Hoạt động thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

2.2.3 Hoạt động thanh toán

 Thanh toán trong nước

Các hoạt động thanh toán trong nước chủ yếu là các hình thức thanh toán truyền thống như: thanh toán bằng ủy nhiệm chi, thanh toán bằng ủy nhiệm thu, thanh toán bằng séc, thanh toán bằng thẻ. Bên cạnh đó, hiện nay các NHTM Việt Nam đã triển khai thêm dịch vụ thanh toán định kỳ như thanh toán tiền điện, tiền

nước, tiền điện thoại trả sau, tiền Internet, … định kỳ thông qua việc khách hàng ký với các NHTM hợp đồng ủy quyền thu tiền.

Ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển các kênh dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại như: Mobile banking, Internet banking, SMS banking và các dịch vụ thẻ. Theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến 2013, số lượng thẻ phát hành đạt trên 66 triệu thẻ (trên 90% là thẻ ghi nợ nội địa), cả nước có 52 tổ chức đăng ký phát hành thẻ, với mạng lưới ATM lên tới 14.700 máy và 122.000 POS.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và hệ thống thanh toán bù trừ điện tử cũng phát triển mạnh mẽ. Kể từ khi bắt đầu vận hành vào năm 2002 có 5 địa phương với 73 ngân hàng, hơn 300 chi nhánh ngân hàng tham gia. Đến thời điểm tháng 8/2013, có 63 tỉnh và thành phố cả nước đã kết nối thanh toán điện tử với 83 thành viên là hội sở chính các TCTD, gần 500 đơn vị thành viên trực tiếp và phục vụ thanh toán cho hơn 1.500 thành viên gián tiếp.

 Thanh toán quốc tế

Các NHTM Việt Nam đã có sự tăng trưởng tốt nhờ vào mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp thế giới. Hiện tại, các ngân hàng tại Việt Nam triển khai đầy đủ các dịch vụ thanh toán quốc tế như: Điện chuyển tiền TT (Telegraphic Transfer Remittance) hoặc Thư chuyển tiền MTR (Mail Transfer Remittance); Nhờ thu; Chuyển tiền đi và đến trong và ngoài nước; Dịch vụ séc quốc tế và Bankdraft; Dịch vụ kiều hối Western Union, Money Gram, …

Dịch vụ thanh toán (bao gồm cả thanh toán trong nước và quốc tế) là dòng sản phẩm chủ lực đem lại nguồn thu lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của các NHTM Việt Nam. Kết hợp với mạng lưới rộng thì dịch vụ thanh tốn thực sự có ưu thế hơn so với các ngân hàng nước ngoài.

2.2.4 Hoạt động đầu tƣ

Tại các NHTM hiện nay, tỷ lệ vốn dành cho hoạt động đầu tư so với các hoạt động khác chưa cao.

 Hoạt động đầu tư chứng khoán

Mặc dù tỷ suất lợi nhuận nói chung khi đầu tư vào chứng khốn khơng thể cao bằng đầu tư vào hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, đầu tư vào chứng khoán, cụ thể là đầu tư vào trái phiếu sẽ có tính thanh khoản cao hơn đầu tư vào tín dụng. Hoạt động đầu tư chứng khoán là cần thiết khi tăng trưởng của hoạt động tín dụng bị chậm lại.

Bảng 2.4 Hoạt động đầu tƣ chứng khoán của NHTM Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số dư đầu tư chứng

khoán (triệu đồng) 364.957.106 387.329.434 460.106.909 528.908.329

Tỷ lệ hoạt động đầu tư chứng khoán so với tổng tài sản (%)

16,55 14,48 16,76 17,83

(Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng và tổng hợp của tác giả)

 Hoạt động đầu tư, góp vốn, liên doanh, liên kết

Hoạt động đầu tư dưới hình thức góp vốn dài hạn, liên doanh, liên kết của các NHTM thời gian qua có quy mơ nhỏ, phạm vi hẹp, đã có tạo ra lợi nhuận nhưng khả năng sinh lợi của đồng vốn còn thấp.

Bảng 2.5 Hoạt động đầu tƣ, góp vốn dài hạn của NHTM Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng thu nhập từ đầu tư, góp vốn dài hạn (triệu đồng) 1.534.359 936.346 1.016.938 1.771.031 Phần trăm so với vốn đầu

tư, góp vốn dài hạn (%) 9,08 4,83 5,49 9,58

(Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng và tổng hợp của tác giả)

2.2.5 Các hoạt động kinh doanh khác

Một số hoạt động kinh doanh khác của NHTM như:  Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Việc kinh doanh ngoại hối không mang lại tỷ suất lợi nhuận cao như các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, bảo lãnh, … nhưng hỗ trợ cho các dịch vụ khác như dịch vụ chuyển tiền, cho vay, …Rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối là rủi ro tỷ giá. Trạng thái đồng tiền được quản lý trên cơ sở hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được các NHTM sử dụng để đảm bảo rằng trạng thái của các đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Cho tới nay ở Việt Nam đã có 4 nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối được thực hiện là: nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi và nghiệp vụ quyền chọn. Tuy nhiên, do điều kiện thị trường ngoại hối nước ta vẫn còn đang thời kỳ sơ khai nên các hoạt động giao dịch trên thị trường chủ yếu vẫn là hình thức giao ngay cịn các nghiệp vụ khác mặc dù đã được NHNN điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi hơn nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, hoạt động không đáng kể. Đối với giao dịch quyền chọn và tương lai, mục đích chính của các loại hình giao dịch này là đầu cơ và kiếm lời, việc thực hiện chỉ có thể tiến hành trên sàn giao dịch ở các thị trường ngoại hối của các nước có nền kinh tế phát triển. Ở nước ta, do thị trường ngoại hối còn non kém, chưa hội tụ đủ các điều kiện cần thiếp nên loại nghiệp vụ quyền chọn mới chỉ được đưa vào thử nghiệm, còn nghiệp vụ tương lai vẫn chưa triển khai được.

 Hoạt động kinh doanh tiền tệ

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là chênh lệch giữa tỷ giá bán ra và tỷ giá mua vào. Chênh lệch càng lớn thì càng có lợi cho ngân hàng. Phương châm tìm kiếm lợi nhuận của các NHTM là thơng qua phân tích, theo dõi tình hình biến động kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngồi nước để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn.

Các NHTM hiện nay cũng quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới đối tác và khách hàng nhằm khai thác tốt nguồn ngoại tệ của các doanh nghiệp, góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bằng các chỉ số tài chính Nam bằng các chỉ số tài chính

2.3.1 Lợi nhuận trƣớc thuế

Giai đoạn 2010 – 2012, nền kinh tế có nhiều khó khăn, tuy nhiên các NHTM Việt Nam đã không ngừng phấn đấu để tồn tại và từng bước phát triển với kết quả kinh doanh ổn định, lợi nhuận trước thuế gia tăng qua các năm trừ năm 2012.

Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của các NHTM có sự sụt giảm mạnh so với năm 2011 (giảm 48,95%). Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của NHTM giảm mạnh năm 2012 là do: tín dụng tăng trưởng thấp, mặt bằng lãi suất cho vay giảm, xu hướng mở rộng hệ thống đã làm tăng chi phí hoạt động, chi phí dự phịng rủi ro tăng mạnh so với các năm trước, rủi ro trong kinh doanh vàng do hậu quả của những năm trước. Sang năm 2013, chi phí vẫn cao trong khi thu nhập từ lãi cho vay lại giảm khiến cho lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng không được cải thiện nhiều (tính đến thời điểm hết tháng 11/2013 tăng 3,2% so với năm 2012).

Bảng 2.6 Lợi nhuận trƣớc thuế của NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 44.353 56.022 28.600 29.500 Tốc độ tăng trưởng (%) 27,2 26,3 -48,95 3,2

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN) Ghi chú: số liệu năm 2013 là số liệu tính đến tháng 11/2013

2.3.2 Khả năng sinh lời

Trong giai đoạn 2010 – 2013 cả chỉ số ROA và ROE đều có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh năm 2012 (ROA giảm 43,12%, ROE giảm 46,8%). Năm 2013, các chỉ số này vẫn chưa được cải thiện, do chệnh lệch lãi suất đầu vào đầu ra giảm mạnh, chi phí dự phịng rủi ro cao, tập trung là rủi ro tín dụng trong hoạt động cho

vay tăng mạnh, trong khi chất lượng dự phòng giảm sút, các chi phí quản lý và chi phí hoạt động lớn, các chi phí khác như chi phí nguồn nhân lực, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh ngân hàng.

Bảng 2.7 Khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị tính: %

Năm 2010 2011 2012 2013

ROA 1,29 1,09 0,62 0,49

ROE 14,56 11,86 6,31 5,18

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam)

2.3.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

Bảng 2.8 Chỉ số NIM một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị tính: %

Ngân hàng 2010 2011 2012 2013

Ngân hàng TMCP Á Châu 2.36 2.85 3.13 2.66

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.82 3.33 2.10 2.74 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 4.03 4.92 3.88 3.44

Ngân hàng TMCP Đông Á 3.15 4.73 4.18 3.37

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 3.18 3.56 2.99 1.72 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 4.74 4.58 4.06 3.15

Ngân hàng TMCP Quân Đội 3.89 4.65 6.09 5.03

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam 2.17 1.38 1.82 1.51 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín 3.38 4.45 4.94 4.58

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 2.65 1.10 1.33 1.12

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 2.71 3.32 2.94 2.63 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 2.83 3.98 3.75 2.77 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2.98 3.77 2.86 2.49 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng 2.51 2.91 3.35 3.70

Một trong những cách để các ngân hàng tăng lợi nhuận là tăng tỷ lệ lãi biên (NIM). Năm 2011, hệ số NIM của hầu hết ngân hàng tăng do chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động lớn. Đây là lý do chính khiến hầu hết các ngân hàng đều có lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2011. Sang năm 2012 và 2013, hệ số NIM của các ngân hàng có khuynh hướng giảm do lãi suất huy động và cho vay đều giảm, đồng thời chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động cũng giảm

Bảng 2.9 Chỉ số NM một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị tính: %

Ngân hàng 2010 2011 2012 2013

Ngân hàng TMCP Á Châu (0.75) (1.03) (1.03) (2.27)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1.40) (2.19) (2.19) (2.01) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2.44) (2.83) (2.83) (2.04) Ngân hàng TMCP Đông Á (1.33) (2.26) (2.26) (2.66) Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (0.54) (0.78) (0.78) (1.13) Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (2.06) (2.34) (2.34) (2.23) Ngân hàng TMCP Quân Đội (1.24) (1.60) (1.60) (2.64) Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (0.79) (0.44) (0.44) (1.78) Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín (0.60) (2.35) (2.35) (2.37) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (0.87) (0.76) (0.76) (0.88) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (0.37) (0.46) (0.46) (2.18) Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (1.56) (3.07) (3.07) (3.02) Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (1.26) (2.40) (2.40) (1.54) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (0.81) (1.45) (1.45) (2.73)

(Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng và tính tốn của tác giả)

Theo Bảng 2.9, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NM) của các NHTM Việt Nam qua các năm đều âm. Đây là vấn đề cần quan tâm, khi hiện nay NHTM Việt Nam chỉ chú trọng đến sản phẩm truyền thống đó là huy động và cho vay, còn các

sản phẩm khác chưa quan tâm phát triển. Điều này làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam.

2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bằng phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu DEA phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu DEA

2.4.1 Giới thiệu mơ hình

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hướng tiếp cận đầu vào cho biết đơn vị có thể cắt giảm bao nhiêu đầu vào để đạt đến trạng thái tối ưu mà không làm thay đổi lượng đầu ra. Từ lý thuyết về phương pháp DEA, mơ hình DEA được chọn là mơ hình CCR và mơ hình BCC theo khuynh hướng đầu vào.

Mơ hình CCR: sử dụng cơng thức (5):

Min𝜃

Trong điều kiện:

𝜃𝑥0 − 𝑋𝜆 ≥ 0

𝑌𝜆 ≥ 𝑦0

𝜆 ≥ 0

Mơ hình BCC sử dụng cơng thức (8):

Min 𝜃

Trong điều kiện:

𝜃𝑥0 − 𝑋𝜆 ≥ 0

𝑌𝜆 ≥ 𝑦 𝑒𝜆 = 1

(8) (5)

2.4.2 Quy trình nghiên cứu

2.4.3 Chọn biến đầu vào, đầu ra

Dựa theo các nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2007), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2011) và Nguyễn Khắc Minh, Giang Thanh Long, Nguyễn Việt Hùng (2013), với quan điểm ngân hàng là trung gian tài chính huy động và phân bổ các nguồn vốn, cùng với tính sẵn có của nguồn dữ liệu, luận văn chọn ra 3 biến đầu vào và 2 biến đầu ra như sau:

 Biến đầu vào: gồm 3 biến phản ánh các nguồn lực đầu vào của ngân hàng là nguồn vốn, cơ sở vật chất và lao động

- Tiền gửi của khách hàng (X1): bao gồm bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.

- Tài sản cố định (X2): bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình.

- Số lượng nhân viên (X3): là số lượng nhân viên tại thời điểm cuối năm báo cáo.

1. Chọn biến đầu vào và đầu ra

2. Chọn lựa DMU (chọn mẫu)

3. Mơ hình DEA

4. Tổng hợp dữ liệu, kết quả

 Biến đầu ra: gồm 2 biến phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng

- Thu nhập lãi và các thu nhập tương tự (Y1): bao gồm thu nhập từ cho vay và tạm ứng cho khách hàng, thu nhập từ tiền gửi tại các TCTD khác, thu nhập từ các khoản đầu tư, thu nhập lãi cho thuê tài chính và thu nhập khác từ hoạt động tín dụng.

- Thu nhập ngoài lãi (Y2): bao gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần và các thu nhập từ hoạt động khác.

Mối quan hệ giữa các nhân tố đầu vào, đầu ra và hiệu quả hoạt động của NHTMCP được thể hiện qua sơ đồ:

2.4.4 Chọn mẫu

Để ước lượng hiệu quả của các NHTM Việt Nam, luận văn chọn lựa mẫu là các NHTM có tổng tài sản chiếm tỷ lệ lớn theo thứ tự xếp hạng tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2013. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn dữ liệu có thể thu thập được, luận văn chọn mẫu gồm 15 NHTM trong tổng số 38 NHTM Việt Nam (15 ngân hàng được chọn chiếm 52,95% tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam), không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam5, các ngân hàng đã sáp nhập, hợp nhất.

5 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thơn Việt Nam (Agribank) có tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2013 là 701.507 tỷ đồng, cao nhất trong các NHTM Việt Nam.

Tiền gửi của khách hàng (X1)

Tài sản cố định (X2)

Hiệu quả hoạt động của NHTM

Thu nhập lãi và các thu nhập tương tự (Y1)

Thu nhập ngoài lãi (Y2)

Số lượng nhân viên (X3)

Để đảm bảo điểm hiệu quả có ý nghĩa, số lượng DMU phải đủ lớn hơn tương đối so với số lượng biến đầu vào và đầu ra. Theo (Boussofiane, 1991) và (Ramanathan, 2003), có một quy luật là [N≥2*(s+m)] với N là số lượng DMU, s là số lượng biến đầu ra, m là số lượng biến đầu vào. Trong luận văn, chọn ra 15 DMU là phù hợp với quy luật. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cũng lựa chọn số lượng mẫu tương đối nhỏ như nghiên cứu của Tahir và cộng sự (2009), Majid Karimzadeh (2012), Nguyễn Việt Hùng (2007).

Danh sách các ngân hàng được chọn theo Phụ lục 1. Thời gian nghiên cứu là 4 năm (từ năm 2010 đến năm 2013).

Mô tả dữ liệu mẫu

Tóm tắt các biến của 15 NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2013 như sau:

Bảng 2.10 Tóm tắt dữ liệu của các biến trong mẫu nghiên cứu

Đơn vị: triệu đồng

Tên biến

Đầu ra Đầu vào

Y1 Y2 X1 X2 X3 Thu nhập lãi và các thu nhập tƣơng tự Thu nhập ngoài lãi

Tiền gửi của khách hàng Tài sản cố định Số lƣợng nhân viên Năm 2010 Min 2.489.081 47.772 12.067.795 203.052 1.355 Max 31.919.277 3.346.346 242.146.655 3.496.768 17.243 Average 11.311.008 1.323.671 83.415.674 1.309.928 6.341 Std. dev 9299371,92 1207478,70 71642024,82 1111345,31 5134,19 Năm 2011 Min 5.193.132 82.772 25.224.740 293.434 1.972

Max 55.775.244 4.127.913 247.714.329 3.746.217 18.622 Average 19.482.224 1.526.388 92.657.299 1.628.347 7.388 Std. dev 14679974,67 1298153,79 79101834,58 1238341,84 5285,66241 Năm 2012 Min 6.341.079 66.516 31.446.801 304.317 2.353 Max 50.660.762 3.361.534 300.201.521 5.276.653 19.840 Average 17.646.673 1.333.301 113.724.268 2.093.975 7.739 Std. dev 12047728,75 1066912,74 94237412,06 1752561,2 5664,82459 Năm 2013 Min 4.790.141 107.690 36.183.422 286.879 2.015 Max 44.280.823 5.476.458 353.033.757 7.080.388 19.886 Average 15.602.473 1.654.506 134.204.339 2.500.602 7.821 Std. dev 12831909,23 1673605,47 110242796,8 2158450,28 5675,61626

(Nguồn: báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 15 NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 và tính tốn của tác giả)

Theo số liệu Bảng 2.10, đầu vào của các ngân hàng đều có xu hướng tăng qua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (Trang 46)