Mơ hình VECM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 64 - 66)

CHƢƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả phân tích hồi quy

4.2.5. Mơ hình VECM

Theo Granger, khái niệm cân bằng dài hạn chỉ định sự tương đương về mặt thống kê của đồng liên kết. Khi có đồng liên kết và khi có một cú sốc bất kỳ xảy ra gây ra sự mất cân bằng thì sẽ tồn tại quá trình điều chỉnh ngắn hạn như cơ chế hiệu chỉnh sai số. Cơ chế này sẽ đưa hệ thống trở lại cân bằng dài hạn. Mơ hình sai số VECM được sử dụng trong ước lượng sẽ cho phép xác định cân bằng dài hạn từ sự vận động ngắn hạn được xác định từ dữ liệu thực tế.

Kết quả kiểm định đơn vị cho thấy các biến là chuỗi dừng ở sai phân bậc 1, và tồn tại đồng liên kết nên có thể sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số VECM để tính tốn mức độ tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến biến động của tăng trưởng kinh tế và xác định mức chênh lệch trong ngắn hạn so với mức cân bằng dài hạn của chỉ số tăng trưởng kinh tế. Bảng 4.6 (a) và 4.6 (b) trình bày kết quả của VECM để cho biết mối quan hệ giữa GDP và FDI trong dài hạn và trong ngắn hạn.

- Dài hạn:

Bảng 4.6 (a): Kết quả mối quan hệ dài hạn của GDP và FDI

Biến Hệ số Sai số chuẩn t-statistic

Hằng số -11,055 - -

GDP 1,000 - -

FDI 0,531 0.145 3.649

(Kết quả tổng hợp từ eview 6.0)

Ảnh hưởng dài hạn của biến FDI đến GDP được thể hiện bởi bảng 4.6 (a) và được thể hiện bằng phương trình sau:

GDP = -11,055 + 0,531FDI (4.2)

Phương trình 4.2 cho thấy FDI có mối quan hệ dài hạn tích cực với GDP. Biến giải thích là có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích GDP. Điều này cho thấy FDI tăng 1%

sẽ làm tăng GDP lên 0,53%. Kết quả này phù hợp với lý thuyết đã trình bày ở phần trên, FDI làm tăng tăng trưởng kinh tế. Điều này xuất phát từ hiệu ứng lan tỏa về vốn, công nghệ và sự gia tăng trong sản xuất.

- Ngắn hạn

Kết quả mơ hình VECM được thể hiện trong bảng 4.6 (b) sau:

Bảng 4.6 (b): Mối quan hệ ngắn hạn giữa GDP và FDI

Biến Hệ số Sai số chuẩn t-statistic

D(GDP) -0,111 0,030 -3,660

D(FDI) -0,818 0,345 -2,366

(Kết quả tổng hợp từ eview 6.0)

Từ kết quả trong bảng 4.6 (b), ta thấy hệ số D(GDP) là -0,111. Điều này cho thấy rằng tốc độ điều chỉnh là xấp xỉ 11,1%. Điều này có nghĩa rằng, nếu có một độ lệch so với trạng thái cân bằng, chỉ có 11,1% được điều chỉnh trong một năm để các biến di chuyển theo hướng khôi phục lại trạng thái cân bằng. Do đó, bất cứ khi nào có sự mất cân bằng, khơng có áp lực mạnh mẽ lên GDP để khôi phục lại trạng thái cân bằng dài hạn.

Tốc độ điều chỉnh thấp ở GDP có thể phản ánh sự tồn tại của một vài nhân tố khác FDI ảnh hưởng đến GDP ở Việt Nam. Những yếu tố này có thể là nguồn nhân lực, vốn đầu tư trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu,…hoặc các nhân tố khác.

Độ trễ của FDI cho thấy có một tác động tiêu cực đến GDP trong ngắn hạn. Nhìn vào bảng 4.6 (b), GDP hiện tại có thể giảm 0,818% nếu FDI tăng 1%. Điều này cho thấy các thành phần ngoại sinh của FDI tạo nên một tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này là tương đối lớn. Và có sự khác biệt so với các đề tài khác. Có thể là do

mơ hình thiếu biến hoặc do tác động gì đó mà tác giả cũng chưa thể giải thích được. Nên đây là một hạn chế của đề tài.

Tóm lại mơ hình VECM đã cho thấy FDI có tác động tích cực đến GDP trong dài hạn, điều này có thể lý giải trong giai đoạn 2000 – 2012, nguồn vốn FDI tăng đã bổ sung thêm vào nguồn vốn đầu tư trong nước, giúp cho Việt Nam có cơ hội tiếp cận thông tin, công nghệ tiên tiến hơn, thúc đẩy q trình chuyển giao cơng nghệ, phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động. Từ đó tăng năng suất lao động. Các tác động tích cực từ gia tăng nguồn vốn FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Kết luận này phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012.

Nhưng xét trong ngắn hạn, thì FDI lại có ảnh hưởng tiêu cực đến GDP. Như thế, có thể nói, vốn FDI đã khơng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Có thể lý giải điều này là bởi vì đầu tư trực tiếp nước ngồi vào trong nước đã một phần nào đó làm hạn chế khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước trong ngắn hạn. Do các doanh nghiệp Việt Nam chưa bắt nhịp được với sự thay đổi trong công nghệ, trong cách quản lý mới, trình độ lao động cịn nhiều khó khăn do đó khó khăn trong việc tiếp nhận cơng nghệ mới. Hơn nữa các kênh truyền dẫn tác động lan tỏa của doanh nghiệp FDI đều chưa hiệu quả. Chính vì vậy, mục tiêu nâng cao trình độ cơng nghệ và năng lực quản lý càng trở lên khó khăn…. Tuy nhiên thì do khơng đầy đủ số liệu về yếu tố công nghệ (năng suất nhân tố tổng hợp TFP) nên nghiên cứu chưa thể có kết quả chính xác về sự tác động của cơng nghệ đến tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là một hạn chế khác của đề tài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2012 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)