Mở rộng khái niệm là thao tác lơgic nhằm chuyển khái niệm có ngoại diện hẹp sang khái niệm có ngoại diện rộng hơn bằng cách loại bớt những thuộc tính phổ biến (những dấu hiệu( trong nội hàm của khái niệm xuất phát.
Ví dụ:
A - Nhà khoa học. B - Nhà tri thức.
C - Người công dân .
Như vậy, mở rộng khái niệm là đi tìm một khái niệm bao quát hơn, chung hơn, chứa đựng khái niệm xuất phát. Khái niệm bao quát đến tối đa được gọi là “phạm trù”. Nhờ biết phạm trù chứa đựng khái niệm mà người nghiên cứu lựa chọn được cơ sở lý luận của nghiên cứu.
Thu hẹp khái niệm là thao tác lôgic nhằm chuyển từ khái niệm có ngoại diện rộng sang khái niệm có ngoại diện hẹp bằng cách đưa thêm tính mới vào nội hàm của khái niệm xuất phát.
Ví dụ 1: A – Khoa học. B - Vật lý học. C – Cơ học. Ví dụ 2: - Von kế là một loại đồng hồ. - Von kế là loại đồng hồ đo điện. - Von kế là loại đồng hồ đo điện áp.
Đồng hồ là khái niệm xuất phát được thu hẹp tới đồng hồ đo điện (có thể đo điện áp, cường độ dịng điện, cơng suất…) và cuối cùng thu hẹp tới đồng hồ đo điện áp.
- Phân loại khái niệm:
Phân loại khái niệm là sự phân chia ngoại diên của khái niệm thành những nhóm khái niệm có nội hàm hẹp hơn. Kết quả phân loại cho biết những nhóm sự vật được đặc trưng bởi một thuộc tính chung nào đó, từ đó cho biết cấu trúc của sự vật
Ví dụ: Khía niệm khoa học có thể được phân thành các bộ môn khoa học với những đặc trưng khác nhau về nội hàm như khao học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn…
Phân đơi khái niệm là sự phân chia ngoại diên của khái niệm thành những khái niệm đối lập nhau về nội hàm. Những khái niệm xuất hiện nhờ thao tác nhân đôi là những khái niệm phủ định lẫn nhau. Ví dụ: khái niệm điện tích phân đơi thành điện tích âm, điện tích dương.
Khái niệm giới tính phân đơi thành giới tính nam, giới nữ.
Phân đơi là một thao tác lơgic có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu khao học. Phân đôi sai sẽ dẫn đến nhận thức sai, lựa chọn sai.
Ví dụ: Có một thời, khái niệm hệ thống kinh tế được phân đôi thành hai khái niệm đối lập nhau là: hệ thống kinh tế kế hoạch hoá và hệ thống kinh tế thị trường, do đó đi đến kết luận xem thị trường là sự phủ định kế hoạch. Sau này mới nhận thức lại hai khái niệm: kế hoạch và thị trường không phải là khái niệm đối lập nhau.
- Xác định các phạm trù:
Phạm trù được xác định nhờ thao tác lơgic mở rộng khái niệm đến tối đa. Ví dụ: Khái niệm xuất phát “đông hồ” đã được mở rộng đến tối đa “dụng cụ đo”.
Nhờ biết phạm trù chứa đựng khái niệm mà người nghiên cứu lựa chọn cơ sở lý luận của nghiên cứu.
- Khái quát hoá các quy luật:
Quy luật là mối liên hệ bên trong, cơ bản của sự vật chi phối sự phát triển tất yếu của sự vật. Quy luật cho biết mối liên hệ tát yếu ổn định, lặp lại chứ không phải những liên hệ ngẫu nhiên. Có ba loại quy luật:
+ Quy luật phổ biến là quy luật tất yếu cho mọi sự vật.
+ Quy luật đặc thù là quy luật nghiệm đúng cho một sự vật riêng lẻ. + Quy luật xác suất là quy luật được nghiệm đúng cho một số sự vật.
Như vậy, thao tác phát hiện quy luật chính là tìm mối liên hệ tất yếu, bên trong sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
a. Xác định khung lý thuyết của đề tài