IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học
Các cơng trình nghiên cứu khoa học thường được đánh giá theo các chỉ tiêu sau:
a. Tính hiệu quả
- Hiệu quả thơng tin khoa học: cơng trình đem lại những số lượng và chất
lượng thông tin khoa học mới: khám phá mới, bổ xung cho lý thuyết, cách tiếp cận mới về sử dụng phương pháp nghiên cứu, khả năng áp dụng thông tin mới vào thực tiễn.
- Hiệu quả kinh tế: cơng trình đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực: có thể áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, thu được lợi nhuận cao…Hiệu quả kinh tế cũng được tính bằng việc chi phí ( sức lực, tiền của, thời gian) cần thiết ít nhất cho việc nghiên cứu đề tài, nhưng đem lại hiệu quả cao nhất - tức là đảm bảo tính tối ưu trong nghiên cứu khoa học.
- Hiệu quả xã hội: cơng trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn đem lại giá trị cải tạo thực hiện: vận dụng vào thực tiễn để giải quyết những vấn đề vướng mắc.
b. Tính mới trong khoa học (luận đề)
Cơng trình đem lại những đóng góp mới góp phần bổ sung, phát triển lý thuyết hiện có hoặc có thể là những giải pháp ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn.
c. Tính xác thực của các kết quả quan sát hoặc thực nghiệm (luận cứ).
Luận cứ (lý thuyết và thực tiễn) phải xây được xây dựng từ những thông tin (các số liệu, sự kiện) thu thập được nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thực nghiệm
d. Tính đúng đắn về phương pháp luận khoa học (luận chứng)
Cơng trình phải trình bày đủ và rõ ràng phương pháp tiếp cận đối tượng hay cơ sở phương pháp luận cần dựa vào để nghiên cứu; các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng phối hợp lý, phù hợp với đề tài để đảm bảo cho cơng trình đạt tới kết quả.
e. Tính ứng dụng.
Kết quả nghiên cứu khoa học có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội, tạo ra những thành quả lao động có ý nghĩa kinh tế và xã hội nhất định.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này có thể chưa hoặc khơng xem xét đối với những cơng trình nghiên cứu cơ bản thuần túy, chưa có khả năng áp dụng.
Việc đưa ra một hệ thống chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học thật không đơn giản. Song, để đánh giá một cơng trình nghiên cứu khoa học, người ta thường đánh giá theo các chỉ tiêu trên.