Bền vững về xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 26)

5 .Phạm vi nghiên cứu

7. Kết cấu đề tài

1.2 Phát triển du lịch theo hướng bền vững

1.2.2.2 Bền vững về xã hội

Phát triển du lịch bền vững về xã đươc thể hiện ở những đóng góp của q trình phát triển du lịch vào sự phát triển chung của xã hội như: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, tham gia xóa đói giảm nghèo, phân phối cơng bằng các lợi ích có được từ hoạt động du lịch, nâng cao chất lượng đời sống của cộng đồng địa phương; bảo tồn các di sản văn hố, lịch sử, giữ gìn bản sắc và các giá trị văn hoá của cộng đồng địa phương trên cơ sở tăng cường văn minh, văn hoá du lịch.

* Giải quyết việc làm trong ngành du lịch

Gia tăng số lượng việc làm do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Sự gia tăng số lượng việc làm thể hiện hoạt động kinh doanh du lịch phát triển đi kèm với nó là các ngành nghề sản xuất được mở rộng, tạo cơ hội việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.

* Đóng góp của ngành du lịch trong việc nâng cao đời sống của người dân

Sự gia tăng thu nhập của người lao động trong ngành du lịch, góp phần giảm nghèo. Cơ cấu tổ chức xã hội và cách thức tiếp cận nguồn tài nguyên du lịch để tạo ra thu nhập, khơng làm suy thối và khai thác quá mức mơi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức. Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, góp phần nâng cao dân trí, trình độ văn minh và cải thiện các điều kiện, về y tế, sức khoẻ, giáo dục, đào tạo...

* Góp phần thực hiện cơng bằng xã hội

Phân phối cơng bằng các lợi ích có được từ hoạt động du lịch, giảm khoảng cách giàu nghèo; bao gồm việc phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ hoạt động du lịch một cách công bằng cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa việc đáp ứng nhu cầu của du khách với việc đảm bảo lợi ích đem lại cho cộng đồng địa phương.

* Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong q trình phát triển

Bảo tồn và tăng cường giá trị các di sản văn hố, lịch sử; tơn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng dân cư ở các điểm du lịch. Duy trì những giá trị, đạo đức truyền thống trong cuộc sống, tăng cường và mở rộng giao lưu văn hóa với du khách. Tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương tham gia vào q trình nghiên cứu, tìm hiểu và chấp nhận có chọn lọc các tinh hoa từ các nền văn hóa khác, gia tăng số lượng, chất lượng các hoạt động văn hóa trong phát triển du lịch như: Hoạt động giao lưu, kỷ niệm, lễ hội…

* Đảm bảo khả năng kiểm soát của địa phương đối với du lịch

Các tác động tiêu cực đến xã hội phải được kiểm soát và quản lý chặt chẽ thông qua hệ thống thể chế, quy chế quản lý xã hội và năng lực của chính quyền địa phương, nhằm giữ gìn trật tự an tồn xã hội, bảo vệ quyền con người, phòng chống các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy, đánh bạc, ăn xin, trộm cắp, chèn ép giá cả, sự du nhập những văn hóa ngoại lai độc hại và nhiều vấn đề xã hội khác. Đảm bảo sự hài lòng và quyền tham gia quyết định của cộng đồng địa phương đối với hoạt động phát triển du lịch; cộng đồng địa phương không chỉ là người chịu tác động trực tiếp của hoạt động du lịch mang lại, họ còn là người am hiểu sâu sắc các giá trị của tài nguyên du lịch và ít nhiều tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch, vì vậy, sự ủng hộ của cộng đồng địa phương là một yếu tố góp phần phát triển bền vững du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w