.2Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào sức chứa

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 49)

Đây là phương pháp mà các nhà nghiên cứu cần phải xác định được sức chứa của khu du lịch, điểm du lịch, để xem khu du lịch, điểm du lịch đang xét có khả năng đáp ứng được nhu cầu của bao nhiêu du khách. Nếu số du khách đến tham quan thường xuyên vượt sức chứa sẽ dẫn đến suy thối mơi trường một cách nghiêm trọng và du lịch sẽ phát triển không bền vững.

Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO định nghĩa “Sức chứa là số lượng người tối đa đến thăm một điểm du lịch trong cùng một thời điểm mà không gây thiệt hại tới môi trường sống, môi trường kinh tế và mơi trường văn hóa – xã hội; đồng thời không làm giảm sự thỏa mãn của du khách tham quan.” Như vậy, sức chứa là số lượng du khách tối đa mà điểm du lịch có thể phục vụ được mà khơng gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, khơng gây xung đột lợi ích giữa cộng đồng dân cư địa phương với du khách và không gây nên các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của người dân bản địa.

* Các cơng thức chung để tính sức chứa của một điểm du lịch được tính như sau:

AR

Sức chứa thường xuyên: CPI =

a

Trong đó: CPI: Sức chứa thường xuyên AR: Diện tích của khu vực a: Tiêu chuẩn khơng gian

TR

Sức chứa hàng ngày: CPD = CPI x TR =

a

Trong đó: CPD: Sức chứa hang ngày

TR: Cơng suất sử dụng mỗi ngày

Boullón (1985) ddaxx đưa ra một cơng thức chung đơn giản để xác định sức chứa của một khu du lịch như sau:

Khu vực do du khách sử dụng

Sức chứa =Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân

Trong đó, tiêu chuẩn khơng giant rung bình cho mỗi cá nhân thường được xác định bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch (Ví dụ: Nghỉ dưỡng biển: 30/40 �2/người; Picnic: 60-70 �2/người; Thể thao: 200-400 �2/người; Cắm trại: 100-200 �2/người).

Tổng số khách tham quan một ngày có thể được tính như sau:

Số lượng khách tham quan hàng ngày = Sức chứa x Hệ số luân chuyển

Thời gian khu vực mở cửa cho khách tham quan

Hệ số luân chuyển = Thời gian trung bình của một cuộc tham

quan

Tuy nhiên đối với điểm du lịch, phương pháp xác định sức chứa này vẫn gặp phải một số những trở ngại sau ( theo Manning E.W (1996)):

- Ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào các thuộc tính của mơi trường, thiên nhiên. Mỗi thuộc tính đó có phản ứng riêng với từng cấp độ sử dụng khác nhau.

- Hoạt động của con người có thể tác động lên tồn bộ hệ thống hay một phần của hệ thống với tốc độ và mức độ khác nhau.

- Mọi môi trường du lịch là môi trường đa mục tiêu, cho nên phải tính đến cả việc sử dụng vào các mục đích khác, đồng thời xác định chính xác mức độ sử dụng cho du lịch.

- Các cách sử sử dụng khác nhau sẽ dẫn tác động khác nhau. Tác động 100 người đi bộ thì khác với 100 người đi xe đạp; 10 nhà nhiếp ảnh thì sẽ khác với 10 tay thợ săn.

- Các nền văn hóa khác nhau có mức độ nhạy cảm khác nhau với thay đổi.

1.3.3 Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO

Chỉ thị môi trường là những thông tin tổng hợp giúp đánh giá các hoạt động bền vững của du lịch, là phép đo độ nhạy của môi trường với phát triển. Để đánh giá được mức độ phát triển của một điểm du lịch cụ thể, chúng ta thường dùng các chỉ tiêu đơn và bộ chỉ tiêu đơn. Tổ chức Du lịch Thế giới WTO xây dựng hai bộ chỉ tiêu đơn bao gồm: Chỉ tiêu chung cho ngành du lịch bền vững và chỉ tiêu đặc thù cho các điểm du lịch, ngồi ra, cịn sử dụng phương pháp PRA (đánh giá có sự tham gia của cộng đồng) để đánh giá tính bền vững của du lịch.

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu chung cho phát triển du lịch bền vững

STT Chỉ tiêu Cách xác định

1 Tỷ lệ VA du lịch/GRDP Thành phố

M=VA du lịch/GRDP thành phố M: Càng cao thì càng gần mục tiêu phát triển bền vững

2 Chất lượng nguồn nhân lực Thể hiện trình độ bằng cấp chuyên ngành, chất lượng phục vụ, tính chuyên nghiệp 3 Sự thỏa mãn của du khách

Mức độ thỏa mãn của khách du lịch, dựa trên số lần quay lại và mức chi tiêu của khách

4 Áp lực lên điểm. khu du lịch

Số du khách viếng thăm điểm du lịch (tính theo năm, tháng cao điểm) Tỷ số Du khách/Dân địa phương (thời kỳ

cao điểm)

5 Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch

Được biết đến thông qua việc thu hút khách, hình ảnh du lịch được nhiều người biết

6 Số lượng các khu điểm du lịch được bao về

Thể hiện thông qua nguồn vốn đầu tư để bảo vệ. tôn tạo nâng cấp các khu, điểm du lịch

7 Q trình lập quy hoạch Có các kế hoạch nhằm phục vụ cho điểm du lịch (Kể cả các yếu tố du lịch)

8 Sự thỏa mãn của cộng đồng địa phương

Mức độ thỏa mãn của địa phương, về thu nhập, việc làm được tăng lên (dựa trên các phiếu thăm dò ý kiến)

9 Mức độ kiểm soát - Sự kiểm sốt hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng 10 Quản lý chất thải Phần trăm đường cống thoát tại điểm du

lịch

11 Các hệ sinh thái tới hạn Số lượng các lồi hiến đang bị đe dọa 12 Đóng góp của du lịch

vào kinh tế của địa phương

Phân (%) đóng góp ngân sách, số người làm việc, phần (%) đóng góp vào GRDP

Nguồn: Tạp chí Văn hóa và Du lịch

Ngồi các chỉ tiêu chung cho ngành du lịch, UNWTO đã đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch, không chỉ sử dụng sử dụng hệ thống chỉ tiêu về mơi trường; trên thực tế du lịch bền vững cịn được xem xét bởi mối quan hệ mới thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Nhu cầu của du khách: Được đáp ứng cao. - Phân hệ sinh thái tự nhiên: Khơng suy thối.

- Phân hệ xã hội – nhân văn: Giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương trên cơ sở 33ang cường văn minh do mở rộng giao lưu với các du khách, các nền văn hóa khác.

Bảng 1.2: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của điểm du lịch Cách xác định chỉ tiêu

1.Bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Tỷ lệ % số khách trở lại/tổng số khách - Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách

- Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật, tai nạn) do du lịch/tổng

số khách

2. Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế

- (%) VA du lịch /GRDP của địa phương mang lại hàng năm.

- Mức đóng góp của du lịch vào kinh tế của địa phương (Thu ngân sách của ngành DL)

- (%) Vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá

trị đầu tư từ các nguồn khác.

- (%) Giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa tiêu dùng cho du lịch.

3.Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội - nhân văn

- Mức độ hài lòng của người dân địa phương đối với hoạt động du lịch (mức tăng

thu nhập của lao động làm việc trong ngành du lịch).

- (%) Số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng

số lao động địa phương.

- Sự xuất hiện các bệnh/dịch liên quan tới du lịch. - Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch.

- Hiện trạng các di tích lịch sử văn hóa của địa phương (được tơn tạo hay xuống cấp.)

- Số người ăn xin/tổng số dân địa phương.

- Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch.

- Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, phong tục, tập

quán...) xác định thông qua trao đổi với các chuyên gia.

4.Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên hệ sinh thái tự nhiên môi trường

- (%) Chất thải chưa được thu gom và xử lý.

- Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa). - Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa).

- (%) Diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng do DL.

- (%) Số cơng trình kiến trúc khơng phù hợp với kiến trúc địa phương. - Mức độ tiêu thụ sản phẩm động, thực vật quý hiếm (phổ biến, hiếm hoi, khơng có).

1.3.4 Đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào một số chỉ tiêu khác

Ngồi đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch dựa vào các chỉ tiêu trên, cịn có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá sự bền vững về kinh tế, về xã hội và về mơi trường trong q trình phát triển du lịch

* Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch bền vững về kinh tế

- Quy mô và tốc độ gia tăng lượng khách du lịch.

- Số ngày lưu trú trung bình của khách, tỷ lệ khách quay trở lại, - Mức chi tiêu của khách,

- Mức độ hài lòng của du khách.

- Số lượng và quy mô cơ sở kinh doanh du lịch.

- Các loại sản phẩm du lịch, loại hình du lịch, tuyến du lịch.

- Quy mô, chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chủ yếu. - Hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất: buồng, giường, phương tiện du lịch. - Mức tăng vốn đầu tư cho du lịch; Tỷ lệ so tổng đầu tư địa phương. - Số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động trong ngành du lịch.

- Các tài nguyên du lịch, điểm và khu du lịch đã đưa vào khai thác. - Quy mô và tốc độ gia tăng thu nhập của ngành du lịch.

- Tỷ lệ đóng góp của du lịch trong cơ cấu GRDP và Ngân sách địa phương.

- Năng suất lao động trong ngành du lịch, (Doanh thu BQ/ lao động). * Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá phát triển du lịch bền vững về xã hội - Tỷ lệ gia tăng việc làm trong ngành du lịch.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo trong ngành du lịch.

- Thu nhập bình quân của người lao động trong ngành du lịch. - Các đóng góp của du lịch trong việc thực hiện cơng bằng xã hội. - Hiện trạng các di sản văn hoá, di dích lịch sử, lễ hội truyền thống. - Các đóng góp của du lịch để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa.

- Tệ nạn xã hội và các tác động đến xã hội từ hoạt động du lịch.

- Mức độ hài lòng và sự tham gia cộng đồng đối với hoạt động du lịch. * Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch bền vững về môi trường - Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịchđược quy hoạch.

- Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ. - Cường độ sử dụng các tài nguyên du lịch, các điểm du lịch.

- Mức độ suy thối bãi biển, mức độ xói mịn bề mặt. - Mức tiêu thụ các tài nguyên du lịch quý hiếm.

- Nguồn điện, nước sinh hoạt cung cấp cho hoạt động du lịch. - Mức độ thu gom, xử lý rác thải, nước thải tại các điểm du lịch. - Tỷ lệ che phủ rừng; tỷ lệ đất cây xanh tại các điểm du lịch.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

a) Nguồn tài nguyên:

Tài nguyên du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, di tích cách mạng và các giá trị nhân văn, cơng trình lao động sáng tạo do con người tạo nên. Các tài nguyên này là yếu tố cơ bản để hình thành nên các điểm du lịch, khu du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách. Chính vì vậy tài ngun du lịch có thể được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch;

Tài nguyên du lịch gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Tài nguyên du lịch thiên nhiên như: Đất, nước, khí hậu, sinh vật, khống sản…tạo thành cảnh quan, các dạng địa hình nơi điểm du lịch và khu du lịch.Tài nguyên nhân văn gồm: Hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hóa, phong tục tập quán và lễ hội…

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng:

Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển du lịch theo hướng bền vững, đóng vai trị thiết yếu trong việc thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm :

Mạng lưới giao thông vận tải - nhân tố quyết định đến việc phát triển du lịch cũng như khai thác tiềm năng du lịch của địa phương. Mạng lưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch.

Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thơng tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch đáp ứng với nhu cầu của du khách, từ đó giúp khách du lịch dễ dàng lên kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi kỹ càng và thuận lợi hơn; mặt khác có mạng lưới thơng tin và internet giúp cho du khách truy cập các thông tin phục vụ cho cá nhân, đồng thời giúp liên kết các doanh nghiệp du lịch với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao gồm trang thiết bị, phương tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho du khách, khu vui chơi giải trí… một trong những yếu tố quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của du khách.

c) Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người):

Lao động là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của du lịch; q trình kinh doanh có phát triển hay khơng, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực; bởi vì lao động làm việc trong du lịch không những thực hiện cơng việc của mình, mà họ cịn chính là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm về dịch vụ trong du lịch. Một văn hóa phục vụ tốt sẽ lưu lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách và khơi gơi cho họ cảm giác muốn quay lại điểm tham quan.

d) Yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch:

Các yếu tố tác động đến cầu về dịch vụ du lịch bao gồm mức thu nhập, trình độ văn hóa, thời gian nhàn rỗi.

Thứ nhất, trình độ văn hóa: Khi nhận thức của con người ngày càng cao thì nhu cầu dành cho khám, trải nghiệm những điều mới lạ ngày càng tăng. Một miền đất mới với các phong tục tập quán độc đáo, nét văn hoá vùng miền đặc sắc, sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Theo số liệu điều tra du lịch của ngành thống kê cho thấy: Nếu người chủ gia đình có trình độ văn hóa ở mức

trung học thì tỷ lệ đi du lịch là 65%, trình độ cao đẳng là 72%, trình độ đại học thì tỷ lệ này lên tới 84%.

Thứ hai, mức thu nhập (hay điều kiện sống), đây là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch; khi thu nhập của người dân tăng lên thì mức sống của họ cũng sẽ tăng theo; ngoài việc chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày, họ sẽ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ khác trong đó có cả du lịch. Đi du lịch là một cách đáp ứng những nhu cầu hưởng thụ của con người.

Thứ ba, là thời gian rỗi: Phần lớn mọi người đi du lịch khi họ rảnh rỗi (ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, cuối tuần…). Chính vì vậy đây cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới q trình phát triển du lịch nói

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w