Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (Trang 50 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại Việt

Nam bằng các chỉ số tài chính

2.3.1 Lợi nhuận trƣớc thuế

Giai đoạn 2010 – 2012, nền kinh tế có nhiều khó khăn, tuy nhiên các NHTM Việt Nam đã không ngừng phấn đấu để tồn tại và từng bước phát triển với kết quả kinh doanh ổn định, lợi nhuận trước thuế gia tăng qua các năm trừ năm 2012.

Năm 2012, lợi nhuận trước thuế của các NHTM có sự sụt giảm mạnh so với năm 2011 (giảm 48,95%). Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của NHTM giảm mạnh năm 2012 là do: tín dụng tăng trưởng thấp, mặt bằng lãi suất cho vay giảm, xu hướng mở rộng hệ thống đã làm tăng chi phí hoạt động, chi phí dự phịng rủi ro tăng mạnh so với các năm trước, rủi ro trong kinh doanh vàng do hậu quả của những năm trước. Sang năm 2013, chi phí vẫn cao trong khi thu nhập từ lãi cho vay lại giảm khiến cho lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng không được cải thiện nhiều (tính đến thời điểm hết tháng 11/2013 tăng 3,2% so với năm 2012).

Bảng 2.6 Lợi nhuận trƣớc thuế của NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 44.353 56.022 28.600 29.500 Tốc độ tăng trưởng (%) 27,2 26,3 -48,95 3,2

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN) Ghi chú: số liệu năm 2013 là số liệu tính đến tháng 11/2013

2.3.2 Khả năng sinh lời

Trong giai đoạn 2010 – 2013 cả chỉ số ROA và ROE đều có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh năm 2012 (ROA giảm 43,12%, ROE giảm 46,8%). Năm 2013, các chỉ số này vẫn chưa được cải thiện, do chệnh lệch lãi suất đầu vào đầu ra giảm mạnh, chi phí dự phịng rủi ro cao, tập trung là rủi ro tín dụng trong hoạt động cho

vay tăng mạnh, trong khi chất lượng dự phòng giảm sút, các chi phí quản lý và chi phí hoạt động lớn, các chi phí khác như chi phí nguồn nhân lực, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh ngân hàng.

Bảng 2.7 Khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị tính: %

Năm 2010 2011 2012 2013

ROA 1,29 1,09 0,62 0,49

ROE 14,56 11,86 6,31 5,18

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam)

2.3.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

Bảng 2.8 Chỉ số NIM một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị tính: %

Ngân hàng 2010 2011 2012 2013

Ngân hàng TMCP Á Châu 2.36 2.85 3.13 2.66

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.82 3.33 2.10 2.74 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 4.03 4.92 3.88 3.44

Ngân hàng TMCP Đông Á 3.15 4.73 4.18 3.37

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 3.18 3.56 2.99 1.72 Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 4.74 4.58 4.06 3.15

Ngân hàng TMCP Quân Đội 3.89 4.65 6.09 5.03

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam 2.17 1.38 1.82 1.51 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín 3.38 4.45 4.94 4.58

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 2.65 1.10 1.33 1.12

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 2.71 3.32 2.94 2.63 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 2.83 3.98 3.75 2.77 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2.98 3.77 2.86 2.49 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng 2.51 2.91 3.35 3.70

Một trong những cách để các ngân hàng tăng lợi nhuận là tăng tỷ lệ lãi biên (NIM). Năm 2011, hệ số NIM của hầu hết ngân hàng tăng do chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động lớn. Đây là lý do chính khiến hầu hết các ngân hàng đều có lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2011. Sang năm 2012 và 2013, hệ số NIM của các ngân hàng có khuynh hướng giảm do lãi suất huy động và cho vay đều giảm, đồng thời chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động cũng giảm

Bảng 2.9 Chỉ số NM một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị tính: %

Ngân hàng 2010 2011 2012 2013

Ngân hàng TMCP Á Châu (0.75) (1.03) (1.03) (2.27)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1.40) (2.19) (2.19) (2.01) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2.44) (2.83) (2.83) (2.04) Ngân hàng TMCP Đông Á (1.33) (2.26) (2.26) (2.66) Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (0.54) (0.78) (0.78) (1.13) Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (2.06) (2.34) (2.34) (2.23) Ngân hàng TMCP Quân Đội (1.24) (1.60) (1.60) (2.64) Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (0.79) (0.44) (0.44) (1.78) Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín (0.60) (2.35) (2.35) (2.37) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (0.87) (0.76) (0.76) (0.88) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (0.37) (0.46) (0.46) (2.18) Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (1.56) (3.07) (3.07) (3.02) Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (1.26) (2.40) (2.40) (1.54) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (0.81) (1.45) (1.45) (2.73)

(Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng và tính tốn của tác giả)

Theo Bảng 2.9, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NM) của các NHTM Việt Nam qua các năm đều âm. Đây là vấn đề cần quan tâm, khi hiện nay NHTM Việt Nam chỉ chú trọng đến sản phẩm truyền thống đó là huy động và cho vay, còn các

sản phẩm khác chưa quan tâm phát triển. Điều này làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (Trang 50 - 53)