Kết hợp xây dựng con người, vũ khí trang bị và huấn luyện quân sự để nâng cao sức mạnh chiến đấu

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và vận dụng vào việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 44 - 58)

và huấn luyện quân sự để nâng cao sức mạnh chiến đấu cho lực lượng vũ trang nhân dân

Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến xây dựng con người, đào tạo đội ngũ cán bộ, đồng thời giải quyết vấn đề vũ khí trang bị và chú trọng công tác huấn luyện quân sự, bởi đây là những vấn đề liên quan tới sức mạnh chiến đấu, chiến thắng của lực lượng vũ trang.

Xuất phát từ tư tưởng coi trọng nhân tố con người, tin tưởng vào khả năng của quần chúng cách mạng, trong đấu tranh cách mạng cũng như trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng nhân tớ con người, xem đây là nhân tớ có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân. Vì vậy, Người đã nêu luận điểm “người trước súng sau”, “vũ khí là cần, nhưng quan trọng hơn là con người vác súng”. Nhưng như thế khơng có nghĩa là coi nhẹ u tớ vũ khí trang bị của lực lượng vũ trang. Người đặt con người và vũ khí trong mới quan hệ biện chứng; trong những điều kiện cho phép, phải hết sức chăm lo việc trang bị vũ khí và huấn luyện quân sự cho các lực lượng vũ trang nhân dân. Vì thế, từ những năm còn đang hoạt động ở nước ngồi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang để làm nòng cớt cho tồn dân khởi nghĩa và tiến hành chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, mà ở đó, Người đề cập đến mới quan hệ giữa con người và vũ khí trang bị.

Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng xây dựng con người, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ, tướng lĩnh tài giỏi, xem đó là nhân tớ quan trọng quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của các lực lượng vũ trang nhân dân. Người khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” [35, tr.240], “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [35, tr.269], là người trực tiếp tổ chức, qn triệt đường lới chủ trương chính sách của Đảng, làm nòng cớt trong quá trình xây

dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Trên thực tế, từ những năm 1925 - 1926, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một sớ thanh niên u nước Việt Nam vào học Trường qn sự Hồng Phớ (Quảng Châu, Trung Q́c) để sau này khi có điều kiện về nước xây dựng lực lượng vũ trang ta. Tại đây, các học viên được học các kiến thức cơ bản về quân sự theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, bao gồm những quan điểm mácxít về chiến tranh, về nghệ thuật quân sự, về những nguyên tắc xây dựng quân đội và những kinh nghiệm tác chiến trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau của quá trình đấu tranh quân sự. Nhiều học viên tốt nghiệp Trường Qn sự Hồng Phớ như Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn, Trương Văn Lĩnh,...khi về nước hoạt động đã trở thành những cán bộ quân sự thuộc lớp đầu tiên của lực lượng vũ trang nhân dân ta. Giữa năm 1941, Người chỉ thị đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp chọn 10 thanh niên đi học lớp “Đệ tứ chiến khu vô tuyến điện, điệp báo viên” ở Trung Q́c. Ći năm đó, theo chỉ thị của Người, Tổng bộ Việt Minh chọn 30 cán bộ đi học quân sự, ngành Tham mưu ở Trường Quân sự Liễu Châu (Trung Quốc).

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân, cùng với chủ trương mở nhiều trường đào tạo cán bộ quân sự trong nước, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Người chọn những cán bộ ưu tú của Đảng như: Trần Đăng Ninh, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng... và nhiều cán bộ khoa học tài năng như: Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Ngọc Xuân...bổ sung cho đội ngũ cán bộ quân đội. Cuối những năm 1950, đầu những năm 1960, Người chủ trương mở thêm các trường đào tạo, bổ túc cán bộ quân đội, đồng thời chỉ thị cử nhiều lớp cán bộ, chiến sĩ đi đào tạo ở các học viện, nhà trường quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng quân đội chính quy, hiện đại.

Xuất phát từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “công nông là gốc” và là chủ lực quân của cách mạng, nên Chủ tịch Hồ Chí

Minh rất chú trọng lựa chọn những người xuất thân từ cơng nơng và trí thức cách mạng, đào tạo họ trở thành những cán bộ ưu tú, những tướng lĩnh tài ba để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ở nước ta. Người yêu cầu cán bộ phải chịu khó học tập để khơng ngừng tiến bộ. Người nhấn mạnh: “Các chú phải học tư tưởng chiến lược, chiến thuật, học cách dạy bộ đội đánh giặc, học phương pháp chỉ huy chiến đấu, v.v. Tóm lại là học để nâng cao trình độ của Người chỉ huy” [36, tr.319]. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những phẩm chất cần có của quân nhân cách mạng: “Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung” [35, tr.479], đội ngũ cán bộ được đào tạo đã ra sức rèn luyện nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tận trung với nước, tận hiếu với dân, hết lòng thương yêu chiến sĩ, có tài thao lược, hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Những quan điểm tư tưởng và sự quan tâm chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên lĩnh vực xây dựng và phát huy nhân tố con người là một đảm bảo cho sự phát triển vững chắc, liên tục của sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Con người được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục rèn luyện đã có ý thức giác ngộ chính trị, giác ngộ giai cấp, hình thành nên những con người mới Việt Nam. Đó là những cán bộ, chiến sĩ có tinh thần chiến đấu cao, có ý thức kỷ luật tự giác và nghiêm minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa con người, vũ khí trang bị và huấn luyện cách sử dụng, thấy rõ mới quan hệ của những nhân tớ đó đề ra phương hướng xây dựng thích hợp, phát huy sức mạnh to lớn của lực lượng vũ trang để đánh thắng địch.

Trong khi chú trọng nhân tớ con người, xem đó là nhân tố quyết định trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời khơng xem nhẹ vũ khí trang bị. Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò, vị trí của vũ khí trang bị trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng

ở nước ta. Khi đúc rút kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược, Người chỉ ra nguyên nhân chưa thành cơng, trong đó có ngun nhân thiếu vũ khí. Người khẳng định: “Khởi nghĩa thì phải có vũ khí. Đó là một trong những vấn đề quan trọng của cách mạng” [68, tr. 254]. Người còn căn dặn đồng chí Đặng Văn Cáp: “Cái gì đánh được giặc là phải dùng cả...Khi có dịp phải rèn dao, mác cho du kích” [68, tr.255].

Trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, những vấn đề vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang cách mạng được Người hết sức chăm lo, giải quyết từng bước và đã chỉ ra các hướng giải quyết đúng đắn và cụ thể. Năm 1941, Người đã giao nhiệm vụ cho một số cán bộ chun mơn mở xưởng sửa chữa và sản xuất vũ khí ở Lũng Lỏng, xã Nà Sắc, huyện Hà Quảng. Theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, đã dấy lên một phong trào quần chúng tự sắm hoặc các hội Cứu q́c qun góp mua giáo, mác, súng kíp, súng hoả mai...ủng hộ lực lượng vũ trang ở địa phương mình. Bên cạnh đó, một sớ địa phương lập xưởng chế tạo vũ khí như các xưởng Mớp Xanh (Long An), Lũng Hoàng (cao Bằng), Làng Chè (Bắc Ninh)...

Nhằm tăng cường vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, với tinh thần tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, ngày 15 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Phòng Quân giới (tổ chức tiền thân của ngành công nghiệp quốc phòng ngày nay) với nhiệm vụ “thu thập, mua sắm và tổ chức các cơ sở sản xuất vũ khí” [6, tr.23]. Với tinh thần khắc phục khó khăn, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cơ quan và các xưởng quân giới đã nghiên cứu và từng bước chế tạo được nhiều loại vũ khí trang bị đáp ứng nhu cầu vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang đánh giặc.

Đi đôi với các biện pháp tự sản xuất và mua sắm vũ khí, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tìm nguồn vũ khí ngồi mặt trận, lấy súng đạn địch trang bị cho ta. Thực hiện chủ trương “vừa đánh vừa trang bị thêm

cho ta”, trong chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ ta ln có ý thức thu hồi vũ khí của địch. Vì vậy, trên tồn q́c, kể từ năm đầu kháng chiến đến cuối năm 1950, ta đã thu được nhiều loại vũ khí của địch.

Sau chiến thắng biên giới năm 1950, ngồi sớ vũ khí thu được của địch khá nhiều, ta còn có thêm nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Sớ vũ khí từ nguồn viện trợ này bảo đảm trang bị cho các đại đoàn, trung đồn bộ binh, pháo binh, cơng binh trên chiến trường Bắc Bộ.

Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, quán triệt quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần tự lực, các lực lượng vũ trang và nhân dân ta đã tiến hành sửa chữa và sản xuất được khá nhiều vũ khí. Đặc biệt, lực lượng vũ trang nhân dân ta còn nghiên cứu, cải tiến thành cơng nhiều loại vũ khí viện trợ thành những vũ khí của mình đạt hiệu quả chiến đấu cao. Chính điều đó đã góp phần nâng cao hiệu lực của các loại vũ khí mà lực lượng vũ trang ta được trang bị, làm cho kẻ địch bị thiệt hại nặng nề, anh em bầu bạn ngạc nhiên, khâm phục. Đó là ưu điểm nổi bật của con người Việt Nam, của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam anh hùng, đã biết phát huy cao độ sức mạnh vũ khí của mình đề giành chiến thắng.

Sức mạnh của lực lượng vũ trang được quy định bởi nhiều yếu tố hợp thành, ngồi yếu tớ chính trị tư tưởng, vũ khí trang bị còn có các yếu tớ bảo đảm vật chất, trình độ chiến thuật, kỹ thuật của bộ đội, năng lực tổ chức chỉ huy của đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở tổ chức lực lượng hợp lý và những vũ khí trang bị ngày càng được cải tiến, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc huấn luyện quân sự nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân. Về vấn đề này, ngay từ đầu năm 1925, khi gặp gỡ một số cán bộ được cử đi học trường Quân sự Hồng Phớ (Trung Q́c), Người căn dặn: “Khơng được sao nhãng việc học tập chính trị. Chính trị, qn sự phải đi đơi. Cách mạng sau này rất cần đến đội ngũ cán bộ quân sự, chính trị giỏi” [68, tr.241]. Trong cao trào Xơ Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 đã xuất hiện các đội tự vệ cơng nơng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi tinh thần đấu tranh của các đội tự vệ và nêu rõ: “Cần phải chuẩn bị thật chu đáo và lãnh đạo có kế hoạch mọi cuộc đấu tranh, phải phát triển và huấn luyện đội tự vệ nông dân” [33, tr.567].

Từ khi trở về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tổ chức đẩy mạnh công tác huấn luyện quân sự cho lực lượng vũ trang nhân dân ta. Sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 -1941), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều đội tự vệ đã xuất hiện ở các xã, huyện thuộc tỉnh Cao Bằng. Để đáp ứng với yêu cầu huấn luyện quân sự cho các đội tự vệ, Người biên soạn các tác phẩm: Chiến thuật du kích, Kinh nghiệm du kích

Tàu, Kinh nghiệm du kích Pháp làm tài liệu học tập. Người còn biên soạn: Phép dùng binh của Tôn Tử và Sách dạy làm tướng của Khổng Minh, đặt

dưới một đầu đề mới là Cách huấn luyện cán bộ quân sự. Tháng 11 năm 1941, tại lễ thành lập đội vũ trang tập trung của tỉnh Cao Bằng, về huấn luyện quân sự, Người nhắc nhở: “Không được quên là chúng ta còn nền quân sự truyền thống qúy giá của ông cha” [68, tr.263]. Người trực tiếp duyệt chương trình giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự và chỉ thị cho đội huấn luyện trong một tuần rồi đi hoạt động. Sau một năm xây dựng cơ sở, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng Cao Bằng phát triển. Cùng với sự phát triển của phong trào chính trị, phong trào huấn luyện quân sự của các đội tự vệ được tổ chức khá chặt chẽ ở các xã, huyện suốt những năm 1942 - 1943. Khi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đàn anh ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Đội qn chủ lực có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện làm cho các đội này trưởng thành mãi lên. Đối với các đội vũ trang địa phương: đưa cán bộ địa phương về huấn luyện, tung cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến.

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 7 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Bộ tổng tham mưu, cơ quan

quân sự cơ mật của Đảng. Đây là cơ quan có nhiệm vụ: “Tổ chức huấn luyện quân đội cho giỏi...để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng” [6, tr.21]. Tại Đại hội đại biểu tồn q́c lần thứ hai của Đảng (2- 1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đã nêu rõ:

Trong việc xây dựng và phát triển quân đội, chúng ta phải ra sức đẩy mạnh việc xây dựng và củng cớ cơng tác chính trị và qn sự trong bộ đội ta. Phải nâng cao giác ngộ chính trị, nâng cao chiến thuật và kỹ thuật...Đồng thời phải phát triển và củng cớ dân qn du kích về mọi mặt tổ chức, huấn luyện... [36, tr.171].

Nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, việc huấn luyện cán bộ và cơ quan chỉ huy giữ vị trí vai trò trung tâm. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ni quân, luyện quân, dùng quân tốt hay không, cán bộ giữ vai trò quyết định, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Nhằm đáp ứng yêu cầu kháng chiến và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cần khẩn trương đào tạo một đội ngũ cán bộ quân sự đủ về số lượng và chất lượng ngày càng cao. Người xác định:

Phải tăng cường công tác quân sự, trước hết là phải luôn luôn xem trọng việc huấn luyện bộ đội. Phải ra sức bồi dưỡng cán bộ, phải rèn luyện tư tưởng, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị cũng như trình độ chiến thuật và kỹ thuật của cán bộ. Đó là khâu chính trong các thứ cơng tác...có thể nâng cao chiến thuật và kỹ thuật của bộ đội [37, tr.14].

Nội dung huấn luyện cán bộ gồm các phần về phẩm chất chính trị, bản lĩnh chiến đấu, năng lực chỉ huy, quản lý bộ đội, trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật quân sự, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Chiến tranh diễn ra khẩn trương, nội dung huấn luyện cán bộ đòi hỏi phải bám sát thực tế chiến trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Tổng quân uỷ chỉ đạo chặt chẽ các cuộc hội nghị, kịp thời rút ra những bài

học kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao trình độ năng lực chỉ huy của cán bộ. Tuân

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và vận dụng vào việc xây dựng lực lượng quân sự địa phương ở tỉnh thanh hóa hiện nay (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w