là phần mất cân bằng. Mơ hình trên được gọi là mơ hình hiệu chỉnh sai số VECM. Đó là mơ hình ước lượng sự phụ thuộc của các mức thay đổi của Y1 vào mức thay đổi của Y2 và mức cân bằng ở thời kỳ trước. Mơ hình vector hiệu chỉnh sai số có dạng:

Xt  Xt 1  1Xt 1  ...   p1Xt  p1 Ut (3.7)

Trong đó ∆Xt là một vector của n biến khác nhau

3.3.4. Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger

Sau khi áp dụng đồng liên kết, kiểm định nhân quả Granger được sử dụng. Nhân quả Granger được dùng để tìm ra mối quan hệ tác động giữa FDI và GDP. Một chuỗi thời gian Xt gây ra mối quan hệ nhân quả Granger cho một chuỗi thời gian Yt nếu như

chuối thời gian Yt có thể dự đốn chính xác hơn nếu sử dụng chuỗi dữ liệu quá khứ của

một chuỗi dữ thời gian Xt, với điều kiện những yếu tố khác không đổi. Tác giả sử dụng kiểm định Granger dựa trên hai phương trình sau:

GDPt  i 1α iGDPt 1  i 1  j FDI t  j  ε1t (3.8)

FDI t  i 1 α iFDIt 1  i 1 β jGDPt  j  ε2t (3.9)

Trong đó:

Phương trình (3.8): GDPlà biến phụ thuộc, FDI là biến độc lập, t là thời kỳ, ε1t là số hạn sai số nhiễu trắng.

Phương trình (3.9): FDI là biến phụ thuộc, GDP là biến độc lập, t là thời kỳ, ε2t là số hạn sai số nhiễu trắng.

Để xem các biến trễ của GDP có giải thích cho FDI (GDP tác động nhân quả Granger lên FDI) và các biến trễ của FDI có giải thích cho GDP (FDI tác động nhân quả Granger lên GDP) hay không, ta kiểm định giả thiết sau đây cho mỗi phương trình: H0: βj= 0: cả hai biến đều khơng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Để kiểm định giả thiết đồng thời này, tác giả sử dụng thống kê F của kiểm định Wald và kết quả như sau: nếu giá trị thống kê F tính tốn lớn hơn giá trị thống kê F phê phán ở mức ý nghĩa xác định ta bác bỏ giả thiết H0 và ngược lại. Có bốn khả năng xảy ra như sau:

Nhân quả Granger một chiều từ GDP sang FDI nếu các biến trễ của GDP có tác động lên FDI, nhưng các biến trễ của FDI không tác động lên GDP.

Nhân quả Granger một chiều từ FDI sang GDP nếu các biến trễ của FDI có tác động lên GDP, nhưng các biến trễ của GDP không tác động lên FDI.

Nhân quả hai chiều giữa FDI và GDP nếu các biến trễ của FDI có tác động lên GDP và ngược lại.

Khơng có quan hệ nhân quả Granger giữa FDI và GDP nếu các biến trễ của FDI khơng có tác động lên GDP và ngược lại. (Phùng Thanh Bình, Hướng dẫn sử dụng Eview 6.0, trang 30).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và GDP của Việt Nam, phần này tác giả đã trình bày các phương pháp định lượng được sử dụng như phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF để kiểm định tính dừng của hai biến FDI và GDP, phương pháp kiểm định đồng liên kết của Johansen để phân tích tác động dài hạn của FDI đến GDP, mơ hình hồi quy hai biến VECM để phân tích tác động ngắn hạn giữa hai biến. Cuối cùng là sử dụng kiểm định nhân quả Granger để kiểm định quan hệ nhân quả hai chiều từ FDI đến GDP và ngược lại.

CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả thực nghiệm trong đề tài sẽ được thảo luận và giải thích trong chương 4 này. Dữ liệu bắt đầu từ năm 2000 đến năm 2012 được sử dụng trong đề tài cho hai biến GDP và FDI.

Chương này bao gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là thực trạng tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012. Phần thứ hai là thảo luận kết quả phân tích hồi quy. Bao gồm: Kiểm định nghiệm đơn vị dựa trên kiểm định ADF được thực hiện để kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu thời gian. Sau đó, kiểm định đồng liên kết Johansen và Juselius được trình bày để xem xét sự tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng kiểm định nhân quả Granger sẽ được thực hiện để xác định chiều nhân quả giữa hai biến này.

4.1. Thực trạng tăng trƣởng kinh tế và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 Nam giai đoạn 2000 – 2012

4.1.1. Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ln đạt ở mức cao và được duy trì trong nhiều năm:

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm là khá cao trong khu vực. Hình 4.1 tính chu kỳ thể hiện quan các năm cũng rất rõ rệt, cụ thể:

Năm 1999, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ còn 6.17%. Đây là mức tăng trưởng khá thấp so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân của tình trạng nói trên là do sự giảm sút của tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. So với kế hoạch chỉ có ngành nơng nghiệp đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng là 4,5% (chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 4,5 - 5%). Nỗ lực phục hồi sau cuộc khủng hoảng, chỉ sau một năm, Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng. Tuy không thực sự cao nhưng lại khá ổn định, từ 5.81% (năm 2000) đến 8.44% (năm 2005). Đầu năm 2006, Việt Nam được công nhận

là thành viên của WTO, đây là thành tựu quan trọng góp phần tạo ra nhiều triển vọng cho kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức to lớn

Cuối năm 2007, đầu năm 2008, sự kiện “vỡ bong bóng “ bất động sản ở Mỹ đã tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế nhiều nước trên thế giới, kết quả là một cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trên quy mơ tồn cầu. Trong q trình hội nhập, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 8.46% (năm 2007) xuống 6.31% (năm 2008) và ở mức 5.32% vào năm 2009, tăng lên 6.78% năm 2010 và đạt 5.89% năm 2011. So với 2011, GDP 2012 giảm 0.86%. Tuy nhiên trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý.

Hình 4.1: Đồ thị tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012

(giá cố định 1994).

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam (GSO, 2013)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 %

4.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngồi năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được những kết quả khá tốt trong thu hút luồng vốn đầu tư nước ngồi. Tính đến ngày 15/12/2012, cả nước có 1.100 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng số vốn đăng ký 7,85 tỷ USD. Trong thời kỳ này, có 435 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% về số dự án tăng vốn nhưng số vốn tăng 58,5% so với cùng kỳ năm 2011. Theo Cục Đầu tư nước ngồi, đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, luồng vốn đầu tư FDI hàng năm vào Việt Nam diễn ra bất thường, không ổn định, đặc biệt là từ năm 1997 trở lại đây sau khi Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao thu hút FDI vào năm 1996. Nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam tăng trưởng qua các năm theo biểu đồ sau:

Hình 4.2: FDI Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012.

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nhìn vào hình 4.2, có thể phân chia quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong 12 năm qua thành các giai đoạn chủ yếu sau:

Giai đoạn 2000 – 2007: Nhìn chung, trong giai đoạn này lượng FDI vào Việt

Nam tăng mạnh và đạt kỷ lục vào năm 2007 với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD. Năm 2006 cả nước có 797 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu đăng ký hơn 7,6 tỷ USD, tăng 60,8% về vốn đầu tư đăng ký so với cùng kì năm trước. Quy mơ vốn đầu tư trung bình cho một dự án đạt 9,4 triệu USD/ dự án, cao hơn quy mơ bình qn của năm 2005 (4,6 triệu USD/ dự án).

Giai đoạn 2008 – 2012: Dòng vốn FDI giảm dần. Số dự án và FDI đăng kí sụt

giảm mạnh, còn giá trị FDI thực hiện và giải ngân giảm ít hơn, lần lượt từ 9.6 tỷ USD và 10,5 tỷ USD xuống cịn 7,8 và 10,46 tỷ USD. Có thể thấy mặc dù là giai đoạn kinh tế thế giới gặp khó khăn, khủng hoảng tài chính thế giới 2008–2009, khủng hoảng nợ công châu Âu, nhưng lượng vốn FDI vào VN vẫn khá ổn định, phần nào cho thấy tính chất an tồn và dài hạn của FDI, càng thể hiện FDI có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, mà VN cũng khơng phải ngoại lệ.

Hình 4.3. Diễn biến dịng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 0.0 10000.0 20000.0 30000.0 40000.0 50000.0 60000.0 70000.0 80000.0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

FDI đăng ký FDI thực hiện FDI giải ngân Số dự án

F D I (t ri ệu U SD ) Số dự án

FDI đối với tăng trưởng kinh tế: FDI bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển

kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế. Mặt khác, thơng qua các hình thức đầu tư, FDI đã hình thành một hệ thống doanh nghiệp FDI, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất. Trong 5 năm 1996 – 2000, GDP bình quân hàng năm tăng 6,96% và tỷ trọng đóng góp của vốn FDI thực hiện trong GDP bình quân mỗi năm là 10,4%. Trong thời kỳ 2005, GDP tăng 7,5%/năm và tỷ trọng FDI/GDP là 14,6%/năm. Trong 2 năm 2006 và 2007, GDP tăng 8,3%/năm và tỷ trọng FDI/GDP là 17,3%/năm. Hai năm 2008 và 2009, GDP tăng 5,78%/năm và tỷ trọng FDI/GDP là 18,14%/năm. (Tổng cục thống kê 2009). Giai đoạn tiếp theo, 2010-2012, cùng với đà phục hồi của kinh tế, tỉ trọng đóng góp của khu vực FDI tăng trở lại, nhưng tốc độ tăng không cao. Hiện tượng này là do trong giai đoạn này, mặc dù GDP tăng trưởng, nhưng kinh tế nước ta lại phải đối mặt với những bất ổn vĩ mô như lạm phát, nợ xấu khiến cho hoạt động sản xuất của các khu vực bị cầm chừng, nên đóng góp của khu vực FDI vào GDP tăng chậm.

FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực: Một trong những mục đích của FDI là khai hác các điều kiện để

đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê nhiều lao động trong nước. Thu nhập của bộ phận dân cư địa phương được cải thiện, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng. Cùng với các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 2/3 số lao động trong khu vực doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra của WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2 – 3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, góp phần tăng GDP/đầu người/ năm. Theo số liệu của Cục đầu tư nước ngồi, tính đến nay các doanh nghiệp FDI đã thu hút được hơn 1,9 triệu lao động, hơn nữa, những lao động này được tiếp cận với cơng nghệ hiện đại có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các

phương thức lao động tiên tiến. Đồng thời, đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngồi nước.

FDI đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)