Một nghiên cứu khác của Juliana Mourao Ravasi và cộng sự [107] bằng cách sử dụng phương pháp sắc ký khối phổ và sắc ký lỏng hiệu hiệu năng cao từ các bộ phận khác nhau của loài S. oblonga trồng ở Brazil thu được 36 hợp chất, trong đó có các flavonoids như: quercetin-7-O-arabinopyranosyl -3-O-glucopyranosid (5), kaempferol-7-O-arabinopyranosyl-3-O-glucopyranosid (6), kaempferol-7-O- glucopyranosid (7) và quercetin-3-glucuronopyranosid (8).
Tại Việt Nam cũng, một số tác giả đã nghiên cứu về thành phần hóa học của lồi này, theo nghiên cứu của Bùi Thanh Tùng và cộng sự năm 2016 [29] từ dịch chiết ethanol của lá S. speciosa đã tách được hai hợp chất là quercitrin (9), hyperosid
(10), đây là hai hợp chất lần lần đầu tiên phân lập từ S. speciosa. Ngoài ra, năm 2019, tác giả Vũ Đức Lợi và cộng sự [183] đã nghiên cứu thành phần hóa học từ phân đoạn chiết ethyl acetat của lá S. speciosa thu được các flavonoid như là quercetin (11), quercetin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranosyl-(1→3)-β-D-
glucopyranosid (12), kaempferol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D- glucopyranosid (13), epicatechin-3-O-arabinopyranosyl (14).
Ngoài ra, từ các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới chỉ ra chi Sachezia
chứa nhiều các hợp chất phenolic, cụ thể là từ dịch chiết methanol của lá và rễ S. nobilis, Ahmed E và cộng sự đã phân lập được các hợp chất như syringin (15), 4-O- β-glucopyranosyl dehydrodiconiferyl alcohol (16) và hai hợp chất benzyl alcohol
glycosid: 7-O-β-glucopyranosyl benzyl alcohol (17) và 7-O-β-apiofuranosyl- (1→6)-O-β-glucopyranosyl benzyl alcohol (18) [213].
Theo đó năm 2017, Nusrat Shaheen [155] đã tách được 2 hợp chất phenolic từ dịch chiết dichloromethan rễ S. speciosa là p-hydroxyphenethyl-trans-ferulat (19), 4-hydroxy benzoic Acid (20). Các hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ rễ S.
speciosa.